Chốt dân quân biên giới, điểm tựa của nhân dân vùng biên

VOV.VN - Bóng áo xanh của chiến sỹ dân quân như tín hiệu bình yên, giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế trên mọi nẻo biên cương.

Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An có đường biên giới dài 26km với nước bạn Campuchia - là trung tâm của khu vực Đồng Tháp Mười, giữ vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng và an ninh trong thế trận phòng thủ của khu vực. Để trị an được giữ vững, bên cạnh các lực lượng chính quy, lực lượng dân quân cũng luôn có mặt trên mọi nẻo đường biên giới nơi đây để giữ gìn an ninh trật tự, đồng hành cùng bà con nông dân vùng biên.

Chốt dân quân Bình Tân, thị xã Kiến Tường tuần tra bảo vệ trị an địa bàn.

Sáng bình yên trên tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc, địa bàn thị xã Kiến Tường tỉnh Long An... như thường nhật Tiểu đội Dân quân thường trực chốt dân quân xã Bình Tân triển khai huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ trị an địa bàn. Buổi huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại chỗ đang được chốt dân quân duy trì nghiêm túc, sau tín hiệu báo động, chiến sỹ dân quân -  mỗi người một vị trí, nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, thực hành các phương án đánh địch bảo vệ chốt.

Những năm qua, từ khi có lực lượng dân quân thường trực ăn ở tập trung, được trang bị vũ khí và huấn luyện tốt, ngày đêm tuần tra canh gác, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa bàn biên giới đã yên tâm tập trung đầu tư phát triển sản xuất, bám trụ lâu dài trên vùng đất “phên dậu” này. Chốt dân quân ở các xã là chỗ dựa cho nhân dân lao động sản xuất, giao lưu qua lại, tăng cường đoàn kết của nhân dân ở hai bên biên giới.  

Theo nhiều người dân, trước đây khu vực này, tình hình an ninh trật tự luôn phức tạp về tội phạm, người dân 2 bên qua lại tự do, thường xuyên xảy ra tệ nạn, buôn lậu và tội phạm trà trộn. Đặc biệt là tình trạng xâm canh, xâm cư... Cùng chung mô hình xây dựng chốt dân quân biên giới của các địa phương biên giới trong tỉnh, chốt dân quân Bình Tân được thành lập và đi vào hoạt động năm 2008 tại ấp Gò Tranh. Nằm cạnh đường tuần tra biên giới, án ngữ trên các đường mòn lối mở tự phát qua lại biên giới, trên khoảng hơn 10km đường biên từ cửa khẩu Bình Hiệp đến xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng không có cư dân sinh sống. Chốt dân quân xã Bình Tân ra đời vừa là người lính đứng gác một góc biên cương, vừa là điểm tựa của nhân dân lao động sản xuất trên địa bàn biên giới.

Ông Trương Văn Thưởng - Trưởng ấp Gò Tranh, xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường, Long An nói: "Từ khi có chốt dân quân, bà con hết sức an tâm. Từ an ninh trật tự đến những khó khăn gì bà con đều giúp đỡ. Đến thời điểm này, bà con rất an tâm để tập trung sản xuất".

Lực lượng vũ trang Long An phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới.

Từ chỗ tạm bợ đơn sơ ngày đầu thành lập, năm 2018 Chốt dân quân được Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An đầu tư xây dựng mới trên khuôn viên doanh trại rộng 23.000m2, trong đó có 5.000m2 diện tích ao nuôi cá, với tổng kinh phí xây dựng khoảng 4,5 tỷ đồng. Việc xây dựng chốt dân quân Bình Tân đã góp phần cùng các lực lượng khác khép kín địa bàn, gắn với cụm điểm tựa của bộ đội địa phương và gắn với đồn, trạm và chốt hỏa lực của bộ đội biên phòng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh Long An có ít nhất hơn 20 chốt dân quân tương tự được xây dựng gắn với các điểm tựa, cụm điểm tựa, khu vực phòng ngự, khu vực bố trí trận địa chiến đấu và bảo đảm chiến đấu của các đơn vị bộ đội chủ lực, biên phòng, bộ đội địa phương trong thế trận chung về phòng thủ bảo vệ biên giới của tỉnh và Quân khu 7. 

Anh Nguyễn Thanh Nam - Xã đội trưởng xã Bình Tân - thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An cho biết: “Bản thân đơn vị đã xây dựng các kế hoạch huấn luyện, diễn tập nhằm đảm bảo hoạt động của chốt dân quân sát với đối tượng địa bàn tác chiến. Nhất là về địa hình thời tiết gắn với các tình huống quốc phòng và an ninh. Chủ động phối hợp với các lực lượng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia trong mọi tình huống”.

Dân quân và các đơn vị chức năng cung cấp nước ngọt cho nhân dân vùng hạn mặn.

Từ kết quả trong xây dựng, hoạt động của Chốt dân quân biên giới xã Bình Tân, có thể khẳng định, đây là một phương án khả thi cho công tác tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng ở cơ sở. Theo ông La Văn Dân - Phó chủ tịch UBND Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, kết quả bước đầu trong xây dựng chốt dân quân thường trực là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động vẫn còn một số khó khăn về tổ chức, biên chế chưa có quy định đầy đủ trong các văn bản pháp luật. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, ngân sách bảo đảm cho xây dựng hoạt động của chốt dân quân còn hạn hẹp chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương, trong khi điều kiện kinh tế xã hội các xã biên giới còn khó khăn...  

Ông La Văn Dân chia sẻ: “Để thực hiện chủ trương trên chúng tôi đã phải tập trung giải quyết hàng loạt các vấn đề góp phần xây dựng thế trận quân sự “làng xã chiến đấu”, tiếp tục cũng cố khả năng phòng thủ, bảo vệ tuyến biên giới. Tiêu biểu là chốt dân quân xã Bình Tân với sự nỗ lực của địa phương và hỗ trợ về kinh phí của cấp trên hiện nơi đây đã trở thành điểm chốt dân quân biên giới vững mạnh toàn diện”.

Hiện chính quyền thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An đang kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng chốt dân quân với cụm dân cư bảo vệ biên giới, tạo thế trận liên hoàn vững chắc để chủ động xử lý các tình huống trong thời bình và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục thực hiện tốt việc phối hợp với các lực lượng trong việc giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống... luôn trở thành điểm tựa vững chắc cho nhân dân vùng biên trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những người canh giữ cột mốc biên cương
Những người canh giữ cột mốc biên cương

VOV.VN -Không mang quân hàm, không mặc áo lính nhưng già làng, trưởng bản, luôn đồng hành cùng lực lượng biên phòng trên các cung đường bảo vệ đường biên.

Những người canh giữ cột mốc biên cương

Những người canh giữ cột mốc biên cương

VOV.VN -Không mang quân hàm, không mặc áo lính nhưng già làng, trưởng bản, luôn đồng hành cùng lực lượng biên phòng trên các cung đường bảo vệ đường biên.

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc
Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

VOV.VN - Nhiều cách làm hay của quân và dân trên toàn tuyến biên cương đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi tiền tiêu của Tổ quốc. 

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

VOV.VN - Nhiều cách làm hay của quân và dân trên toàn tuyến biên cương đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi tiền tiêu của Tổ quốc. 

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình
Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

VOV.VN - Đây là món quà đầy ý nghĩa đối với các em học sinh vùng cao Quảng Bình - nơi vừa hứng chịu trận lũ lớn, gây ngập lụt và chia cắt nhiều khu vực.

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

VOV.VN - Đây là món quà đầy ý nghĩa đối với các em học sinh vùng cao Quảng Bình - nơi vừa hứng chịu trận lũ lớn, gây ngập lụt và chia cắt nhiều khu vực.