Chống biểu hiện chủ quan ứng phó sự cố, thiên tai

VOV.VN -PTT Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó với sự cố thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.

Sáng 20/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2017 đến nay, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.

Năm 2017 và từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai, sự cố tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những sự cố về cháy nổ cũng gây hậu quả lớn. Do có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và sự tích cực chủ động trong điều hành ứng phó của lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và sự vào cuộc tích cực triển khai nghiêm túc của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị, đã làm giảm tối đa thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh phòng chống thiên tai là cần quyết liệt, tập trung thực hiện.

Theo báo cáo, thời gian qua, các lực lượng chức năng đã cứu được 5.438 người (so với cùng kỳ năm 2016 tăng 11%). Thông báo và hướng dẫn gần 745.000 phương tiện trên biển biết tình hình thời tiết nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn; di dời gần 108.000 hộ dân từ nơi nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn; Hỗ trợ tu sửa, dọn dẹp hàng chục nghìn nhà dân, cơ quan, trường học; Vận chuyển và cấp phát kịp thời hàng chục tấn lương khô, gạo, thùng mì tôm, nước uống và áo phao cho người dân bị ảnh hưởng thiên tai, sự cố.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương tinh thần và hành động quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có vai trò nòng cốt đặc biệt quan trọng của lực lượng cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị quân đội, công an và  người dân.

Phó Thủ tướng lưu ý có một số nơi hiệu quả công tác phòng chống thiên tai chưa cao; không có biện pháp để di dời dân quyết liệt. Một số nơi còn thiếu trách nhiệm khiến người dân chưa tin tưởng nên việc di dời dân khó thực hiện. Nhiều nơi còn chủ quan chưa nắm chắc tình hình thiên tai, lụt bão.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác phối hợp hiệp đồng với cấp ủy chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc xử lý các vụ việc cần nhiều lực lượng tham gia. Một số địa phương xây dựng phương án ứng phó với sự cố, thiên tai chưa sát thực tế nên lúng túng trong việc ứng phó với sự cố khi có tình huống xảy ra. Công tác dự báo khí thượng thủy văn  vẫn còn những hạn chế, nhất là cảnh báo lũ quét, lũ ống, sạt lở đất...

Tại các chung cư, nhà cao tầng trong thời gian qua do công tác kiểm soát đầu tư hạ tầng còn bất cập, sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác phòng cháy chữa cháy...

Theo Phó Thủ tướng, từ nay đến cuối năm 2018, đề nghị các bộ, ngành, địa phương trước hết cần thực hiện tốt các chức năng, trách nhiệm được giao. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến mưa lũ sau bão số 3 đối với vùng Bắc Trung Bộ; diễn biến lũ dâng ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long... Đặc biệt theo dõi các khu vực hay xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét để chủ động sơ tán người dân khỏi nơi nguy hiểm, có các phương án phù hợp để chủ động ứng phó khi sự cố xảy ra.

“Cần chống mọi biểu hiện chủ quan trong nhận thức, trong xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các địa phương chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao về sự cố, thiên tai; chủ động kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, mưa lũ đặc biệt lớn, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần sát tình hình thực tế của địa phương”- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị, phương án phòng chống thiên tai của các địa phương. Trong đó tập trung kiểm tra phương án huy động lực lượng, tổ chức sơ tán và bảo đảm an toàn dân cư khi thiên tai; phương án bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai lớn, các địa phương có nguy cơ bị thiệt hại lớn khi xảy ra thiên tai./.

 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Bão số 3 gây mưa to, lũ lớn khiến bản làng tan hoang
Ảnh: Bão số 3 gây mưa to, lũ lớn khiến bản làng tan hoang

VOV.VN -Lũ quét qua khiến nhiều bản làng ở huyện miền núi xứ Nghệ tan hoang. Hàng nghìn ha lúa hè thu bị nhấn chìm trong biển nước. 

Ảnh: Bão số 3 gây mưa to, lũ lớn khiến bản làng tan hoang

Ảnh: Bão số 3 gây mưa to, lũ lớn khiến bản làng tan hoang

VOV.VN -Lũ quét qua khiến nhiều bản làng ở huyện miền núi xứ Nghệ tan hoang. Hàng nghìn ha lúa hè thu bị nhấn chìm trong biển nước. 

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương ngập nặng
Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương ngập nặng

VOV.VN - Nước lũ cũng gây chia cắt hoàn toàn thị trấn Ba Chẽ với 4 xã vùng cao và mất điện toàn huyện Ba Chẽ.

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương ngập nặng

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương ngập nặng

VOV.VN - Nước lũ cũng gây chia cắt hoàn toàn thị trấn Ba Chẽ với 4 xã vùng cao và mất điện toàn huyện Ba Chẽ.