Chống tham nhũng chưa hiệu quả vì mức độ minh bạch còn thấp

VOV.VN - Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam thấp là do mức độ minh bạch của cơ quan Nhà nước còn thấp

Đầu tháng 12 này, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014 (CPI 2014), xếp hạng 175 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Năm nay, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trong số 175 quốc gia, vùng lãnh thổ trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điểm đáng chú ý là điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong 3 năm liên tiếp (2012- 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.

Tham nhũng trong lĩnh vực công ở Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng

Bà Đào Nga - Giám đốc điều hành của Tổ chức Hướng tới minh bạch, cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Hướng tới minh bạch quốc tế tại Việt Nam
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc tọa đàm “Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển” do Thanh tra Chính phủ và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP) phối hợp tổ chức, bà Đào Nga, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hướng tới minh bạch, cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Hướng tới minh bạch quốc tế tại Việt Nam, chia sẻ, thứ hạng của Việt Nam năm nay so với các năm trước có giảm một chút, tuy nhiên xếp hạng của Việt Nam trên bảng chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví như điểm số của các nước xung quanh tăng lên có thể làm cho vị trí của Việt Nam tụt xuống hoặc do tổng số nước được xếp hạng đánh giá trên bảng chỉ số có sự thay đổi.

Theo bà Nga, để xem xét, đánh giá tình hình tham nhũng ở một nước cần nhìn vào điểm số của nước đó hơn là vị trí xếp hạng. Vị trí xếp hạng chỉ cho thấy vị trí của nước đó ở đâu so với các nước trên thế giới; nhưng để đánh giá tình hình của một nước, thì phải xem điểm số của nước đó là bao nhiêu. Năm nay, điểm số của Việt Nam đạt 31/100 trong bảng chỉ số cảm nhận tham nhũng. Trên thang điểm này, điểm 0 chỉ mức độ tham nhũng cao; điểm 100 là rất trong sạch. Việc điểm số của Việt Nam “ổn định” trong suốt 3 năm qua, từ năm 2012 cho đến nay, cho thấy tham nhũng trong khu vực công tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Tất cả các nước có chỉ số dưới 50 (dưới mức trung bình), thì ở những nước đó, tham nhũng trong lĩnh vực công là vấn đề rất nghiêm trọng.

Bà Nga cũng chia sẻ nguyên nhân lý giải việc điểm số của Việt Nam trên bảng chỉ số CPI còn thấp là do mức độ minh bạch, mức độ giải trình của các cơ quan Nhà nước còn thấp; hiệu lực thực thi pháp luật về phòng chống tham nhũng còn yếu.

Để cải thiện điểm số cũng như tình hình tham nhũng ở Việt Nam, Giám đốc điều hành Tổ chức Minh bạch cho rằng các biện pháp của Nhà nước, Chính phủ cần tập trung để tăng cường sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công quyền; tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước và người đứng đầu những cơ quan này, đồng thời với tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật.

Việt Nam cần sớm có Luật tiếp cận thông tin

“Trong bối cảnh Chính phủ đang dự thảo và chuẩn bị trình Quốc hội Luật tiếp cận thông tin, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần phải sớm có một đạo luật về tiếp cận thông tin, điều kiện để người dân thực hiện quyền được yêu cầu các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin, qua đó tăng cường tính công khai, minh bạch của các cơ quan Nhà nước”, bà Nga nói.

Bà Nga cũng cho rằng cần có cơ chế làm rõ trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước, qua đó mới có thể củng cố lòng tin của người dân vào nỗ lực phòng chống tham nhũng của Nhà nước. “Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều đơn thu khiếu nại không được giải quyết hoặc có quyết định nhưng không được thực thi hiệu quả. Trong những trường hợp đó, trách nhiệm của các cơ quan đứng đầu, cơ quan giải trình đến đâu?”, bà Nga đặt câu hỏi.

Bà Nga cũng nêu một thực tế ở Việt Nam đó là để tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng, nhiều cơ quan cùng có chức năng nhiệm vụ tham gia phòng chống tham nhũng như Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao… Tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ quan này xưa nay luôn là một vấn đề, dẫn tới hiệu lực thực thi luôn bị đánh giá thấp. Bà Nga cho rằng để thực thi pháp luật tham nhũng hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan. “Chính phủ cần nghiên cứu để chỉ định một cơ quan nào đó có chức năng điều hành, điều phối và chịu trách nhiệm việc thực thi, đảm bảo hiệu quả hơn”, bà Nga cho biết thêm.

Khen thưởng xứng đáng và bảo vệ người dũng cảm tố cáo tham nhũng

Trong bản công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014, Tổ chức Minh bạch cho rằng bất kì một văn bản luật hay nỗ lực phòng, chống tham nhũng nào cũng sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia và ủng hộ của người dân. Bình luận tình hình thực tế ở Việt Nam, bà Nga cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp khuyến khích sự tham gia của người dân, đặc biệt trong việc tố cáo tham nhũng, nhưng vẫn cần có những cơ chế thiết thực và hiệu quả hơn để khích lệ người dân sẵn sàng tố cáo.

Cũng theo bà Nga, việc có nhiều công cụ để người dân tham gia giám sát mới là một phần, phần quan trọng hơn là phải tuyên truyền phổ biến để người dân biết đến những công cụ giám sát đó, và sau khi biết thì họ phải tham gia như thế nào.

“Có nghĩa là việc nâng cao nhận thức của người dân cũng như tăng cường năng lực sử dụng công cụ giám sát cho người dân chưa tốt nên sự tham gia của người dân còn hạn chế. Đặc biệt việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng là việc hết sức quan trọng bởi nếu người ta không tin tưởng, người ta sợ thì sẽ không tố cáo như vậy họ không thể tham gia hay tăng cường tham gia phòng chống tham nhũng được. Cho nên cần phải cụ thể hóa hơn nữa biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng để người dân có thể tin tưởng, yên tâm tố cáo tham nhũng”, bà Nga nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang sửa đổi Bộ Luật Hình sự và có kế hoạch đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, đồng thời tham gia vào chu trình đánh giá thứ hai đối với Công ước LHQ về phòng chống tham nhũng, theo khuyến nghị của Tổ chức Minh bạch, việc sửa đổi hai bộ luật quan trọng này cần thiết phải dựa vào và phù hợp với các quy định trong công ước của LHQ về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, theo bà Nga, cần nghiên cứu mở rộng tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư, hình sự hóa tội hối lộ quan chức nước ngoài và công chức trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: Tham nhũng không riêng lẻ mà hình thành bè nhóm bao che
Chủ tịch nước: Tham nhũng không riêng lẻ mà hình thành bè nhóm bao che

VOV.VN - Chủ tịch nước mong rằng cử tri cần phát huy vai trò phát hiện thông tin tới các cơ quan chức năng và tăng cường giám sát

Chủ tịch nước: Tham nhũng không riêng lẻ mà hình thành bè nhóm bao che

Chủ tịch nước: Tham nhũng không riêng lẻ mà hình thành bè nhóm bao che

VOV.VN - Chủ tịch nước mong rằng cử tri cần phát huy vai trò phát hiện thông tin tới các cơ quan chức năng và tăng cường giám sát

Tổng Bí thư: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng
Tổng Bí thư: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Quan điểm của Đảng là rõ ràng phòng, chống tham nhũng ở tất cả các cấp, không có vùng cấm, kiên quyết làm, không có nhân nhượng.

Tổng Bí thư: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng

Tổng Bí thư: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Quan điểm của Đảng là rõ ràng phòng, chống tham nhũng ở tất cả các cấp, không có vùng cấm, kiên quyết làm, không có nhân nhượng.

Tiền Giang phát hiện 7 trường hợp tham nhũng trên 2,6 tỷ đồng
Tiền Giang phát hiện 7 trường hợp tham nhũng trên 2,6 tỷ đồng

VOV.VN-Trong đó, có 3 trường hợp phát hiện qua hoạt động kiểm tra nội bộ; 2 trường hợp qua giải quyết khiếu nại, tố cáo; 2 trường hợp qua hoạt động nghiệp vụ.

Tiền Giang phát hiện 7 trường hợp tham nhũng trên 2,6 tỷ đồng

Tiền Giang phát hiện 7 trường hợp tham nhũng trên 2,6 tỷ đồng

VOV.VN-Trong đó, có 3 trường hợp phát hiện qua hoạt động kiểm tra nội bộ; 2 trường hợp qua giải quyết khiếu nại, tố cáo; 2 trường hợp qua hoạt động nghiệp vụ.

Chống tham nhũng: Người được kê khai tài sản chưa trung thực
Chống tham nhũng: Người được kê khai tài sản chưa trung thực

VOV.VN - Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thừa nhận việc kê khai tài sản còn hình thức

Chống tham nhũng: Người được kê khai tài sản chưa trung thực

Chống tham nhũng: Người được kê khai tài sản chưa trung thực

VOV.VN - Người đứng đầu Thanh tra Chính phủ thừa nhận việc kê khai tài sản còn hình thức

Bình Thuận: Tin tố giác tham nhũng được mua đến 10 triệu đồng
Bình Thuận: Tin tố giác tham nhũng được mua đến 10 triệu đồng

VOV.VN - Chế độ mua tin nhằm huy động người dân tham gia tố giác, phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.

Bình Thuận: Tin tố giác tham nhũng được mua đến 10 triệu đồng

Bình Thuận: Tin tố giác tham nhũng được mua đến 10 triệu đồng

VOV.VN - Chế độ mua tin nhằm huy động người dân tham gia tố giác, phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.

Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển
Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển

VOV.VN - Vẫn còn nhiều việc phải làm để phát huy hơn nữa vai trò của người dân, các thành phần trong xã hội trong phòng chống tham nhũng

Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển

Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển

VOV.VN - Vẫn còn nhiều việc phải làm để phát huy hơn nữa vai trò của người dân, các thành phần trong xã hội trong phòng chống tham nhũng