Chiến sĩ Nhà giàn DK1 đối diện với những cơn bão lớn giữa đêm đen

VOV.VN -Niềm tin và nghị lực đã giúp các chiến sĩ Nhà giàn DK1 vượt qua khó khăn, nguy hiểm để đối diện với những cơn bão lớn giữa đêm đen.

Thiếu tá Phan Tuấn Anh (sinh năm 1978), Chính trị viên Nhà giàn DK1/2 – người đã công tác trong lĩnh vực Hải quân được 21 năm vẫn không thể nào quên được sự công phá mạnh mẽ của hai cơn bão số 15 và số 16 với sức gió cấp 11, 12, giật cấp 14, 15 diễn ra vào 12/2017. Tuy nhiên, dù có nguy hiểm như thế nào, các anh vẫn vững vàng bảo vệ nhà giàn DK1 trong bão tố đêm đen.

Thiếu tá Phan Tuấn Anh nhớ lại, hai cơn bão diễn ra đúng vào ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) và ngày lễ Giáng sinh (24/12/2017). Trong khi nhiều người dân coi đó là những ngày lễ, ngày nghỉ và tổ chức tiệc nửa đêm thì đối với các cán bộ, chiến sĩ lại đối mặt với giông bão, gió giật mạnh đổ dồn vào Nhà giàn DK1/2.

Thiếu tá Phan Tuấn Anh (ngồi giữa) và các cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/2 trong một cuộc họp

Hai cơn bão lớn và cuộc gọi lúc nửa đêm…

Hai cơn bão số 15 và 16 chỉ cách nhau 2 ngày, với gió giật rất lớn đã đánh bay gần hết hàng lan can an toàn khu vực dưới chân nhà và một phần lan can cầu thang của Nhà giàn. Các bồn dầu, két sắt, kho chứa được hàn chặt ở trên nhà giàn nhỏ nối với nhà giàn lớn cũng bị đánh bay.

12h đêm 24/12/2017 là lúc cơn bão số 16 tràn qua Nhà giàn DK1/2. Cũng thời gian đó, lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Tiểu đoàn DK1 đã gọi điện thoại ngay hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh em chiến sĩ trên Nhà giàn cũng như phương án chống chọi với bão. Thông qua sóng điện thoại, điện đàm, chỉ huy đã nghe rất rõ tiếng sét đánh như xé toang bầu trời, tiếng sóng đánh mạnh vào cả hai nhà giàn lớn và nhỏ.

Sự công phá của cơn bão số 15 và 16 đã làm cho nhà giàn DK1/2 rung lắc rất mạnh. Tất cả các chiến sĩ đều được huy động tập trung hết lên nhà giàn lớn. Gió mạnh với tiếng rít, giật liên hồi, nhiều phòng ở, làm việc đều bị nước tràn vào, những cánh cửa bị bung ra liên tục, không thể đóng chặt.

Nhà giàn DK1/2 từ khi bão số 15 và 16 diễn ra vào tháng 12/2017 đổ bộ vào (ảnh do chiến sĩ Nhà giàn DK1/2 cung cấp)

Đến 1h sáng 25/12, khi tâm bão đổ bộ vào khu vực Nhà giàn, bắt đầu có những cơn gió giật khủng khiếp, kèm theo gió là những cơn sóng kinh hoàng liên tục đánh vào chân nhà, có những cơn sóng cao hơn 20m đánh tràn qua nhà giàn nhỏ. Bao trùm lên nhà giàn nhỏ lúc đó là một màu trắng của sóng biển.

Khi nhận được thông tin đường đi của cơn bão số 15 và 16 sẽ rất mạnh, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải Quân và chỉ huy Tiểu đoàn DK1 thường xuyên quan tâm, động viên, thông báo đến các cán bộ, chiến sĩ ở trên nhà giàn về tình hình, diễn biến cũng như định hướng đối phó với cơn bão.

Từ Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đến Thượng tá Dương Thế Đường, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn DK1 và Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 thường xuyên gửi điện tín, gọi điện thoại để nắm vững công tác phòng chống cơn bão số 15 và 16 của các cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn. Với sự quan tâm đó, các anh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên và phương án đối phó với những cơn bão với sức công phá lớn đổ bộ vào Nhà giàn.

Những cột sóng cao hàng chục mét đổ lên Nhà giàn DK1/2 (ảnh do chiến sĩ Nhà giàn DK1/2 cung cấp)

Nếu có vấn đề gì ngoài tầm kiểm soát của anh em thì cấp trên sẽ huy động thêm các phương tiện tàu thuyền, máy bay và lực lượng từ đất liền ra ứng cứu đảm bảo sự an toàn của cán bộ, chiến sĩ trên Nhà giàn sẽ được đảm bảo. Vì thế, cho dù sóng gió có như thế nào thì tất cả mọi người đều đoàn kết, vững ý chí chống chọi thử thách của thiên nhiên.

Thế rồi mọi nguy hiểm do hai cơn bão đổ xuống Nhà giàn DK1/2 cũng qua đi khi hơn 4h sáng 22/12/2017, Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 gửi tin nhắn: "Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn DK1 chúc mừng các cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/2 đã xử lý tốt các tình huống trong bão. Các đồng chí đã chiến thắng được cơn bão to nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập Tiểu đoàn DK1. Đây là một chiến tích đáng ghi nhận của cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/2. Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn gửi lời khen ngợi đến toàn bộ cán bộ, chiến sĩ”.

Thật may mắn, điều mà tất cả các chiến sĩ đều trên Nhà giàn DK1/2 mong mỏi nhất là thông tin “các cán bộ, chiến sĩ an toàn tuyệt đối về mọi mặt”.

Niềm tin và nghị lực đã giúp các anh vượt qua nguy hiểm

Để đối phó với những cơn bão có sức công phá lớn, hàng tháng, hàng tuần, Chỉ huy Nhà giàn DK1 thường xuyên tổ chức huấn luyện cho các cán bộ, chiến sĩ phương án ứng phó, xử lý tình huống chống bão, sóng thần khi bão đổ bộ vào.

Sự công phá của cơn bão số 15 và 16 đã làm cho nhà giàn DK1/2 rung lắc rất mạnh (ảnh do chiến sĩ Nhà giàn DK1/2 cung cấp)

Hạ sĩ Nguyễn Quốc Đạt, quê ở Long Sơn, TP Vũng Tàu đến Nhà giàn được 9 tháng chia sẻ: “Với những chiến sĩ trẻ tuổi mới thực hiện nghĩa vụ ở biển đảo, khi nhận được thông tin cơn bão số 15 và 16 với sức công phá lớn vào nhà giàn DK1/2 cũng có những phút giây lo toan, suy tư. Thế nhưng, qua sự động viên của thủ trưởng cấp trên, chỉ huy trực tiếp của đơn vị cũng như được nghe những câu chuyện về cách ứng phó với bão của các chú, anh trước đó nên đã truyền cho anh cũng như các chiến sĩ khác một niềm tin và nghị lực và ý chí chống chọi với cơn bão một cách an toàn.

Trong thời gian hai cơn bão số 15 và 16 ập tới, các chiến ở trên Nhà giàn cũng đã nhận được các cuộc điện thoại từ gia đình, người thân hỏi thăm, động viên. Thế nhưng, với những nỗ lực chống chọi với cơn bão và khi biết được thông tin các chiến sĩ đều an toàn, người thân của các anh đều vỡ òa trong niềm hạnh phúc”.

Là chiến sĩ trẻ tuổi lần đầu tiên công tác trên Nhà giàn DK1, Hạ sĩ Nguyễn Trọng Thành, quê ở Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình nhận nhiệm vụ ở nhà giàn DK1 được 11 tháng nay vẫn không quên cái cảm giác lạ lẫm với cuộc sống ở nơi đây cũng như các phương pháp để đối phó với những cơn bão lớn. Thế nhưng, với những trải nghiệm ở Nhà giàn DK1 và sự huấn luyện cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn ý chí chiến đấu, anh đã có thêm bản lĩnh để đối diện với những khó khăn, nguy hiểm.

Thiếu tá Phan Tuấn Anh kể lại sự công phá của cơn bão số 15 và 16 lên nhà giàn DK1/2 



Đến nay, Thiếu tá Phan Tuấn Anh đã công tác tại các nhà giàn DK1 được 6 năm. Thế nhưng, năm nào anh cũng ăn Tết cùng với các chiến sĩ tại Nhà giàn. Anh luôn trấn an, động viên tinh thần của các chiến sĩ là mưa bão với sức gió giật mạnh có thể gây thiệt hại về vật chất nhưng tất cả chiến sĩ không được nao núng tinh thần, phải sàng sàng quyết tâm bảo vệ nhà giàn.

Thiếu tá Tuấn Anh cho biết, hầu hết các cán bộ chiến sĩ công tác trên Nhà giàn DK1 đều tình nguyện đến đây công tác. Có rất nhiều bạn trẻ là thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, mới 19 đôi mươi. Đặc biệt có những chiến sĩ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình công tác trên Nhà giàn. Không một người nào có tư tưởng muốn được nghỉ ngơi hay xin về đất liền trước thời gian quy định.

Nhiều chiến sĩ trẻ mới rời ghế nhà trường, tình nguyện ra Nhà giàn DK1 công tác lúc đầu cảm thấy bỡ ngỡ vì chưa quen với sóng biển, nắng gió ở vùng biển đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, khi hết thời gian làm nhiệm vụ ở đây, các anh đều có những tiến bộ vượt bậc về cả tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Khi trở về với đất liền, các chiến sĩ đã gọi điện cho các cán bộ là nhờ có những ngày tháng công tác, thực hiện nghĩa vụ ở Nhà giàn DK1 mà chúng em đã có thêm nghị lực đối diện với cuộc sống.

Đối với các anh, được làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc là trách nhiệm và cũng là niềm vinh dự. Vì thế, dù có phải đối diện với những những khó khăn, gian khổ hay sự nguy hiểm như những cơn bão lớn mạnh bất ngờ ập tới thì bản lĩnh, ý chí của người lính luôn phải vững vàng, không hề nao núng./.

Ảnh: Lưu luyến Trường Sa

VOV.VN -Trường Sa là vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được giữ gìn bằng máu xương của bao thế hệ cha anh luôn trong trái tim những người con đất Việt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những người thầm lặng bảo vệ an toàn cho ngư dân ở Trường Sa
Những người thầm lặng bảo vệ an toàn cho ngư dân ở Trường Sa

VOV.VN- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở Trường Sa là những người làm việc thầm lặng để bảo vệ an toàn cho ngư dân và giữ vùng biển đảo của Tổ quốc bình yên…

Những người thầm lặng bảo vệ an toàn cho ngư dân ở Trường Sa

Những người thầm lặng bảo vệ an toàn cho ngư dân ở Trường Sa

VOV.VN- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở Trường Sa là những người làm việc thầm lặng để bảo vệ an toàn cho ngư dân và giữ vùng biển đảo của Tổ quốc bình yên…

Hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ với lớp học đặc biệt ở Trường Sa
Hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ với lớp học đặc biệt ở Trường Sa

VOV.VN -Niềm hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ công tác ở đảo Trường Sa là được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh ở nơi đây.

Hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ với lớp học đặc biệt ở Trường Sa

Hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ với lớp học đặc biệt ở Trường Sa

VOV.VN -Niềm hạnh phúc của hai thầy giáo trẻ công tác ở đảo Trường Sa là được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh ở nơi đây.

Trường Sa trong trái tim của những người lần đầu tiên đặt chân lên đảo
Trường Sa trong trái tim của những người lần đầu tiên đặt chân lên đảo

VOV.VN -Háo hức, chờ đợi là cảm xúc của những người lần đầu tiên đến Trường Sa. Họ đều mong muốn các chiến sĩ hãy chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.

Trường Sa trong trái tim của những người lần đầu tiên đặt chân lên đảo

Trường Sa trong trái tim của những người lần đầu tiên đặt chân lên đảo

VOV.VN -Háo hức, chờ đợi là cảm xúc của những người lần đầu tiên đến Trường Sa. Họ đều mong muốn các chiến sĩ hãy chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.

Ảnh: Lưu luyến Trường Sa
Ảnh: Lưu luyến Trường Sa

VOV.VN -Trường Sa là vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được giữ gìn bằng máu xương của bao thế hệ cha anh luôn trong trái tim những người con đất Việt.

Ảnh: Lưu luyến Trường Sa

Ảnh: Lưu luyến Trường Sa

VOV.VN -Trường Sa là vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được giữ gìn bằng máu xương của bao thế hệ cha anh luôn trong trái tim những người con đất Việt.