Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo “nóng” sau hàng loạt vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Ngày 22/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có chỉ đạo về việc tăng cường quản lý giáo dục, ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xuất hiện tình trạng bạo lực học đường tại các cơ sở trường học, nhất là học sinh các cấp học THCS, THPT đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất các em và tác động xấu đến môi trường giáo dục, tạo ra dư luận không tốt trong quản lý, giáo dục học sinh.

Để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, phòng chống và chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường; phát huy vai trò của học sinh trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân và bạn bè, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm.

Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với gia đình các em học sinh trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức lối sống cho các em học sinh; nắm chắc hoàn cảnh gia đình các em để quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp các em học tập và rèn luyện. Đối với các em có hành vi bạo lực học đường đề nghị có giải pháp xử lý phù hợp và đúng với quy định. Nhất là các cơ sở giáo dục báo cáo kịp thời chính xác, đầy đủ thông tin về bạo lực học đường xảy ra tại đơn vị với cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trường, lớp học trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật...

Trước đó, vào ngày 19/9, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài khoảng 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh dùng mũ bảo hiểm đánh liên tục nhiều cái vào vùng đầu một nữ sinh mặc áo dài trước sự chứng kiến của nhiều học sinh cùng trường, gây xôn xao dư luận.

Sự việc xảy ra tại khu vực bên trong cổng trường THPT Phan Ngọc Hiển, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo lãnh đạo nhà trường, bước đầu xác định nữ sinh bị đánh là học sinh của trường THPT Phan Ngọc Hiển, còn nữ sinh đánh là ở trường khác.

Sau khi sử việc xảy ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đã nhanh chóng chỉ đạo nhà trường phối hợp cùng gia đình hai bên có buổi tiếp xúc tìm hướng giải quyết vụ việc, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ. Sau đó, vụ việc cơ bản đã được hai bên gia đình giải quyết ổn thỏa.

Hơn 5 tháng trước, vào ngày 30/3, tại trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cũng xảy ra vụ việc các em học sinh lớp 5 đánh nhau, được quay lại và phát tán trên mạng.

Sau đó, đại diện lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã làm việc với phụ huynh của các em và các phụ huynh cùng nhau thỏa thuận giáo dục, quản lý các em chặt chẽ hơn nhằm tránh các sự việc tương tự xảy ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vụ bạo lực học đường do trẻ không tìm được người tin tưởng để chia sẻ
Nhiều vụ bạo lực học đường do trẻ không tìm được người tin tưởng để chia sẻ

VOV.VN - Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em cho rằng, một số vụ việc bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra thời gian qua phần lớn nạn nhân không chia sẻ, không lên tiếng, các em không tìm được người tin cậy để có thể nói ra vấn đề mình đang gặp phải.

Nhiều vụ bạo lực học đường do trẻ không tìm được người tin tưởng để chia sẻ

Nhiều vụ bạo lực học đường do trẻ không tìm được người tin tưởng để chia sẻ

VOV.VN - Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em cho rằng, một số vụ việc bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra thời gian qua phần lớn nạn nhân không chia sẻ, không lên tiếng, các em không tìm được người tin cậy để có thể nói ra vấn đề mình đang gặp phải.

Quảng Trị ngăn chặn gia tăng bạo lực học đường
Quảng Trị ngăn chặn gia tăng bạo lực học đường

VOV.VN - Gần đây, tại tỉnh Quảng Trị liên tiếp xảy ra các vụ bao lực học đường, tập trung chủ yếu các em trong độ tuổi từ 14-16.

Quảng Trị ngăn chặn gia tăng bạo lực học đường

Quảng Trị ngăn chặn gia tăng bạo lực học đường

VOV.VN - Gần đây, tại tỉnh Quảng Trị liên tiếp xảy ra các vụ bao lực học đường, tập trung chủ yếu các em trong độ tuổi từ 14-16.

Tình trạng bạo lực học đường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023
Tình trạng bạo lực học đường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023

VOV.VN - Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình trạng bạo lực học đường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023

Tình trạng bạo lực học đường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023

VOV.VN - Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo lực học đường: Nhức nhối tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động
Bạo lực học đường: Nhức nhối tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động

VOV.VN - Trong bối cảnh bạo lực học đường vẫn nhức nhối, tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động thì ngành giáo dục, nhà trường và các địa phương cần có những “bước đi” cụ thể, ngay lập tức, thay vì nói mãi về những khó khăn hay nuối tiếc về sự chậm trễ.

Bạo lực học đường: Nhức nhối tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động

Bạo lực học đường: Nhức nhối tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động

VOV.VN - Trong bối cảnh bạo lực học đường vẫn nhức nhối, tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động thì ngành giáo dục, nhà trường và các địa phương cần có những “bước đi” cụ thể, ngay lập tức, thay vì nói mãi về những khó khăn hay nuối tiếc về sự chậm trễ.

Bạo lực học đường - Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần
Bạo lực học đường - Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần

VOV.VN - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra từ lâu nay, đã và đang gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh bị bạo hành.

Bạo lực học đường - Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần

Bạo lực học đường - Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần

VOV.VN - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra từ lâu nay, đã và đang gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh bị bạo hành.

Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý
Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý

VOV.VN - Bạo lực học đường là việc không mới, song những vụ bạo lực học đường gần đây thực sự gây rúng động dư luận. Trẻ cần có điểm tựa tâm lý thế nào để tránh tình trạng này?

Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý

Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý

VOV.VN - Bạo lực học đường là việc không mới, song những vụ bạo lực học đường gần đây thực sự gây rúng động dư luận. Trẻ cần có điểm tựa tâm lý thế nào để tránh tình trạng này?