Chồng đánh vợ phải nhập viện nhưng nhiều phụ nữ vẫn giấu giếm

VOV.VN -Nhiều chị em sau khi tìm đến trợ giúp pháp lý, về nhà lại bị chồng đánh dã man hơn vì dám đi tố cáo chồng.

Thông tin tại “Hội thảo về hỗ trợ pháp lý và tiếp cận pháp lý cho phụ nữ ở Việt Nam” do UN Women phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức ngày 12/7 tại Hà Nội cho biết, phụ nữ tại Việt Nam nói chung, phụ nữ bị bạo hành gia đình nói riêng, còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công lý và  Luật trợ giúp pháp lý (2006) cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp.

Phụ nữ bị bạo hành khó tiếp cận công lý

TS. Nguyễn Thị Minh, Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp khẳng định: vấn đề bạo lực giới ở Việt Nam vẫn tồn tại nhức nhối, song thực tế chưa có cơ chế bảo vệ và lợi ích hợp pháp của người bị bạo hành, kể cả mặt pháp luật và xã hội. Trong Luật trợ giúp pháp lý hiện hành, phụ nữ bị bạo lực gia đình chưa được quy định là đối tượng trợ giúp pháp lý, trong khi đó phụ nữ bạo hành ở Việt Nam là vấn đề rất nhạy cảm.

Các đại biểu chia sẻ thông tin tại hội thảo

Theo đánh giá, phần lớn phụ nữ bị bạo hành không muốn cho người ngoài biết mình bị chồng đánh đập. Điều này xuất phát từ nhận thức của xã hội, cũng như những quan niệm phong kiến với những suy nghĩ như “vợ chồng đóng cửa bảo nhau”, “đừng vạch áo cho người xem lưng”, hay “xấu chàng hổ ai” hoặc phụ nữ phải là người cam chịu… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

TS. Nguyễn Thị Minh chia sẻ: Khi phụ nữ bị bạo hành, họ thường chịu đựng, không chia sẻ với ai, nhất là những chị em bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục... Bởi lẽ, nếu họ có chia sẻ hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của những người ngoài thì rất dễ bị lên án rằng “chắc chị/bà/em thế nào đó thì mới bị chồng đánh, thậm chí họ còn bị kỳ thị, đàm tiếu nếu như không tin bị lộ ra mà ít người thông cảm hoặc giúp đỡ. Hơn nữa, nhận thức của người chồng về việc bạo hành vợ mình còn rất hạn chế. Họ cho rằng việc đánh vợ là một hình thức “dạy vợ”, không phải đánh “người ngoài” nên không phạm tội.

Theo một đánh giả của Cơ quan LHQ về Phòng chống tội phạm và ma túy (UNODC) năm 2011 về thực trạng của phụ nữ trong hệ thống pháp lý hình sự cho thấy, không có nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình được tiếp cận hỗ trợ pháp lý và có đến 77% các trường hợp nín nhịn, không trình báo với cơ quan chức năng. Trong Luật hỗ trợ pháp lý hiện tại, những nhóm phụ nữ như nạn nhân của bạo lực, phụ nữ sống chung với HIV… mặc dù rất cần hỗ trợ về pháp lý lại không có khả năng tiếp cận những trợ giúp cần thiết.

Luật chưa “phủ sóng” nhiều phụ nữ bị bạo hành

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Thị Minh, với những bất cập hiện nay, khung pháp luật về hỗ trợ pháp lý và tiếp cận pháp lý cho phụ nữ ở Việt Nam cần phải được bổ sung, hoàn thiện. Hiến pháp 2013 đã bổ sung nhiều điều khoản bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền con người. Do đó, pháp luật cần có cơ chế để bảo vệ phụ nữ trước sự đe dọa của các tệ nạn xã hội, các hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ, hành vi bạo lực giới hoặc tội phạm buôn bán phụ nữ.

Hình ảnh một phụ nữ bị chồng đánh phải nhập viện

Ông Trần Nguyên Tú (Cục trợ giúp pháp lý) cho biết, Luật trợ giúp pháp lý hiện hành “bỏ rơi” nhiều đối tượng phụ nữ bị bạo hành gia đình. Bởi theo quy định, những trường hợp phụ nữ được trợ giúp pháp lý bao gồm người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người khuyết tật, nạn nhân bị buôn bán, phụ nữ dân tộc thiểu số… Trong khi đó, hoạt động trợ giúp pháp lý còn chưa thực sự vì phụ nữ, thậm chí phản tác dụng khi phụ nữ bị bạo hành tìm đến.

“Nhiều chị em sau khi tìm đến trợ giúp pháp lý, về nhà lại bị chồng đánh dã man hơn vì dám đi tố cáo chồng. Việc đòi hỏi nạn nhân cung cấp giấy tờ chứng minh khi tiếp nhận trợ giúp cho nạn nhân cũng rất bất cập, bởi khi bị chồng đánh, nạn nhân bỏ chạy thoát thân ra ngoài đã là may mắn lắm rồi, làm sao có thể cầm theo giấy tờ tùy thân được” – ông Tú nói.

TS. Đào Lệ Thu, Đại học Luật Hà Nội cũng nhấn mạnh, số vụ việc phụ nữ được trợ giúp pháp lý còn thấp (6 tháng đầu năm 2015, trợ giúp cho 24.609/51.641 trường hợp, đạt 47,65%), ít người thỏa mãn điều kiện được hưởng trợ giúp pháp lý, nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực không thuộc diện này; trong khi đó thiếu thông tin về dịch vụ trợ giúp pháp lý cũng như quyền được hưởng dịch vụ này cho nên nhiều phụ nữ bị bạo hành không biết chia sẻ cùng ai. Bà Đào Lệ Thu đề xuất mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý tới các hộ cận nghèo, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới…

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cũng khẳng định, với Luật trợ giúp pháp lý ra đời năm 2006, việc sửa đổi bộ luật này mang lại nhiều cơ hội để giải quyết những lỗ hổng trong khung pháp luật về trợ giúp pháp lý, từ đó để nâng cao khả năng tiếp cận công lý ở Việt Nam”./.

Lộ trình sửa đổi Luật trợ giúp pháp lý:

- Khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài (2015 – 2017)

- Xây dựng các dự thảo (từ tháng 8/2015 – đến tháng 2/2016)

- Lấy ý kiến Bộ, ngành, địa phương và nhân dân (từ tháng 3/2016 – 4/2016)

- Trình Chính phủ cho ý kiến (7/2016)

- Trình Quốc hội cho ý kiến (10/2016)

- Quốc hội dự kiến thông qua (2017)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường
Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Trung úy cảnh sát Song Jun-han ở Seoul đã chơi đàn ghita mỗi khi tham gia các chương trình ngăn chặn bạo lực học đường.

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Trung úy cảnh sát Song Jun-han ở Seoul đã chơi đàn ghita mỗi khi tham gia các chương trình ngăn chặn bạo lực học đường.

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên
Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

VOV.VN -Bạo lực tình dục diễn ra phổ biến ở nơi công cộng, nhưng xã hội coi đó là chuyện bình thường và không có hành động chống lại.

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái diễn ra ngang nhiên

VOV.VN -Bạo lực tình dục diễn ra phổ biến ở nơi công cộng, nhưng xã hội coi đó là chuyện bình thường và không có hành động chống lại.

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác
35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

VOV.VN -Bạo lực tình dục hoặc thể xác đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức, từ trong gia đình tới cộng đồng.

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

35% phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác

VOV.VN -Bạo lực tình dục hoặc thể xác đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đang diễn ra dưới nhiều hình thức, từ trong gia đình tới cộng đồng.

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường
Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, phải đưa nội dung giáo dục về bạo lực tình dục vào trong nhà trường để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái.

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, phải đưa nội dung giáo dục về bạo lực tình dục vào trong nhà trường để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái.

Phát động chiến dịch “đưa bạo lực tình dục ra ánh sáng“
Phát động chiến dịch “đưa bạo lực tình dục ra ánh sáng“

VOV.VN -Chiến dịch nhằm kêu gọi sự chung tay của tất cả mọi người trong việc chấm dứt bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.

Phát động chiến dịch “đưa bạo lực tình dục ra ánh sáng“

Phát động chiến dịch “đưa bạo lực tình dục ra ánh sáng“

VOV.VN -Chiến dịch nhằm kêu gọi sự chung tay của tất cả mọi người trong việc chấm dứt bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.