Cấp phép rào đường, cần các điều kiện gì?

VOV.VN - Việc cho phép rào 2/3 lòng đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân, Hà Nội) để thi công đã khiến giao thông ách tắc nghiêm trọng. Nhưng điều đáng nói là cả người dân và CSGT đều không được thông báo về việc rào chắn này, nên hoàn toàn bị động.

Vậy, việc rào chắn và cấp phép rào chắn trên tuyến đường đang khai thác cần đáp ứng những điều kiện gì? Trách nhiệm của các bên ra sao? Phóng viên VOV Giao thông cuộc đối thoại với một số chuyên gia xung quanh vấn đề này.

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc Hà Nội cấp phép cho đơn vị thi công rào chắn 2/3 làn đường Nguyễn Xiển, trong bối cảnh áp lực giao thông cuối năm đang tăng rất cao?

TS Đào Huy Hoàng (Viện Khoa học Công nghệ GTVT): Chắc chắn là bố trí rào chắn thi công trên các tuyến đường thì bất kể tuyến đường nào cũng đều gây ra một sự xáo trộn về tổ chức giao thông, gây ra ùn tắc giao thông cục bộ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội.

Đối với đường Nguyễn Xiển, dù nó nằm dưới đường vành đai 3 trên cao, nhưng nó nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội. Đó là trục có tính chất giao thông rất quan trọng, không có các công trình rất ùn tắc rồi, nhưng mà rào đến khoảng 2/3 chiều rộng phần xe chạy, thì chắc chắn sẽ gây ùn tắc một cách rất nghiêm trọng.

Việc này thì các phương án tổ chức phân luồng từ xa như thế nào, thì hiện nay vẫn đang còn chưa có nhiều các thông tin về việc này lắm.

PV: Vậy trong trường hợp này thì rào và cấp phép rào đường cần đáp ứng điều kiện gì?

TS Đào Huy Hoàng: Vấn đề mấu chốt là đơn vị thi công, đơn vị thiết kế phải rà soát lại để làm giảm thiểu diện tích chiếm dụng lòng đường. Tức là phải xem lại từ khâu thiết kế, tổ chức thi công phải xem xét một cách kỹ lưỡng, xem phương án tổ chức như thế này thì đã hợp lý chưa, liệu cái mặt bằng này có quá lãng phí tổ chức một công trình như vậy không.

Trong trường hợp mà nó chưa hợp lý mà chúng ta có thể thu hẹp lại thì có lẽ chúng ta cũng rà soát lại. Trong trường hợp bất khả kháng rồi, thì chúng ta lại phải có phương án tổ chức phân luồng giao thông từ xa và cái này phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố cho tất cả người dân đi qua khu vực đấy được biết.

PV: Trách nhiệm của đơn vị cấp phép ra sao trong trường hợp này?

TS Đào Huy Hoàng: Theo quy định của Nhà nước phải xem xét toàn bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Ở đây là xem xét phương án tổ chức thi công đầu tiên, mặt bằng bố trí vật liệu, rồi ra vào, toàn bộ diện tích đấy được rào chắn cứng hay động và đặc biệt nếu phương án tổ chức thi công lại có ảnh hưởng đến giao thông thì người ta lại xem xét cả phương án tổ chức giao thông lại của đoạn tuyến như thế nào.

Đấy là cấp phép thì để người ta xem là phương án đề xuất của nhà thầu và các tổ chức tư vấn đã có ý kiến để người ta chấp thuận và sau khi việc chấp thuận này rồi thì việc triển khai thực tế nó lại là một giai đoạn thứ hai.

Nếu như các biện pháp tổ chức thi công, biện pháp tổ chức giao thông và các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động và môi trường đã tốt rồi, nhưng trong quá trình thực hiện thì các đơn vị có liên quan, chẳng hạn như tư vấn giám sát hoặc thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và các cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu việc kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động xây dựng thì gây nên việc ùn, gây xáo trộn rất lớn cho việc đi lại cũng như sinh hoạt của khu vực này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Trao đổi với VOV Giao thông, chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cho rằng, theo quy định tại Thông tư 50/2015 hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010 về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trước khi cấp phép thực hiện thi công, sửa chữa, xây lắp trên các tuyến đường đang khai thác, bắt buộc phải tiến hành thẩm định ATGT, và việc này phải do đơn vị chuyên môn độc lập thực hiện.

"Đối với những công trình đang khai thác đã có quy định rất rõ trách nhiệm của tất cả các bên, từ chủ đầu tư đến nhà thầu và trước khi thực hiện bao giờ cũng thẩm định ATGT đường bộ, tức là trước khi làm anh phải đảm bảo ATGT như thế nào. Trong Thông tư 50/2015, Bộ GTVT đã quy định rồi, cho nên tất cả phải có trách nhiệm thực hiện quy định khi tiến hành thi công, sửa chữa hoặc xây dựng trên các tuyến đường bộ", ông Tâm cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông"
"Rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông"

VOV.VN - Chưa có kế hoạch phân luồng giao thông từ xa, đơn vị thi công vội vàng rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển khiến nhiều đoạn giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

"Rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông"

"Rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông"

VOV.VN - Chưa có kế hoạch phân luồng giao thông từ xa, đơn vị thi công vội vàng rào chắn 2/3 đường Nguyễn Xiển khiến nhiều đoạn giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

Đơn vị thi công nói gì về việc quây tôn chiếm 2/3 lòng đường gây ùn tắc?
Đơn vị thi công nói gì về việc quây tôn chiếm 2/3 lòng đường gây ùn tắc?

VOV.VN - Ông Chong Jiun yiat Giám đốc Công ty TEKKEN Corporation (đơn vị thi công dự án) cho biết, đơn vị này rào chắn để thi công gói thầu số 02 – Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội).

Đơn vị thi công nói gì về việc quây tôn chiếm 2/3 lòng đường gây ùn tắc?

Đơn vị thi công nói gì về việc quây tôn chiếm 2/3 lòng đường gây ùn tắc?

VOV.VN - Ông Chong Jiun yiat Giám đốc Công ty TEKKEN Corporation (đơn vị thi công dự án) cho biết, đơn vị này rào chắn để thi công gói thầu số 02 – Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội).