Các tỉnh ĐBSCL cần cảnh giác nguy cơ các trường hợp F0 tái nhiễm

VOV.VN - Từ sau Tết đến nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL có số ca nhiễm Covid-19 giảm nhiều. Tuy nhiên không ít trường hợp F0 khỏi bệnh đã tái nhiễm.

Y sĩ Nguyễn Thị Diệu, Trưởng trạm y tế xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, gần đây số ca F0 trên địa bàn có chiều hướng gia tăng; đặc biệt có 1 trường hợp trước đây là F0 đã tái nhiễm. Ca bệnh này đang được điều trị cách ly tại nhà theo đúng quy định.

Theo Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang gần đây, cũng phát hiện nhiều ca đã từng là F0 tái nhiễm, tuy nhiên chưa thống kê được cụ thể tỉ lệ ca tái nhiễm trong cộng đồng. Các trường hợp tái nhiễm cũng có các triệu chứng như lần đầu nhiễm Covid-19 nhưng mức độ và diễn biến bệnh nhẹ hơn.

“F0 tái nhiễm lại với số lượng ít. Nói chung họ đã có đề kháng nên tái nhiễm lại cũng như đợt cảm bình thường, ít ngày là khỏi. Bây giờ cũng thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế, tiêm ngừa mũi thứ 3. Sau khi bị F0 mà chưa tiêm đủ mũi thứ 3 thì nên tiêm ngay”- Bác sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo chia sẻ.

Tại tỉnh Bến Tre dù chưa phát hiện ca F0 nào tái nhiễm nhưng theo Sở Y tế tỉnh đã có một số trường hợp nghi tái nhiễm đang được lấy mẫu xét nghiệm. Do đó vấn đề 5K tiếp tục thực hiện cả người chưa nhiễm bệnh lẫn các ca đã khỏi bệnh.

"Bến Tre chưa phát hiện trường hợp nào chỉ có một số ca ở huyện Bình Đại mới báo nghi tái nhiễm, hiện đã cho xét nghiệm lại. Tất cả những người nhiễm lần 1 hay chưa nhiễm lần nào thì nguy cơ như nhau, quan trọng là thực hiện 5K. Tụ tập đông người vẫn có khả năng lây cho người khác. Bây giờ có triệu chứng nghi ngờ về hô hấp là phải xét nghiệm, kết quả dương tính thì phải báo”- BS Nguyễn Văn Oanh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết thêm.

Các chuyên gia y tế cho biết, sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể trong cơ thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp bệnh nhân miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh trong thời gian dài.  

Có thể nói dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong vùng. Trong đó không loại trừ các trường hợp người khỏi bệnh tái lây nhiễm. Dù tái nhiễm nặng hay nhẹ, bệnh nhân vẫn giảm sút về sức khỏe, tinh thần và mất thời gian, chi phí để điều trị bệnh.

Hơn ai hết, mọi người phải tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch, thực hiện tốt nguyên tắc 5k để bảo vệ sức khỏe bản thân mình và cộng đồng; đồng thời thực hiện tốt chiến dịch tiêm vaccine đủ mũi để phòng bệnh Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?
F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?
Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?

VOV.VN - Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 sau khoảng một tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?

Bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm?

VOV.VN - Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 sau khoảng một tháng khỏi bệnh, triệu chứng nhẹ hơn lần đầu và được tư vấn tự cách ly điều trị tại nhà, không cần nhập viện.

Vì sao người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm khi đã tiêm 3 mũi vaccine?
Vì sao người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm khi đã tiêm 3 mũi vaccine?

VOV.VN - Nhiều người mắc COVID-19 đã khỏi chủ quan cho rằng mình sẽ không mắc bệnh lần nữa, tuy nhiên, những trường hợp này vẫn có thể tái nhiễm, kể cả đã tiêm đủ 3 mũi vaccine.

Vì sao người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm khi đã tiêm 3 mũi vaccine?

Vì sao người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm khi đã tiêm 3 mũi vaccine?

VOV.VN - Nhiều người mắc COVID-19 đã khỏi chủ quan cho rằng mình sẽ không mắc bệnh lần nữa, tuy nhiên, những trường hợp này vẫn có thể tái nhiễm, kể cả đã tiêm đủ 3 mũi vaccine.