Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM lên tiếng

VOV.VN - Chủ đầu tư khẳng định, đã thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng dự án và đảm bảo kỹ thuật - chất lượng.

Chiều 13/9, tại TP. HCM, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trung Nam BT 1547, thành viên Tập đoàn Trung Nam thực hiện Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1” có có buổi gặp gỡ báo chí để giải trình về một số thông tin liên quan đến việc tạm dừng dự án trong thời gian qua.

Dự án chống ngập TP. HCM.

Chủ đầu tư khẳng định, đã thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng dự án và đảm bảo kỹ thuật - chất lượng.

Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - Giai đoạn 1” đã hoàn thành 72% khối lượng và buộc phải tạm dừng thi công từ 27/4/2018 đến nay do chưa giải ngân được một số hạng mục từ ngân hàng BIDV- Chi nhánh Nam Sài Gòn. Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Trung Nam BT 1547, chưa giải ngân được là do UBND TP. HCM chưa ký xác nhận để thanh toán thông qua một Đơn vị Tư vấn giám sát hợp đồng về tính pháp lý của dự án này là Liên doanh tư vấn giám sát hợp đồng (MEINHARDT-CMB-TL12) không xác nhận thanh toán.

Lý do chính của đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng đưa ra là “Tiêu chuẩn thép không có trong tiêu chuẩn UBND TP. HCM duyệt; Chỉ dẫn kỹ thuật: S355 xuất xứ G7, cơ tính và hóa tính tương đương S355”. Cụ thể là thép cửa van làm cống ngăn triều của thành phố phê duyệt phải là thép không rỉ và xuất xứ từ các nước G7, nhưng chủ đầu tư Trung Nam lại dùng thép đen của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tâm Tiến cho rằng, thông tin này hoàn toàn không chính xác. Bởi cho dù, trong hồ sơ thiết kế, bản chỉ dẫn kỹ thuật có nội dung trên, nhưng quy định như vậy là trái với Luật Xây dựng (điểm đ, khoản 2, Điều 86): “Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước”. Và để phù hợp với các quy định của pháp luật, đơn vị tư vấn thiết kế đã đính chính lại nội dung chỉ dẫn kỹ thuật: “Vật tư chính chế tạo cửa van là thép S355 hoặc tương đương”. Về kỹ thuật chuyên ngành thì bản vẽ là quan trọng nhất trong hồ sơ thiết kế, làm căn cứ để triển khai thi công. tư vấn giám sát hợp đồng không thể căn cứ vào một điều khoản chưa phù hợp quy định pháp luật để không xác nhận thanh toán.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Trung Nam BT 1547.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, quá trình triển khai dự án, việc thi công hoàn toàn tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công và chỉ có sự thay đổi giữa thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công. Theo quy định, thiết kế cơ sở chỉ có tính định hướng, đến bước thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị thiết kế khảo sát, đo đạc, tính toán, thí nghiệm nhiều hơn, chi tiết hơn để đưa ra thiết kế chi tiết nhằm đảm bảo kỹ thuật cho công trình đủ điều kiện để triển khai thi công và tối ưu hóa chất lượng, hiệu quả khi đưa vào khai thác. Tất cả những thay đổi về loại thép sử dụng đều phù hợp với thiết kế, phù hợp với điều kiện an toàn…Và khi điều chỉnh cho đảm bảo kỹ thuật sẽ giảm đi cho hạng mục cửa van là hơn 90 tỷ đồng.

Về pháp lý liên quan đến các điều chỉnh vật tư, nhà đầu tư khẳng định rằng, tại nhiều văn bản, chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. HCM và hướng dẫn của Bộ Xây dựng qui định rất rõ; đó là các bên tham gia dự án phải tuân thủ theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM. Nhà đầu tư Trung Nam cũng khẳng định hoàn toàn không có việc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM “hợp thức hóa” bởi quy trình thực hiện dự án rất chặt chẽ, nhiều cơ quan kiểm tra giám sát.

Văn bản của Trung Nam 1547.

Theo ông Tiến, việc Tư vấn giám sát hợp đồng tuy ký xác nhận giá trị hoàn thành nhưng trong văn bản xác nhận thường kèm theo các ý kiến và khuyến cáo thiếu cơ sở. Dự án tạm dừng khi khối lượng thi công đã đạt 72%, tương đương với tổng giá trị hoàn thành là 5.690 tỷ đồng. Trong khi đó, Tư vấn giám sát hợp đồng chỉ xác nhận 3.503 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đã chi là 803 tỷ. Như vậy khối lượng công việc đã hoàn thành nhưng chưa được giải ngân lên tới 1.384 tỷ đồng, gây khó khăn cho nhà thầu và làm ảnh hưởng đến đời sống của đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư và công nhân thi công trên công trường.

Tại buổi giải trình với báo chí, ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Trung Nam BT 1547 cũng cho biết, việc dự án bị tạm dừng trong thời gian qua gây ra rất nhiều thiệt hại về tiến độ, lãi suất, nhân công, ước tính trung bình mỗi tháng là từ 17 - 20 tỷ đồng…Nếu không kịp thời giải quyết có thể dự án sẽ không kịp về đích theo dự kiến là 30/6/2019.

“Càng kéo dài càng thiệt hại và kể cả nhà thầu, đơn vị thi công… Chúng tôi rất mong muốn hoàn thành sớm, chúng tôi cố gắng làm việc với UBND thành phố giải quyết dứt điểm cho dự án khởi động lại. Có một thời gian công trình làm rất nhanh nhưng bây giờ tư vấn giám sát hợp đồng có quan điểm gây cản trở như thế thì dự án không biết khi nào tái khởi động. Khởi động lại sớm ngày nào thì chưa nói hiệu quả mà sẽ giúp ít phiền người dân hơn”, ông Nguyễn Tâm Tiến nói.

Được biết, dù chủ đầu tư đã lên tiếng khẳng định là đã tuân thủ quy định của pháp luật, hợp đồng dự án và đảm bảo kỹ thuật, chất lượng. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị Tư vấn giám sát hợp đồng vẫn giữ quan điểm trước sau như một trong việc đánh giá, nhận xét về tính pháp lý của Trung Nam BT 1547 thay đổi tiêu chuẩn vật liệu thép, nên việc giải ngân vẫn chưa có lối ra.  Và như thế có nghĩa là dự án vẫn tiếp tục đình trệ. Vì vậy, lúc này, UBND TP. HCM và các bộ, ngành chức năng, trước hết là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần vào cuộc để tháo gỡ vướng mắc, nhằm sớm tái khởi động lại công trình thi công theo tiến độ đã đề ra.

Dự án chống ngập TP. HCM.

Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM (giai đoạn 1) với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng của TP. HCM được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40 -160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định. Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.

Với mục tiêu chống ngập cho lưu vực rộng 570km2 của TP. HCM, dự án dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2018, song đã không về đích đúng hẹn vì các địa phương chậm bàn giao mặt bằng. Dự án được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng- chuyển giao), UBND TP. HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.Hồ Chí Minh được “giải cứu“
Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.Hồ Chí Minh được “giải cứu“

VOV.VN - Dự án chống ngập có tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Trung Nam ở TP Hồ Chí Minh sẽ được thi công tiếp sau hai tháng tạm dừng vì thiếu vốn.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.Hồ Chí Minh được “giải cứu“

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.Hồ Chí Minh được “giải cứu“

VOV.VN - Dự án chống ngập có tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Trung Nam ở TP Hồ Chí Minh sẽ được thi công tiếp sau hai tháng tạm dừng vì thiếu vốn.

Hết kinh phí, máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh dừng hoạt động
Hết kinh phí, máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh dừng hoạt động

VOV.VN -Lý giải về việc dừng máy bơm, đơn vị đầu tư lắp đặt hệ thống này cho biết là hết kinh phí vận hành.

Hết kinh phí, máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh dừng hoạt động

Hết kinh phí, máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh dừng hoạt động

VOV.VN -Lý giải về việc dừng máy bơm, đơn vị đầu tư lắp đặt hệ thống này cho biết là hết kinh phí vận hành.

Quảng Ninh lên phương án chống ngập, sạt lở trong đợt mưa lớn kéo dài
Quảng Ninh lên phương án chống ngập, sạt lở trong đợt mưa lớn kéo dài

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị lên phương án, hoàn thiện các công trình chống ngập, sạt lở tại nhiều khu dân cư, đường cao tốc, bãi thải mỏ

Quảng Ninh lên phương án chống ngập, sạt lở trong đợt mưa lớn kéo dài

Quảng Ninh lên phương án chống ngập, sạt lở trong đợt mưa lớn kéo dài

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị lên phương án, hoàn thiện các công trình chống ngập, sạt lở tại nhiều khu dân cư, đường cao tốc, bãi thải mỏ

Bí thư Hà Nội thăm, kiểm tra công tác chống ngập úng tại Chương Mỹ
Bí thư Hà Nội thăm, kiểm tra công tác chống ngập úng tại Chương Mỹ

VOV.VN - Sau 14 ngày ngập úng, Chương Mỹ vẫn còn trên 3.000 hộ dân bị ngập lụt. Đến thời điểm này nước trên sông Bùi đang rút chậm, một số nơi đã có điện.

Bí thư Hà Nội thăm, kiểm tra công tác chống ngập úng tại Chương Mỹ

Bí thư Hà Nội thăm, kiểm tra công tác chống ngập úng tại Chương Mỹ

VOV.VN - Sau 14 ngày ngập úng, Chương Mỹ vẫn còn trên 3.000 hộ dân bị ngập lụt. Đến thời điểm này nước trên sông Bùi đang rút chậm, một số nơi đã có điện.