Chống tiêm vắc xin: Hiểm họa khôn lường

VOV.VN - Các chuyên gia cảnh báo: Nếu các bậc phụ huynh theo trào lưu không đưa con em đi tiêm văc xin sẽ gây hiểm họa khôn lường cho chính con em mình.

Hiện nay, trên mạng xã hội đang hình thành trào lưu chống tiêm vắc xin và lan truyền những thông tin kêu gọi các bậc phụ huynh không nên cho con em đi viêm vắc xin. Các chuyên gia đầu ngành cảnh báo: Nếu các bậc phụ huynh theo trào lưu này thì gây hiểm họa khôn lường cho chính con em mình.

Trẻ không được tiêm vắc xin dẫn đến hiểm họa khó lường.

Hiện có một nhóm mở trên mạng xã hội Facebook tên là “Vắc xin: Nên hay không?” đang có gần 9.500 thành viên tham gia (con số tính đến ngày 7/7). Cũng trên diễn đàn này đã có nhiều nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên cho trẻ tiêm vắc xin hay không. Những cuộc tranh cãi này thu hút hàng trăm người tham gia bình luận, trong đó có không ít bậc cha mẹ có con nhỏ.

Bình luận của nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự hoang mang khi đọc những thông tin liên quan đến một số trường hợp khác thường, những tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. Nhiều phụ huynh khác đang bị dẫn dắt bởi lý lẽ: tốt nhất không tiêm vắc xin cho trẻ mà cứ cho phát triển theo lẽ tự nhiên.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu không có vắc xin thì tỷ lệ trẻ em tử vong vì bệnh dịch sẽ cao hơn hoặc các em sống sót nhưng tàn tật cả đời. Những bệnh đang được tiêm vắc xin phòng bệnh hiện nay như: bệnh viêm não Nhật Bản, ho gà, sởi, bạch hầu... đều là những bệnh nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ. Các bác sĩ đã nhiều lần bất lực trước những ca bệnh nặng không thể cứu chữa mà nguyên nhân chính là do không tiêm vắc xin, hoặc tiêm không đủ liều.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho biết: có hơn 80% các ca bệnh điều trị tại khoa là những trẻ không được tiêm chủng. 

Theo bác sĩ Khanh, hiện tượng “nói không với vắc xin” chỉ có thể xuất hiện và dâng cao khi tình hình dịch bệnh đang ở mức thấp. Còn nếu xuất hiện trong thời điểm đang có nhiều trẻ em bị mắc sởi, ho gà, sốt bạch hầu … sẽ không tồn tại được.

Bác sỹ Khanh nói: “Cho tới hiện nay những vắc xin đưa ra ngoài thị trường phản ứng không mong muốn là mang tính cá thể, tính cơ địa. Có nghĩa là cơ địa đó mới sốt như vậy. Thành ra những tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn đó người ta sẽ giảm tới mức thấp nhất chứ không phải vì thế mà người ta bỏ vắc xin đó đi”.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện Trưởng Viện Pasteur, các loại vắc xin đều có hệ thống báo cáo về các quốc gia, không thể để các sản phẩm có nhiều tác hại mà vẫn lưu dùng cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

Tiến sĩ Lân hiểu và cảm thông cho những người mẹ đưa con tiêm vắc xin mà con có những biểu hiện khác thường về sức khỏe thì luôn muốn biết nguyên nhân.  Rồi khi chưa tìm ra nguyên nhân thì tìm một lý do để giải tỏa bớt vấn đề tâm lý và có sự nghi ngờ đối với việc tiêm vắc xin. Các phụ huynh nên có niềm tin vào khoa học, tin vào Tổ chức Y tế thế giới.

Phó Giáo sư- Tiến sỹ Phan Trọng Lân  nói: “Một người mẹ, họ đẻ đứa con thì chăm lo cho rất nhiều. Họ nghe thông tin trái chiều đúng sai chưa biết, nhưng họ do dự cho dừng lại không tiêm cho trẻ. Nhưng chính dừng lại đó chính là thời điểm nguy hiểm nhất, là con mình mất cơ hội phòng bệnh quan trọng nhất. Tôi ví dụ như bệnh ho gà, dưới 6 tháng có tỉ lệ tử vong đến 84%”.

Mới đây, trong buổi làm việc với các  bệnh viện tại TP HCM về công tác phòng chống dịch bệnh, chứng kiến cảnh nhiều bệnh nhi bị bệnh nặng do không tiêm vắc xin, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế - cho biết: Trào lưu nói không với tiêm vắc xin đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân xuất hiện của những căn bệnh bệnh ho gà ở phía Bắc, dịch sởi ở trẻ dưới 9 tháng, bạch hầu ở Quảng Nam, Bình Phước… Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh, cần sự vào cuộc của các bác sĩ, của những người có con em khỏe mạnh sau khi tiêm vắc xin, của những người có hậu quả từ việc không tiêm chủng, để ngăn chặn trào lưu đi ngược khoa học này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Đà Nẵng phản ứng về tiêm vắc xin dịch vụ
Người dân Đà Nẵng phản ứng về tiêm vắc xin dịch vụ

VOV.VN -Bình quân mỗi ngày, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Đà Nẵng tiếp nhận từ 300 đến 400 trường hợp đến tiêm phòng vắc xin dịch vụ.

Người dân Đà Nẵng phản ứng về tiêm vắc xin dịch vụ

Người dân Đà Nẵng phản ứng về tiêm vắc xin dịch vụ

VOV.VN -Bình quân mỗi ngày, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Đà Nẵng tiếp nhận từ 300 đến 400 trường hợp đến tiêm phòng vắc xin dịch vụ.

Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng: Vẫn còn nhiều bất cập
Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng: Vẫn còn nhiều bất cập

VOV.VN - Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng có thể sẽ tránh được tình trạng người dân chen lấn, hỗn loạn như từng xảy ra

Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng: Vẫn còn nhiều bất cập

Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng: Vẫn còn nhiều bất cập

VOV.VN - Đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ qua mạng có thể sẽ tránh được tình trạng người dân chen lấn, hỗn loạn như từng xảy ra

Nữ sinh nhập viện cấp cứu sau khi tiêm vắc xin tại trường
Nữ sinh nhập viện cấp cứu sau khi tiêm vắc xin tại trường

Sau khi được tiêm vắc xin sởi – Rubella, 2 học sinh trường cấp 3 ở Hà Tĩnh buồn nôn, chóng mặt, khó thở.

Nữ sinh nhập viện cấp cứu sau khi tiêm vắc xin tại trường

Nữ sinh nhập viện cấp cứu sau khi tiêm vắc xin tại trường

Sau khi được tiêm vắc xin sởi – Rubella, 2 học sinh trường cấp 3 ở Hà Tĩnh buồn nôn, chóng mặt, khó thở.