“Chảy máu chất xám” ảnh hưởng tiềm tàng đến đào tạo thế hệ bác sĩ tương lai

VOV.VN - Ngành y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cả biến cố. Đặc biệt, sau khoảng 3 năm chống dịch COVID-19 đã phát sinh thêm nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác y tế, tác động không nhỏ đến tâm lý của cán bộ và nhân viên ngành y.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2021 đến tháng 6/2022, cả nước có trên 9.680 nhân viên y tế xin nghỉ việc, chuyển việc. Tình trạng này đã tạo thành làn sóng đáng lo ngại khiến nhiều cơ sở y tế lao đao và người bệnh chịu ảnh hưởng lớn nhất.

TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, ngành y tế đang đứng trước 2 thách thức cơ bản. Đầu tiên là thiếu nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực. Thứ hai là tiền lương, thu nhập và đời sống của thầy thuốc, cán bộ, người lao động của ngành y tế rất khó khăn. Hai thách thức này làm cho các thầy thuốc, đội ngũ cán bộ trong ngành y tế khó yên tâm công tác và gắn bó với nghề.

“Quan điểm cá nhân của tôi là phải điều chỉnh phụ cấp, tiền lương cho ngành y tế càng sớm càng tốt trong thời điểm này. Đây là việc trước mắt và về lâu dài, phải cải cách chính sách tiền lương của ngành y tế, đồng thời cải cách chính sách tiền lương của cả nước. Tiền lương phải phản ánh đúng giá trị của sức lao động; giá trị của sức lao động phải được thể hiện bằng giá cả trên thị trường. Đồng thời, phải bảo đảm an ninh, an toàn cho thầy thuốc, cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế bằng hệ thống pháp luật”, TS Bùi Sỹ Lợi nêu ý kiến tại cuộc tọa đàm “Ngành y vượt khó” do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức.

Cũng theo ông Bùi Sỹ Lợi, để giải quyết khó khăn cho ngành y tế, Chính phủ và Bộ Y tế đã có động thái rất tích cực nhưng mới trên văn bản. Đến nay, vẫn chưa có các Nghị định, văn bản điều chỉnh tiền lương cho các thầy thuốc, cán bộ, công chức trong ngành y tế là quá chậm.

Từ phía các bệnh viện cũng đang rất mong muốn Bộ Y tế sớm có các văn bản hướng dẫn để gỡ khó. PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, nguồn tài chính, nguồn chi thường xuyên cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là trong 3 năm qua của bệnh viện giảm trầm trọng, thu nhập của người lao động, của các y bác sĩ giảm rất nhiều.

“Khi có bệnh viện nào mới thành lập, bệnh viện tư nhân hoặc thậm chí bệnh viện công lập có những khoa mới thành lập là cán bộ BV Bạch Mai lại rục rịch xin sang đơn vị đó. Vì thực tế tại bệnh viện bây giờ nguồn chi cho cán bộ nhân viên eo hẹp. Chúng tôi đang hết sức lo lắng rằng, đến ngày 1/7/2023, bắt đầu chi theo lương mới thì nguồn chi thường xuyên của BV Bạch Mai chưa chắc đã đủ chi lương cho cán bộ nhân viên. Đây là khó khăn mà chúng tôi đã báo cáo Bộ Y tế”, PGS.TS Đào Xuân Cơ nói.

Trong khi đó, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Hữu Nghị Việt Đức (BV Việt Đức) cho biết, BV Việt Đức đến nay chưa có tình trạng các thầy thuốc, cán bộ nhân viên y tế xin nghỉ ra ngoài làm. Nhưng đây vẫn là nguy cơ lớn nếu những khó khăn tiếp tục kéo dài.

“Tôi phải hết sức cảm ơn đội ngũ các thầy thuốc, cán bộ nhân viên đã gắn bó cùng bệnh viện vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua. Tuy nhiên, tình trạng này không thể kéo dài. Nếu như chúng ta không tháo gỡ được những khó khăn thì nguy cơ có những cán bộ, thầy thuốc giỏi, chuyên gia đi khỏi bệnh viện là điều có thể lường trước”, Giám đốc BV Việt Đức nhấn mạnh.

Lãnh đạo của 2 bệnh viện lớn cũng lo ngại “làn sóng nghỉ việc” sẽ ảnh hưởng tới công tác đào tạo, giảng dạy cho các thế hệ y bác sĩ sau này.

“Như tình trạng các chuyên gia ở BV Bạch Mai đã xin nghỉ và nếu tiếp tục như thế ở những bệnh viện lớn khác thì không những ảnh hưởng trực tiếp việc khám, chữa bệnh mà còn ảnh hưởng lâu dài cho những thế hệ y bác sĩ sau này, khi các em sinh viên, các bác sĩ trẻ về học không còn thầy giỏi dạy, không có các máy móc, phương tiện hiện đại để thực tập. Khi đó làm sao chúng ta hy vọng có được những thế hệ tiếp nối để tham gia khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân có chất lượng và chất lượng ngày càng cao hơn”, Giám đốc BV Bạch Mai trăn trở./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thuốc cạn kiệt, bệnh viện sẽ hầu như không hoạt động được” 
“Thuốc cạn kiệt, bệnh viện sẽ hầu như không hoạt động được” 

VOV.VN - Tại cuộc tọa đàm “Ngành y vượt khó” diễn ra sáng 23/2, lãnh đạo hai bệnh viện lớn là BV Hữu nghị Việt Đức (BV Việt Đức) và BV Bạch Mai cùng cho rằng, thuốc và thiết bị y tế là vấn đề vô cùng khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

“Thuốc cạn kiệt, bệnh viện sẽ hầu như không hoạt động được” 

“Thuốc cạn kiệt, bệnh viện sẽ hầu như không hoạt động được” 

VOV.VN - Tại cuộc tọa đàm “Ngành y vượt khó” diễn ra sáng 23/2, lãnh đạo hai bệnh viện lớn là BV Hữu nghị Việt Đức (BV Việt Đức) và BV Bạch Mai cùng cho rằng, thuốc và thiết bị y tế là vấn đề vô cùng khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Bộ Y tế
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Bộ Y tế

VOV.VN - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Dành các nguồn lực xứng đáng để xây dựng phát triển hệ thống bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe một cách căn cơ. Nâng cao chế độ chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc cho đội ngũ y tế.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Bộ Y tế

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Bộ Y tế

VOV.VN - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Dành các nguồn lực xứng đáng để xây dựng phát triển hệ thống bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe một cách căn cơ. Nâng cao chế độ chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc cho đội ngũ y tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GD-ĐT về những vấn đề vướng mắc của ngành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GD-ĐT về những vấn đề vướng mắc của ngành

VOV.VN - Chiều 15/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) để đánh giá những thành tựu và xác định những vấn đề vướng mắc cần quan tâm giải quyết.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GD-ĐT về những vấn đề vướng mắc của ngành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GD-ĐT về những vấn đề vướng mắc của ngành

VOV.VN - Chiều 15/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) để đánh giá những thành tựu và xác định những vấn đề vướng mắc cần quan tâm giải quyết.