Cách nào để phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả?

VOV.VN - Việc phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả bằng mắt thường hay bằng kinh nghiệm là điều không thể.

Vào tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã chính thức đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung sản phẩm sâm Ngọc Linh vào Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Đây là những bước đi cần thiết để khẳng định thương hiệu, giá trị dược tính và giá trị kinh tế đặc biệt nổi trội của cây sâm Ngọc Linh. Thế nhưng đang có một thực tế đáng lo ngại đó là tình trạng buôn bán và cả trồng sâm Ngọc Linh giả.
Sâm Ngọc Linh giả ngày càng xuất hiện nhiều ở Kon Tum. (Ảnh minh họa)
Việc mua sâm Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum dễ như ăn kẹo và chỉ khó khi người bán cố tình “làm màu” để “tăng độ thật” của sâm. Để mua được 1kg sâm Ngọc Linh trên thị trường “chợ đen” ở Kon Tum, mà là sâm tươi còn nguyên cả lá phải bỏ ra trên 60 triệu đồng cho loại 10 củ một kg. Sâm càng nhỏ, càng ít năm tuổi càng ít tiền nhưng cũng không dưới 30 triệu đồng.
Bỏ ra khoản tiền lớn, người mua sâm cần gì? Chắc chắn đó là dược tính đặc biệt riêng có đã được các nhà khoa học khẳng định, như tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ phòng bệnh ung thư… Thế nhưng có mấy người mua được sâm “có chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh”. Điều này thì không ai biết, thậm chí ngay cả với người trồng sâm.
Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết: “Cách đây gần 4 năm cả tỉnh Kon Tum ai cũng mua được sâm. Đầu tiên bán tại Tu Mơ Rông là 14 triệu, sau hạ xuống 12, rồi 7 triệu, rồi 5 triệu. Đó là cây tam thất ngoài Bắc người ta đưa vào. Rồi cũng cùng thời điểm đó là không phát hiện được sâm giả, thế là bà con lại mua mầm giống từ đó bà con trồng. Bây giờ có một số doanh nghiệp cũng đang trồng cái đó nhưng hiện nay chúng ta không quản lý, không biết được”.
Điều vô lý nhất đối với “thị trường sâm Ngọc Linh” hiện nay ở Kon Tum, đó là trong khi hai doanh nghiệp trồng sâm, là Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Đăk Tô và Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh chưa sản xuất bất cứ sản phẩm nào từ sâm Ngọc Linh, cũng như chưa bán sâm củ ra ngoài thị trường nhưng người có nhu cầu cần mua bao nhiêu cũng có. Tại một số khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn trên địa bàn tỉnh dễ dàng bắt gặp những dòng quảng cáo “Bán sâm Ngọc Linh”.
Nói về chuyện “thật” của sâm Ngọc Linh, ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Đăk Tô, đơn vị thực hiện việc bảo tồn giống sâm Ngọc Linh lo ngại, đã có sự gian trá ngay trên vùng đất sản sinh ra loại biệt dược này.
Ông Nguyễn Thành Chung nói: “Người ta cũng lợi dụng thị trường, sẵn sàng mua sâm ở ngoài vào trồng. Sâm đó giống như gà công nghiệp, mọc rất nhanh. Anh thích sâm Ngọc Linh tôi trồng ở trên Ngọc Linh, anh lên trên vườn cho anh tham quan nhưng thực ra có vấn đề. Tôi không nói thật giả nhưng so với sâm Ngọc Linh của chúng tôi thì nó khác”.

Suốt thời gian dài vừa qua, người mua, thậm chí là cả người trồng sâm Ngọc Linh đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để phân biệt được sâm Ngọc Linh giả? Để chứng tỏ mình là người am hiểu hoặc cũng có thể do quá sốt sắng trước nguy cơ sâm giả ảnh hưởng tới thương hiệu sâm Ngọc Linh, không ít người đã đăng đàn chỉ đường, mách lối.
Song, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh- Viện dược liệu Trung ương, người có gần 40 năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh và góp phần xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại cây đặc hữu này, thì việc phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả bằng mắt thường hay bằng kinh nghiệm là điều không thể.
Tiến sĩ Trần Công Luận cho hay: “Cây sâm tam thất hoang hay vũ diệp tam thất ở Sa Pa nếu như cắt bỏ phần trên mặt đất mà chỉ còn lại phần ở dưới mặt đất, chúng tôi nhiều khi cũng nhầm. Từ năm 2010 trở về trước bất kỳ mẫu nào đưa xuống mà chúng tôi kiểm tra ra có chất sâm Ngọc Linh, chúng tôi đều mạnh dạn ghi kết luận là sâm Ngọc Linh. Thế mà từ năm 2010 trở đi không còn dám ghi trong mẫu xét nghiệm đó nữa mà chỉ nói rằng có hay không có chất sâm Ngọc Linh”.
Trước nạn sâm giả tràn lan trên địa bàn, các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum cũng đã tăng cường công tác quản lý. Song thực tế cho thấy đây chỉ là giải pháp tình thế và mới dừng lại ở việc xử lý phần ngọn. Về lâu dài để bảo vệ được thương hiệu sâm Ngọc Linh, song song với công tác quản lý thị trường cần thiết phải có một cuộc tổng kiểm tra toàn diện đối với từng hộ dân và đơn vị trồng sâm. Chỉ khi nào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước các cấp của tỉnh Kon Tum kiểm soát được nguồn giống, nắm chắc, nắm rõ diện tích, năm trồng từng vườn sâm thì khi ấy mới mong hạn chế được nạn sâm giả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm giữ nghi can vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh
Tạm giữ nghi can vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh

VOV.VN - Trước đó, tại xã Trà Linh xảy ra vụ mất trộm hơn 500 gốc sâm Ngọc Linh (tương đương khoảng hơn 10 kg sâm đủ các loại tuổi).

Tạm giữ nghi can vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh

Tạm giữ nghi can vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh

VOV.VN - Trước đó, tại xã Trà Linh xảy ra vụ mất trộm hơn 500 gốc sâm Ngọc Linh (tương đương khoảng hơn 10 kg sâm đủ các loại tuổi).

Tạm giữ 4 đối tượng vụ mất trộm 500 cây sâm Ngọc Linh
Tạm giữ 4 đối tượng vụ mất trộm 500 cây sâm Ngọc Linh

VOV.VN - Những người bị hại cho biết đã bị mất hơn 500 gốc sâm từ 2-17 năm tuổi, giá trị trên 300 triệu đồng.  

Tạm giữ 4 đối tượng vụ mất trộm 500 cây sâm Ngọc Linh

Tạm giữ 4 đối tượng vụ mất trộm 500 cây sâm Ngọc Linh

VOV.VN - Những người bị hại cho biết đã bị mất hơn 500 gốc sâm từ 2-17 năm tuổi, giá trị trên 300 triệu đồng.  

Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh: Cần giải pháp bảo vệ dược liệu quý
Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh: Cần giải pháp bảo vệ dược liệu quý

VOV.VN - Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam khiến cơ quan chức năng cần phải có giải pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ loại dược liệu qúy này.

Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh: Cần giải pháp bảo vệ dược liệu quý

Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh: Cần giải pháp bảo vệ dược liệu quý

VOV.VN - Vụ mất trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam khiến cơ quan chức năng cần phải có giải pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ loại dược liệu qúy này.

Đào được củ sâm Ngọc Linh 'khủng' 100 năm tuổi
Đào được củ sâm Ngọc Linh 'khủng' 100 năm tuổi

Trong lúc đi rừng, một người dân đã phát hiện và đào được một củ sâm Ngọc Linh tự nhiên “khủng” nặng khoảng 1kg có tuổi đời hơn 100 năm.

Đào được củ sâm Ngọc Linh 'khủng' 100 năm tuổi

Đào được củ sâm Ngọc Linh 'khủng' 100 năm tuổi

Trong lúc đi rừng, một người dân đã phát hiện và đào được một củ sâm Ngọc Linh tự nhiên “khủng” nặng khoảng 1kg có tuổi đời hơn 100 năm.