Câu chuyện về nhà báo Nhật Takano Isao ”nhân chứng quả cảm”

VOV.VN -“Sang Việt Nam là trách nhiệm của chúng tôi. Trong cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, chúng tôi phải đứng về chính nghĩa”, Takano Isao từng nói.

40 năm trôi qua, nhưng tại buổi  nói chuyện về Takano Isao – “Nhân chứng quả cảm”, những câu chuyện về nhà báo Nhật Bản Takano Isao - người đã hy sinh tại Lạng Sơn trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 vẫn khiến nhiều người bồi hồi xúc động.

Theo lời của Nhà báo Goro Nakamura, người đồng hành cùng nhà báo Takano Isao, năm 1979, khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, đến ngày 5/3, Tân Hoa Xã tuyên bố sẽ rút khỏi Việt Nam. Lúc này nhà báo Takano Isao đã đến Lạng Sơn để xác thực thông tin. Nhưng khi lên tới đây, quân Trung Quốc vẫn còn phục kích. Ông đã hy sinh tại đây, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ vừa tròn 5 tuổi.

Ảnh của nhà báo Takano cùng vợ và con gái được trưng bày tại buổi nói chuyện. 
Đã hơn 40 năm kể từ ngày chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc hoàn toàn kết thúc nhưng những dấu ấn và nhân chứng lịch sử vẫn còn đó, như vẫn nhắc mãi cho các thế hệ hậu sinh nghe lại các câu chuyện về cuộc đời và những tấm gương anh dũng quả cảm phi thường trong chiến tranh.

Tại buổi trò chuyện, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, Trưởng Khoa Việt Nam học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) cũng đã chia sẻ thông tin về cuộc đời của nhà báo Takano Isao. Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, năm 1976, Takano Isao được cử sang Việt Nam để học Tiếng Việt tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1971. Anh Takano đã trải qua 4 năm  học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Bước chân của Takano trải khắp Việt Nam, từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Tháng 2/1978, trong vai trò là đặc phái viên, phóng viên báo Akahata, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản, Takano đã nỗ lực tìm mọi cách để có mặt sớm nhất ở Lạng Sơn khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra.

“Loạt đạn định mệnh bên kia sông Kỳ Cùng vào ngày 7/3/1979 đã cướp đi cuộc sống của người phóng viên quả cảm. Trong cơn mưa đạn, Takano đã lao lên chụp ảnh và bị trúng đạn, ngã xuống ngay trước mắt người đồng chí Việt Nam Nông Văn Đuống. Khi hy sinh, tay anh vẫn cầm chặt máy ảnh. Sau này, ông Đuống kể lại: Tôi hỏi Takano đến tận Việt Nam, đi vào nơi pháo đạn làm gì, ông ấy bảo: Sang Việt Nam là trách nhiệm của chúng tôi. Trong cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, chúng tôi phải đứng về phía chính nghĩa. Nếu nhỡ hy sinh thì sao? Takano trả lời: Hy sinh là tất nhiên vì sự nghiệp”.

Câu chuyện về nhà báo Takano Isao khiến người nghe xúc động. 

"Takano Isao ra đi là mất mát quá lớn và tạo nên sự xúc động sâu sắc trong lòng những người Việt Nam yêu quý anh. Trong 36 năm cuộc đời, Takano đã dành trọn 12 năm gắn bó với Việt Nam. Đó là tình yêu kỳ diệu đối với Tiếng Việt và người Việt, là niềm tin sắt đá vào khí phách quật cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ nền độc lập của đất nước. Những bài báo, hình ảnh còn hơi nóng chiến trường của Takano đã góp phần giúp cho nhân dân yêu hòa bình trên thế giới hiểu rõ bản chất của chiến biên giới phía Bắc năm 1979”, TS Nam bùi ngùi chia sẻ.

Có mặt tại chiến tuyến biên giới phía bắc những năm 79 sau khi nhà báo Takano hy sinh, nhạc sĩ Phó Đức Phương vẫn còn nguyên những cảm xúc. Ông ngâm nga những giai điệu trong bài hát “Takano – nhân chứng quả cảm” do ông sáng tác khi trở lại chiến tuyến biên giới phía bắc chỉ vài ngày sau khi Takano Isao hy sinh: “Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ. Anh đã đến quê tôi trong những ngày lửa khói, tâm hồn anh tươi thắm như hoa anh đào hé nở. Vinh quang thuộc về anh, người chiến sĩ đã hy sinh vì chân lý. Dòng máu ấm tình người, anh dâng hiến cuộc sống. Ngược không gian anh đi, băng suốt thời gian anh đi, ngàn giông tố gian nguy anh không hề ngơi nghỉ”.

“Tinh thần và thái độ, sự hy sinh của nhà báo như một lựa chọn của chính anh. Anh không phải là một người lính, không bắt buộc phải có mặt ở đó. Đây là sự tình nguyện, dũng cảm, mục đích cao cả, bất chấp mọi nguy hiểm để nói lên sự thật và những gì đang diễn ra. Ở Takano Isao có một trái tim nhiệt huyết và kiên quyết vạch trần sự thật”, nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương tâm sự, ông viết ca khúc “Takano - nhân chứng quả cảm” từ những xúc động cao trào khi ông trở lại mảnh đất biên giới Lạng Sơn sau 10 ngày kể từ khi nhà báo Nhật Bản hy sinh và được nghe lại những câu chuyện về anh.

Các đại biểu làm lễ gắn biển cho cây vú sữa do Takano Isao trồng trong khuôn viên Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt- ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN).

Nguyễn Ánh Tuyết, sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cũng không khỏi xúc động: “Đây là lần đầu tiên em được nghe những nhân chứng lịch sử kể về cuộc đời của nhà báo Takano Isao. Từ đó chúng em hiểu hơn về cuộc sống và tinh thần chiến đấu của những nhà báo chiến trường. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng em nghĩ rằng, với những người cầm bút, bản thân họ vẫn luôn phải chiến đấu trên những mặt trận riêng để đưa những tin tức, sự thật đến với độc giả. Tinh thần của nhà báo Takano Isao là điều mà những sinh viên báo chí chúng em cần học hỏi”./.

Takano Isao sinh năm 1943 tại Kobe, Nhật Bản, xuất thân là công nhân xí nghiệp điện lớn ở Tokyo. Khi gia nhập Đảng Cộng sản Nhật Bản. Takano trở thành nhà hoạt động phong trảo thanh niên sôi nổi. Anh  là cán bộ công đoàn, đồng thời là phóng viên báo Akahata. Anh có nhiều năng khiếu đặc biệt như hát, bơi lội, sửa chữa khí cụ điện. Mọi người nhắc đến Takano như một người thanh niên năng động và sống rất tình cảm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn học về chiến tranh biên giới phải kết nối với ngày hôm nay
Văn học về chiến tranh biên giới phải kết nối với ngày hôm nay

Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN sẽ tổ chức cuộc hội thảo văn học, mời các nhà văn viết về chiến tranh biên giới phía Bắc để có những sáng tác sâu sắc.

Văn học về chiến tranh biên giới phải kết nối với ngày hôm nay

Văn học về chiến tranh biên giới phải kết nối với ngày hôm nay

Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN sẽ tổ chức cuộc hội thảo văn học, mời các nhà văn viết về chiến tranh biên giới phía Bắc để có những sáng tác sâu sắc.

40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: VOV, những ký ức không quên
40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: VOV, những ký ức không quên

VOV.VN - Chiến tranh biên giới và những đóng góp của VOV được thể hiện trong chương trình giao lưu nghệ thuật có chủ đề "Chiều dài biên giới".

40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: VOV, những ký ức không quên

40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: VOV, những ký ức không quên

VOV.VN - Chiến tranh biên giới và những đóng góp của VOV được thể hiện trong chương trình giao lưu nghệ thuật có chủ đề "Chiều dài biên giới".

Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc

VOV.VN - Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thể hiện tính chất chính nghĩa của Việt Nam, mà công luận tiến bộ thế giới cũng đã thừa nhận.

Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc

Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc

VOV.VN - Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thể hiện tính chất chính nghĩa của Việt Nam, mà công luận tiến bộ thế giới cũng đã thừa nhận.

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên

VOV.VN - Là tác giả của 6 ca khúc viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn còn xúc động khi nhớ về những tháng ngày khốc liệt đó. 

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên

Chiến tranh biên giới 1979 trong ký ức của nhạc sĩ Phạm Tuyên

VOV.VN - Là tác giả của 6 ca khúc viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn còn xúc động khi nhớ về những tháng ngày khốc liệt đó. 

Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979
Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979

VOV.VN - Hầu hết các cựu binh từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 đã nghỉ hưu, phục viên.

Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979

Lai Châu gặp mặt nhân chứng lịch sử trong chiến tranh biên giới 1979

VOV.VN - Hầu hết các cựu binh từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 đã nghỉ hưu, phục viên.