Cần có phương án tái đàn sau khi hết dịch tả lợn châu Phi
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần có phương án tái đàn sau khi hết dịch tả lợn châu Phi.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lây lan phức tạp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vừa có chuyến thị sát tại tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình phòng, chống dịch. Tại đây, Bộ trưởng khẳng định, Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn lợn lớn, một mặt tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch vào phía nam nhưng cũng cần có phương án tái đàn sau khi hết dịch.
PV: Qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng đánh giá thế nào về công tác phòng chống dịch tại tỉnh Thanh Hóa?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta biết dịch tả lợn châu Phi là một trong những dịch nguy hiểm cho người dân chăn nuôi, một điều đáng tiếc là nó đã xảy ra đến giờ phút này là 18 tỉnh trong đó có tỉnh Thanh Hóa chúng ta, xảy ra từ ngày 22/2, đây làm điều đáng tiếc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường |
Tuy nhiên, đây là cái bệnh nguy hiểm, bệnh khó, bệnh mới xảy ra với chúng ta. Chúng tôi rất hoan nghênh công tác ứng phó tập trung xử lý bệnh của tỉnh Thanh Hóa, cả hệ thống chính trị và cuộc đặc biệt là cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp các cơ sở khác… đã tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra được các nhóm giải pháp để tập trung, từ việc xuất hiện bệnh cho đến xử lý tiêu độc, rồi thực hiện các biện pháp thực hiện an toàn sinh học phòng ngừa, chúng tôi đánh giá các đồng chí ở Thanh Hóa làm rất tích cực.
PV: Như Bộ trưởng nói đây là bệnh khó, bệnh mới. Vậy theo Bộ trưởng đâu sẽ là giải pháp căn cơ trong thời gian tới?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thanh Hóa là tỉnh có quy mô đàn lợn lớn, 1,2 triệu con. Thứ hai là, ba nhóm đối tượng chăn nuôi hiện nay là đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ còn rất nhiều 159.000 hộ; hai là là đối tượng gia trại và đối tượng trang trại lớn. Chúng tôi đề nghị, đây là bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng lan rộng, bởi vì thời tiết hiện nay là rất thuận lợi cho việc con vi rút phát triển.
Tôi yêu cầu là tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở cách làm vừa qua cần phải làm rõ hơn biện pháp phòng trừ đối với từng nhóm đối tượng chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ 190.000 hộ, thì làm tốt an toàn sinh học, làm vệ sinh xử lý vôi bột, xử lý môi trường ngay từ trang trại nhà mình. Đây là biện pháp có thể kết luận đến thời điểm này nó mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, lập tuyên truyền không sử dụng các cái thức ăn thừa nơi khác đưa đến, giảm thiểu ô nhiễm. Thứ ba là thực hiện các biện pháp phòng trừ khác. Đứng trên góc độ cơ quan chuyên môn thì chúng tôi đề nghị là truyền thống thật tốt để các hộ nhỏ lẻ các hộ gia tại và các trang trại lớn thực hiện, riêng đối với trang trại lớn cần chỉ đạo thực hiện quy trình an toàn sinh học vì khu vực này nguy hiểm hơn nhiều, nếu nó xảy ra dịch tại đây thì hậu quả để lại khôn lường.
Cùng với đó thì chúng tôi đề nghị các đồng chí là để truyền thông thêm người dân yên tâm tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, vì sản phẩm thịt lợn hiện nay chúng ta đã kiểm soát được con lợn nào bị bệnh và khi phát hiện là xử lý tiêu độc chứ không để con lợn bệnh thành thực phẩm. Bản thân bệnh này, con virus này không lây sang đối tượng khác kể cả trâu bò, kể cả người, vì vậy cần phải tuyên truyền làm sao những sản phẩm từ thịt có nguồn gốc an toàn tiêu thụ bình thường, tiêu thụ rất tốt không ảnh hưởng gì cả, cái này cần phải tuyên truyền thêm.
Một mặt nữa là đề nghị các đồng chí là vị trí Thanh Hóa có các chốt chặn liên quan đến tuyến đường 1 để vận chuyển thực phẩm, trong đó có thịt lợn vào phía nam, thì yêu cầu các đồng chí là tăng cường công tác chốt chặn để quan lý làm sao bên cạnh việc làm tốt cho mình cũng phải có trách nhiệm để kiểm soát chung không để cho những xác suất lây lan và các tỉnh Việt Nam.
PV: Về lâu dài các địa phương, đặc biệt là Thanh Hóa cần có giải pháp gì chuẩn bị trong việc tái đàn?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chắc chắn là dịch này sẽ ảnh hưởng đến đàn lợn của toàn quốc nói chung trong đó có Thanh Hóa. Trước mắt là sẽ tụt giảm về số lượng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tổng thể về thực phẩm.
Chúng tôi khuyến nghị Thanh Hóa nên có một cái chương trình phát triển tổng thể để tận dụng những thế mạnh của Thanh Hóa, trong đó những đối tượng mà chăn nuôi, những đối tượng cung cấp sản phẩm lớn như đại gia súc là Thanh Hóa có tiềm năng lợi thế; hay là gia cầm, thủy sản… bên cạnh việc chú ý này mai về phục hồi đàn lợn thì chúng ta chú ý những thế mạnh tiềm năng, thành thử ra là Thanh Hóa phải chuẩn bị một phương án thúc đẩy sản xuất thực phẩm nói chung.
Riêng một chương trình đàn lợn thì sau khi khống chế được đàn sẽ tính việc tái đàn, thì chúng tôi yêu cầu các đồng chí Thanh Hóa là tập trung rà soát những trang trại lớn hiện đại đang có đàn giống gốc thì chúng ta phải trước mắt đảm bảo quản trị an toàn sinh học tối đang và chuẩn bị một phương án để sau này khi mà ổn định công tác giập dịch, đảm bảo an toàn thì chúng ta có kế hoạch tái đàn, đây sẽ là những hạt nhân để tái đàn vì đây là những giống tốt hiện nay.
PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.
Nghệ An phát hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi
Đêm căng mình chống dịch tả lợn Châu Phi ở Quảng Bình