Cần quan tâm nhiều hơn đến cấp cứu ngoại viện

VOV.VN - Chờ xe cấp cứu quá lâu, thậm chí không đủ xe khiến nạn nhân tử vong; không biết sơ cứu hoặc thực hiện sai kĩ thuật làm nạn nhân bị di chứng sau tai nạn…

Đó là thực tế hiện nay khi hệ thống cấp cứu ngoại viện chưa thể phát huy hết hiệu quả, dù khâu này được cho là “cấu thành cực kỳ quan trọng của hệ thống y tế hoàn chỉnh”.

Đó là trăn trở của GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam khi trao đổi cùng PV VOV Giao thông về vấn đề cần quan tâm hơn nữa đến Cấp cứu ngoại viện.

PV: Trước hết xin GS phân tích tầm quan trọng của mạng lưới cấp cứu ngoại viện? Liệu xã hội đã hiểu đầy đủ và đúng về loại hình dịch vụ này?

GS Nguyễn Gia Bình: Các tình huống cấp cứu có thể xảy ra khắp nơi, do nhiều yếu tố. Một là do bệnh tật, một số có thể liên quan đến tai nạn thương tích. tai nạn giao thông. Vậy như thế nào gọi là cấp cứu ngoại viện, cấp cứu ngoại viện là ngoài môi trường bệnh viện.

Trước kia chúng ta đã quan tâm đến cấp cứu ở trong môi trường bệnh viện, nhưng mà nó xảy ra với cộng đồng thì làm gì? Các nước đã phát hiện ra là nếu muốn cứu chữa được nhiều người nhất và để lại ít di chứng nhất thì phải cấp cứu tại chỗ.

Vì thế nếu chúng ta chỉ nghĩ rằng cấp cứu là việc của nhân viên y tế là chưa đủ, vì cố gắng cứu được cái não người ta mới trở lại cuộc sống bình thường, nếu để muộn hoặc người ta tử vong mất thì rất tiếc. Chúng ta nên hiểu rằng cấp cứu ngoại viện phải là kiến thức cộng đồng, một cái kỹ năng sống, ở các nước phát triển người ta đã dạy cho cả học sinh phổ thông.

Đối với chúng ta thì cấp cứu ngoại viện mới được đề cập trong những năm gần đây. Mới đây Quốc hội đã thông qua Luật Khám, chữa bệnh thì mới có vấn đề cấp cứu ngoại viện và nó giống như một mảnh ghép cuối cùng của hệ thống y tế. Cấp cứu ngoại viện và các cấp cứu và điều trị trong viện, sau đó là phục hồi chức năng. Đấy mới là hệ thống y tế hoàn chỉnh.

PV: Rõ ràng tầm quan trọng của mạng lưới cấp cứu ngoại viện là không nhỏ, và Bộ Y tế cũng khẳng định mạng lưới này phải được coi như một cấu phần quan trọng, cần liên kết chặt chẽ với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh để tăng tỷ lệ được cứu chữa cho bệnh nhân. Nhưng hiện nay việc triển khai cấp cứu ngoại viện đôi khi còn lúng túng. Theo GS nguyên nhân do đâu?

GS Nguyễn Gia Bình: Nguyên nhân có nhiều. Trước kia chúng ta chưa có điều kiện, còn các nước người ta đã làm cấp cứu ngoại viện từ 50 năm nay và bắt đầu từ nước Mỹ khi người ta phát triển hệ thống đường cao tốc, người ta đã quy định trong Luật giao thông đường bộ: Tất cả người lái xe đều phải biết kĩ năng cấp cứu cơ bản, người ta đã phổ cập kỹ thuật đó và thấy rất hiệu quả, cứu được rất nhiều người và cũng không khó để học với một số các dụng cụ đơn giản. Ở Việt Nam chúng ta thì do nhiều điều kiện khác nhau nên chưa được luật hóa.

Mới đây Quốc hội mới đưa vào Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) thì là một điều rất đáng mừng. Chúng ta hiện nay cũng đang soạn thảo các văn bản, ví dụ Nghị định của Chính phủ hay các thông tư của Bộ để hướng dẫn sử dụng.

Đây là một quá trình đòi hỏi tham gia của nhiều cơ quan nhưng phải động viên người tham gia đi học nơi đào tạo phải chuẩn, kể cả nhân viên y tế, một số lãnh đạo hiểu rất sai là cứ đi mua thật nhiều xe ô tô cấp cứu. Cái đó không đúng! Sao mà rải xe cả nước? Thứ hai là lấy đâu ra người, thứ ba làm sao mà kịp?

PV: Cấp cứu ngoại viện là hệ thống hỗ trợ đắc lực cho mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh. Vậy theo GS làm thế nào để tăng cường hiệu quả cho hệ thống này, để không còn những trường hợp tính mạng người bệnh "ngàn cân treo sợi tóc" do phải đợi tới lượt cấp cứu khi chưa thể tới cơ sở khám chữa bệnh?

GS Nguyễn Gia Bình: Hệ thống cấp cứu ngoại viện gồm rất nhiều thứ, đầu tiên là những người tham gia cấp cứu, có thể là đối tượng chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp. cuối cùng là cộng đồng. Thứ hai là chúng ta phải có hệ thống kết nối với rất nhiều phương tiện thông tin, qua điện thoại, qua máy tính, qua hệ thống viễn thông hỗ trợ từ các cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời người ta sẽ cử các phương tiện và nhân viên y tế tới hiện trường.

Cái thứ ba cần nữa là phải có hệ thống điều hành. Hiện nay chúng ta đang có một 11/63 tỉnh có hệ thống cấp cứu 115, nhưng chúng ta chưa có trung tâm điều hành. Cái thứ hai, trong các tình huống khẩn cấp thì nhiều khi cấp cứu 115 đến nơi thì người bệnh đã tử vong mất rồi.

Chúng ta có sự đồng bộ hóa giữa cấp cứu và hiện trường, trên đường vận chuyển và hệ thống y tế tại các bệnh viện thì chắc chắn khả năng cứu chữa được tốt hơn, chính xác hơn và giảm bớt tỷ lệ tử vong. Và hệ thống văn bản pháp lý thì chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thiện dần trong tương lai.

Chúng tôi hy vọng rằng cùng với sự chung tay của xã hội, với sự quyết tâm của Chính phủ cũng như Bộ Y tế thì chúng ta sẽ có thể làm được”

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một công ty vận chuyển cấp cứu bị phạt 90 triệu đồng
Một công ty vận chuyển cấp cứu bị phạt 90 triệu đồng

VOV.VN - Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một công ty thực hiện dịch vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh.

Một công ty vận chuyển cấp cứu bị phạt 90 triệu đồng

Một công ty vận chuyển cấp cứu bị phạt 90 triệu đồng

VOV.VN - Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một công ty thực hiện dịch vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh.

Vụ chuyến xe cấp cứu giá 16 triệu đồng: Công ty vận chuyển chưa kê khai giá thu
Vụ chuyến xe cấp cứu giá 16 triệu đồng: Công ty vận chuyển chưa kê khai giá thu

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa lên tiếng vụ việc Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt (TP.HCM) thu giá vận chuyển cấp cứu quá cao gây xôn xao dư luận. Đáng nói, cơ sở này chưa kê khai giá thu.

Vụ chuyến xe cấp cứu giá 16 triệu đồng: Công ty vận chuyển chưa kê khai giá thu

Vụ chuyến xe cấp cứu giá 16 triệu đồng: Công ty vận chuyển chưa kê khai giá thu

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa lên tiếng vụ việc Công ty TNHH vận chuyển 115 xuyên Việt (TP.HCM) thu giá vận chuyển cấp cứu quá cao gây xôn xao dư luận. Đáng nói, cơ sở này chưa kê khai giá thu.