Căn bệnh trầm cảm – Những tiếng khóc không thành tiếng

VOV.VN - Chỉ trong 1 thời gian ngắn, Hà Nội liên tiếp ghi nhận những ca tử vong được nghi là do tự tử, phần lớn là của người trẻ. Vậy, điều gì đang xảy ra với họ? Liệu, có đơn thuần chỉ do áp lực công việc, cuộc sống khiến họ đưa ra quyết định như vậy?

"Cái cảm giác như bạn bị rơi xuống 1 cái giếng, không ai nghe được tiếng bạn kêu cứu, không ai biết bạn đang ở đâu. Bạn chỉ có 2 lựa chọn, 1 là chấp nhận mãi nằm lòng giếng, 2 là tự trèo lên”. Đó là những chia sẻ của Nguyễn Hương Ly khi kể về giai đoạn cô phải đối diện với trầm cảm kéo dài suốt 5 năm. Ít ai biết rằng, một cô chuyên viên tư vấn với vẻ hoạt náo, lanh lợi, Ly lại từng có thời gian rơi vào bế tắc, tưởng chừng như không thể vực dậy.

"Mọi chuyện có lẽ bắt đầu từ khi mình học cuối cấp 3. Mình… bị lừa trong chuyện tình cảm. Lúc đó mình cảm thấy rất xấu hổ, cảm thấy có lỗi với bố mẹ, sợ bạn bè dè bỉu đánh giá. Bố mẹ mình không phải là quá thiếu quan tâm đến con cái, nhưng lúc đó mình sợ tất cả mọi thứ. Đến nỗi nhiều khi mình cảm tưởng sự bí bách khiến mình không thể thở được và cũng có lúc mình nghĩ tới cái chết”, Ly chia sẻ thêm.

Hương Ly không phải là trường hợp duy nhất đối mặt với trầm cảm và nghĩ đến tự tử. Hoàng Hà - 23 tuổi – 3 năm trước cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Một mình đến thành phố lớn, làm quen với môi trường học tập và làm việc hoàn toàn mới thực sự là cơn ác mộng với Hoàng Hà.

"Lúc đó mình tự hỏi sao mọi người có thể vui vẻ và thoải mái, trong khi mình không cách nào hòa nhập được. Có thời điểm mà mình không muốn gặp ai, không muốn làm gì. Bất cứ ai cố tiếp xúc hay liên lạc với mình, mình đều cảm thấy rất phiền, nhiều khi còn bực tức với họ nữa. Như là tự dưng mình mất đi sự kết nối với mọi người và tách mình ra khỏi xã hội”, Hoàng Hà chia sẻ.

Như trượt dài xuống một cái hố đen mà không thể tìm cách ngoi lên, bế tắc cô đơn, cùng cực... là những trạng thái mà bệnh nhân trầm cảm đang đối mặt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử ngày càng có chiều hướng gia tăng. Số liệu thống kê cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có 36.000 người tự tử do trầm cảm. Khoảng 30% dân số có những bệnh về sức khỏe tâm thần, trong đó 25% là trầm cảm. Độ tuổi phổ biến của trầm cảm trước đây là 60-65 tuổi, nhưng hiện nay là 18-35 tuổi, thậm chí trẻ hơn là độ tuổi vị thành niên.

Theo PGS. TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia tư vấn tâm lý ĐHQG HN hiện xã hội vẫn còn nhiều định kiến về bệnh trầm cảm. Những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong cuộc sống, những bế tắc không thể lý giải hoặc sức khỏe về mặt tâm lý, lâu dài không được điều trị. Đa phần khi mắc bệnh, nhiều người trẻ đều tự đối phó với bệnh trầm cảm. Điều này vô hình trung đã khiến tỷ lệ mắc bệnh ở giới trẻ ngày càng tăng khi người bị trầm cảm không nhận được sự giúp đỡ kịp thời và tình trạng bệnh ngày càng kéo dài, phức tạp. Tuy nhiên, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm lý thiếu niên, ngay từ khi các bạn còn ở độ tuổi hình thành tính cách, hoàn thiện tâm lý.

“Vấn đề là sự chăm sóc về mặt tinh thần, sự đồng hành và hiểu biết của cha mẹ. Khi con cái gặp khủng hoảng hoặc khó khăn, nếu cha mẹ hiểu biết sẽ có những ứng xử phù hợp. Nhưng với gia đình không có kinh nghiệm, nhiều khi những câu chuyện nhỏ có thể làm gia tăng áp lực ví dụ như mắng mỏ, chửi bới, xỉ nhục. Nhiều cha mẹ chính là yếu tố đẩy con cái đến lựa chọn tiêu cực”, PGS. TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ.

Vì vậy, theo chuyên gia, sự phối hợp, tham gia của các bên như gia đình - xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết.

"Thật ra với những người bị trầm cảm, chỉ có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và người thân xung quanh. Tuy nhiên, việc giáo dục về sức khỏe tâm lý, tinh thần trong nhà trường rất quan trọng. Nếu các em học sinh được trang bị kiến thức về sức khỏe tinh thần bên cạnh sức khỏe thể chất, sau này khi gặp những câu chuyện liên quan đến trầm cảm họ sẽ biết cách giải quyết", PGS. TS Phạm Mạnh Hà cho biết thêm.

Liều thuốc duy nhất với những người bị trầm cảm là sự sẻ chia, cảm thông từ gia đình, bạn bè và xã hội. Do vậy, không chỉ những bậc làm cha mẹ, giáo viên cần có trách nhiệm trong việc chữa lành vết thương cho người bị trầm cảm mà mỗi người trong chúng ta cũng cần thay đổi góc nhìn về bệnh trầm cảm trong xã hội hiện đại, dang tay kéo họ trở về với niềm vui ngày thường. Để không ai bị bỏ lại phía sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người
Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người

VOV.VN - Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, đến năm 2020, trầm cảm là bệnh xếp thứ 2 sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người

Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người

Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người

VOV.VN - Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, đến năm 2020, trầm cảm là bệnh xếp thứ 2 sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người

Trầm cảm căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển
Trầm cảm căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển

VOV.VN - Trầm cảm ngày càng phổ biến, nhưng không phải là không thể vượt qua. Chỉ cần lý trí, sự đồng cảm của những người xung quanh, trầm cảm sẽ tiêu tan.

Trầm cảm căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển

Trầm cảm căn bệnh cực nguy hiểm của xã hội phát triển

VOV.VN - Trầm cảm ngày càng phổ biến, nhưng không phải là không thể vượt qua. Chỉ cần lý trí, sự đồng cảm của những người xung quanh, trầm cảm sẽ tiêu tan.

Nam thanh niên nhắn tin “xin lỗi mẹ” rồi nhảy cầu tự tử ở Bắc Giang
Nam thanh niên nhắn tin “xin lỗi mẹ” rồi nhảy cầu tự tử ở Bắc Giang

VOV.VN - Lực lượng chức năng Bắc Giang vừa phát hiện thi thể 1 nam thanh niên dưới sông Cầu chảy qua đoạn xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Nam thanh niên nhắn tin “xin lỗi mẹ” rồi nhảy cầu tự tử ở Bắc Giang

Nam thanh niên nhắn tin “xin lỗi mẹ” rồi nhảy cầu tự tử ở Bắc Giang

VOV.VN - Lực lượng chức năng Bắc Giang vừa phát hiện thi thể 1 nam thanh niên dưới sông Cầu chảy qua đoạn xã Quang Châu, huyện Việt Yên.