Nữ bác sĩ ngạt khí trong vụ cháy chung cư đã qua cơn nguy kịch

VOV.VN - Nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, sốc, suy đa tạng do ngạt khí vụ cháy chung cư mini, nữ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã qua cơn nguy kịch.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bác sĩ Vũ Thị Nhung đưa vào bệnh viện cấp cứu rạng sáng 13/9 trong tình trạng hôn mê, sốc, suy đa tạng, phải thở máy tại Trung tâm Hồi sức tích cực.

Các bác sĩ nhanh chóng mở khí quản, cho chị Nhung thở máy. Sau 2 ngày, sức khỏe của bác sĩ Nhung tiến triển tích cực. 

"Đến sáng nay, bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh lại, rút được ống nội khí quản, cơ hội bình phục tốt", ông Cơ nói. Công đoàn bệnh viện đã kêu gọi cán bộ nhân viên hỗ trợ giúp bác sĩ và gia đình vượt biến cố. Hiện chồng và em gái bác sĩ Nhung sức khoẻ đều ổn định sau đám cháy, không ảnh hưởng nặng.

Nữ bác sĩ Vũ Thị Nhung làm việc tại Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào học, Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ được đánh giá chuyên môn giỏi, nhưng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả nhà 5 người sống trong căn hộ chung cư mini.

Khi xảy ra vụ cháy, 2 đứa con nhỏ của bác sĩ Nhung đang ở quê. Trong phòng có vợ chồng bác sĩ N. và em gái bị suy thận mãn, phải lọc máu chu kỳ tuần 3 lần tại bệnh viện. 

Bác sĩ Đoàn Thu Trà, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, bác sĩ Vũ Thị Nhung có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con đầu lòng của chị đã qua đời khi được 6 tháng tuổi do mắc phải căn bệnh ác tính. Sau đó, chị Nhung rất khó mang thai vì vô sinh thứ phát. Năm 2017, bác sĩ Nhung phải phẫu thuật cắt bỏ 1/2 buồng trứng với chẩn đoán u quái.

Sau thời gian dài vợ chồng chạy chữa hiếm muộn, đến năm 37 tuổi, chị Nhung mới sinh thêm được bé thứ hai. Hiện bé được 2 tuổi. 

Trong vụ cháy chung cư mini vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị 26 nạn nhân, trong đó 22 trường hợp sức khỏe ổn định, còn 4 ca nặng. Bệnh viện đang tập trung nhân lực, vật lực tốt nhất để cứu các bệnh nhân nặng, chăm sóc sức khỏe, tinh thần các bệnh nhân đã ổn định.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến chiều 14/9, vẫn còn 36 nạn nhân của vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ đang điều trị tại các bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, Hà Đông, Đại học Y Hà Nội và Quân y 103. Trong số các bệnh nhân này, có 6 ca nặng, nguy kịch. Số còn lại mức độ trung bình và nhẹ, nhiều ca sức khỏe ổn định sau ngộ độc khí CO nhẹ.

Theo Bộ Công an, vụ cháy chung cư mini xảy ra khoảng 23h22 ngày 12/9 ở phố Khương Hạ. Nơi xảy ra cháy là căn nhà 9 tầng, một tum, có nhiều người mắc kẹt bên trong. Đến nay xác định 56 người tử vong trong vụ việc này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp tục triển khai nhiều hỗ trợ người lao động và thân nhân vụ cháy chung cư
Tiếp tục triển khai nhiều hỗ trợ người lao động và thân nhân vụ cháy chung cư

VOV.VN - Mấy ngày gần đây, lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và cán bộ công đoàn các cấp đã liên tục tới thăm, động viên đoàn viên và gia đình đoàn viên là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.

Tiếp tục triển khai nhiều hỗ trợ người lao động và thân nhân vụ cháy chung cư

Tiếp tục triển khai nhiều hỗ trợ người lao động và thân nhân vụ cháy chung cư

VOV.VN - Mấy ngày gần đây, lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và cán bộ công đoàn các cấp đã liên tục tới thăm, động viên đoàn viên và gia đình đoàn viên là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.

Nên trang bị những vật dụng gì trong nhà để phòng cháy chữa cháy?
Nên trang bị những vật dụng gì trong nhà để phòng cháy chữa cháy?

VOV.VN - Theo chuyên gia, tùy vào loại hình nhà ở mặt đất hay chung cư, người dân cần trang bị các vật dụng PCCC cần thiết. Trong đó có một số vật dụng như bình cứu hỏa, thang dây, mặt nạ chống khói...

Nên trang bị những vật dụng gì trong nhà để phòng cháy chữa cháy?

Nên trang bị những vật dụng gì trong nhà để phòng cháy chữa cháy?

VOV.VN - Theo chuyên gia, tùy vào loại hình nhà ở mặt đất hay chung cư, người dân cần trang bị các vật dụng PCCC cần thiết. Trong đó có một số vật dụng như bình cứu hỏa, thang dây, mặt nạ chống khói...

Hà Nội công bố địa chỉ chính thức tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư
Hà Nội công bố địa chỉ chính thức tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

VOV.VN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có thông báo về việc tiếp nhận sự ủng hộ tới các nạn nhân bị thiệt hại trong vụ hoả hoạn tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Hà Nội công bố địa chỉ chính thức tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

Hà Nội công bố địa chỉ chính thức tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

VOV.VN - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có thông báo về việc tiếp nhận sự ủng hộ tới các nạn nhân bị thiệt hại trong vụ hoả hoạn tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng
Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng

VOV.VN - Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt lại do điện bị cắt. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...

Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng

Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư, nhà cao tầng

VOV.VN - Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) khuyến cáo, người dân cần bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt lại do điện bị cắt. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Theo bác sĩ Bệnh viện Đại học Y, ngộ độc khí CO ngoài tổn thương trực tiếp, có thể gây tổn thương não sau này. Trong tình huống cháy, người dân dùng khăn ướt che kín mặt, mũi có thể giúp tránh khói, nhưng không ngăn được ngộ độc khí CO.

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc khí CO trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

VOV.VN - Theo bác sĩ Bệnh viện Đại học Y, ngộ độc khí CO ngoài tổn thương trực tiếp, có thể gây tổn thương não sau này. Trong tình huống cháy, người dân dùng khăn ướt che kín mặt, mũi có thể giúp tránh khói, nhưng không ngăn được ngộ độc khí CO.