Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu:

Cần gỡ khó cho hàng nghìn thôn, xã vùng cao

VOV.VN - Để nâng cao thu nhập và người dân có việc làm ổn định, cần tiếp tục đầu tư đào tạo nghề cũng như kinh phí dạy nghề, tạo việc làm cho bà con có thu nhập ổn định. Sau khi công nhận về đích xã NTM ở miền núi, cần tiếp tục hỗ trợ về an sinh xã hội cho đồng bào.

>> Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?

>> Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo

LTS: Trong 2 bài trước của loạt phóng sự, chúng tôi đã nêu thực tế ở một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc, cùng với đó là câu chuyện nợ tiêu chí, thậm chí có dấu hiệu chạy đua thành tích để “cán đích” Nông thôn mới.

Trong kỳ cuối của loạt phóng sự “Để Nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu” chúng tôi sẽ đề cập tới những bất cập, khả năng tháo gỡ khó khăn để có những điều chỉnh phù hợp, giúp các địa phương vùng cao không phải “tái nghèo” khi bị cắt giảm những khoản hỗ trợ của nhà nước.

 

Người dân: “Nhà nào khó khăn, không khả năng chi trả còn không đi chữa bệnh được”.

Cô giáo: “Mong muốn Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách làm sao cho phù hợp khu vực vùng sâu xa, vì vùng sâu xa không thể so sánh với vùng khác được. Mong Nhà nước giữ nguyên các chế độ chính sách để các em học sinh an tâm học tập và các thầy cô giáo cũng vậy”.

Cán bộ xã: “Chúng tôi mong các cấp có cơ chế, văn bản hướng dẫn mới điều chỉnh sao cho phù hợp với các xã về đích Nông thôn mới ở miền núi, vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn”.

Đó là những ý kiến của người dân, cán bộ và giáo viên nhiều thôn, xã vùng cao đã về đích Nông thôn mới suốt hơn 3 năm qua. Đây cũng tâm tư, nguyện vọng để giải quyết tình thế khó khăn đối với các địa phương “thiếu”, “hụt”, “nợ” các tiêu chí khi về đích Nông thôn mới và các xã bị ảnh hưởng bởi Quyết định 861, 612. Các ý kiến cho rằng, trước khi có sự điều chỉnh liên quan đến phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cần tiếp tục có khoảng thời gian hỗ trợ để người dân không lung túng khi bị cắt quyền lợi.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng nêu quan điểm: “Để nâng cao thu nhập và đồng bào có việc làm ổn định, cần đầu tư tiếp cho tạo nghề, cũng như kinh phí dạy nghề, tạo việc làm cho bà con có thu nhập ổn định. Theo tôi, 2-3 năm sau khi công nhận về đích xã NTM ở miền núi cần tiếp tục hỗ trợ về an sinh xã hội cho đồng bào để bà con dần sẽ tự mình lo được về thu nhập và chế độ an sinh xã hội”.

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả nước trong giai đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê đến tháng 4 năm 2024, cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có khoảng 1.860 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 340 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, hơn 100 xã khu vực III vùng DTTS&MN, một số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cũng đã đạt chuẩn NTM. Đây là con số hết sức có ý nghĩa, cho thấy sự thay đổi căn bản, toàn diện đời sống kinh tế, xã hội của nông thôn, miền núi. Đồng thời cũng cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến tận các thôn bản, từ vùng xuôi đến miền ngược....

Tuy nhiên, bất cập ở một số thôn, xã vùng đặc biệt khó khăn về đích NTM cũng đã cho thấy, việc xây dựng NTM, nhất là nông thôn mới nâng cao rất cần sự đánh giá một cách bài bản hơn từ cơ sở và đặc biệt là kiên quyết không “nợ“ tiêu chí. 

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Những xã đã đạt chuẩn nhưng vì dịch bệnh, thiên tai hoặc điều kiện không còn tốt nữa dẫn tới thu nhập không đảm bảo, tỉ lệ hộ nghèo tăng thì chúng tôi sẽ mạnh dạn đưa ra nếu đánh giá lại không còn đáp ứng 19 tiêu chí theo quy định ”.

Sau khi QĐ 861 có hiệu lực, số xã đạt NTM ở một số địa phương miền núi đã có dấu hiệu chững lại. Đơn cử như tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 2 năm qua không có xã về đích NTM, thậm chí cả tỉnh Cao Bằng cũng chưa có thêm bất cứ xã nào được công nhận. Một phần do các tiêu chí NTM giai đoạn này đã nâng cao, đòi hỏi các địa phương có sự đầu tư mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, khi nhiều địa phương bị mất nguồn hỗ trợ từ ngân sách, đã có tình trạng “ngại” việc về đích NTM.

Vấn đề đặt ra lúc này, đó là làm sao để việc xây dựng NTM trong cả nước nói chung, các địa bàn vùng cao nói riêng được hiệu quả, bền vững.

Xuất phát từ bài học đắt giá tại xã Huy Giáp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cho rằng:  “Chúng tôi kiến nghị, trong thời gian tới, việc xây dựng chính sách phải xác thực, không mang tính cào bằng và xác định tiêu chí NTM giữa miền xuôi, miền núi phải khác nhau. Đồng thời, cách vận dụng, áp dụng phải khác nhau cũng như việc đánh giá cũng không thể giống nhau. Đặc biệt, vốn đầu tư phải quan tâm đối với những vùng đặc biệt khó khăn, muốn về đích thì phải có sự tạo điều kiện và nguồn vốn thích đáng thì mới về đích được, chứ cào bằng thì rất khó".

Các địa phương cũng khẳng định, dù vẫn còn những khó khăn, trở ngại nhưng việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với thực hiện các chương trình MTQG là hướng đi mang tính chiến lược, góp phần quan trọng để thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 

Thảo luận về 3 chương trình MTQG tại kỳ họp Thứ 6 Quốc hội khóa XV, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cho rằng, việc tiếp tục triển khai các chương trình MTQG là rất cần thiết, tuy nhiên, để chương trình thực sự mang lại hiệu quả, việc nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của người dân là then chốt.

 “Các chương trình MTQG chỉ bền vững khi người dân có nhận thức, coi mình là chủ thể thực hiện. Vì vậy, việc huy động người dân tham gia phải là giải pháp quan trọng trong xây dựng NTM. Trong xây dựng NTM, cần đề cao tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chương trình MTQG đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả chương trình””, bà Hoàng Thị Thanh Thủy cho hay.

Ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, kiến nghị của các địa phương là đúng, phía Ủy ban Dân tộc đang có những tham mưu, đề xuất với Thủ tướng giải quyết những bất cập của Quyết định 861.

Theo ông Hầu A Lềnh, việc này có thể điều chỉnh, hoàn thiện khi thiết kế chính sách mới: “Về mặt nguyên tắc, các xã đã hoàn thành thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và đã hoàn thành nhiệm vụ Nông thôn mới, về mặt lý rõ ràng là không còn được thừa hưởng các chính sách cho những vùng đặc biệt khó khăn nữa. Nhưng trên thực tế nhiều địa phương phát biểu là đúng, mặc dù địa bàn đó đã thoát khỏi vùng, nhưng còn rất nhiều hộ gia đình, nhóm hộ gia đình rất khó khăn. Phải có hướng giải quyết bằng 1 chính sách khác. Tới đây thiết kế chính sách mới sẽ phải hoàn thiện ngay, trong đó có cả vấn đề điều chỉnh về tiêu chí xác định các xã đặc biệt khó khăn. Sau khi có điều chỉnh tiêu chí, chúng ta mới xác định, nếu xã đấy thoát khỏi thì địa bàn không được đầu tư, nhưng đối tượng, cụ thể là con người, hộ gia đình vẫn được hưởng chính sách, như vậy mới đảm bảo, hài hòa, có tính liên tục”.

Tại buổi làm việc với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: chương trình phát triển kinh tế  - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, với những nỗ lực trong thời gian qua, chưa bao giờ 3 chương trình mục tiêu quốc gia có hành lang pháp lý thuận lợi như bây giờ.

Với các địa phương, Phó thủ tướng đề nghị phải thực hiện công việc với 4 chữ  “Quyết liệt – Chủ động”. Phó thủ tướng thẳng thắn chỉ ra: “Vẫn còn tâm lý không muốn đạt chuẩn, không muốn thoát nghèo, thậm chí không muốn nhận danh xưng tôi là tỉnh đã hoàn tất xây dựng chương trình Nông thôn mới. Có hơn 20 địa phương đạt nhưng không muốn làm hồ sơ. Việc phối hợp là câu chuyện từ đó đến giờ chưa cải thiện được nhiều. Sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương mỗi nơi mỗi khác. Nên giao cụ thể cho cá nhân phụ trách, chúng ta có  khuyết điểm rất lớn là cứ giao cho tập thể, cuối năm phê bình, một cục khuyết điểm chia mỗi người một miếng, rồi chẳng ai bị sao hết. Cái này trong Nghị quyết, chủ trương của Đảng đã có, là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu”.

Nghị quyết số 19 NQ/TW- Hội nghị lần 5, BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tháng 6/2022, nêu rõ “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới...”. Có thể thấy quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục thực hiện xây dựng NTM cũng như nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, việc có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách trong xây dựng Nông thôn mới cho phù hợp cũng đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Đây là điều kiện quan trọng để việc xây dựng Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hiệu quả hơn, thực chất hơn và để Nông thôn mới không phải câu  chuyện chạy đua thành tích hay vô tình trở thành gánh nặng, thành nỗi lo với người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?
Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?

VOV.VN - Học sinh thiếu ăn, cô giáo cắm bản bị cắt phụ cấp và người dân có nguy cơ tái nghèo. Đây cũng đang là câu chuyện chung của nhiều thôn, xã vùng cao sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, ra khỏi diện “Đặc biệt khó khăn".

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?

VOV.VN - Học sinh thiếu ăn, cô giáo cắm bản bị cắt phụ cấp và người dân có nguy cơ tái nghèo. Đây cũng đang là câu chuyện chung của nhiều thôn, xã vùng cao sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, ra khỏi diện “Đặc biệt khó khăn".

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo
Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo

VOV.VN - Hơn 3 năm sau khi các quyết định có hiệu lực, tại một số địa phương vùng cao, đời sống người dân vốn khó khăn nay càng gian nan hơn khi không được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước do đã ra khỏi diện vùng “Đặc biệt khó khăn”.

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo

Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo

VOV.VN - Hơn 3 năm sau khi các quyết định có hiệu lực, tại một số địa phương vùng cao, đời sống người dân vốn khó khăn nay càng gian nan hơn khi không được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước do đã ra khỏi diện vùng “Đặc biệt khó khăn”.

Xuân Lộc - từ "cánh cửa thép" đến huyện nông thôn mới nâng cao
Xuân Lộc - từ "cánh cửa thép" đến huyện nông thôn mới nâng cao

VOV.VN - Xuân Lộc là vùng đất anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hoà bình lập lại, vùng đất này tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng vào trong lao động, sản xuất, xây dựng làm giàu đẹp quê hương.

Xuân Lộc - từ "cánh cửa thép" đến huyện nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc - từ "cánh cửa thép" đến huyện nông thôn mới nâng cao

VOV.VN - Xuân Lộc là vùng đất anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hoà bình lập lại, vùng đất này tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng vào trong lao động, sản xuất, xây dựng làm giàu đẹp quê hương.