Chuyên gia cảnh báo dịch cúm có khả năng lây lan mạnh

VOV.VN - Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển. Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục ghi nhận các ca nhập viện liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em.

>> Đánh giá nguy cơ cúm gia cầm lây sang người

Theo Sở Y tế Hà Nội, tại khoa Nhi, Bệnh viện E, số lượng ca thăm khám liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết… lên đến 100-150 ca/ngày. Tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cũng ghi nhận trung bình từ 70-80 bệnh nhi thăm khám, trong đó, phần lớn có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người…

Dịch cúm mùa bất thường

Thông thường, bệnh cúm sẽ xảy ra nhiều vào khoảng thời gian mùa thu đông, trong khoảng thời gian tháng 9-10, đỉnh dịch là khoảng tháng 10, 11, 12. Trao đổi với PV VOV.VN, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, đã có khá nhiều đánh giá của các chuyên gia trên giới cho thấy, sau dịch COVID-19, mô hình của các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác đã thay đổi. Trong đó, với dịch cúm mùa, trong giai đoạn dịch COVID-19, người dân sử dụng khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội, nên cúm ít có cơ hội bùng phát.

Đến giai đoạn mở cửa trở lại, các hoạt động giao tiếp trở lại bình thường, trường học đón học sinh trở lại… thì dịch cúm sẽ có cơ hội lây lan mạnh. Đây là lý do khiến từ thời điểm mùa hè, số bệnh nhân mắc cúm lại tăng, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, dẫn đến bất thường.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác với các biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho... Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm người dân nên đến các cơ sở y tể để được chẩn đoán và điều trị, thay vì tự ý tìm mua những bộ xét nghiệm cúm hay sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh.

Theo Sở Y tế Hà Nội, các bệnh truyền nhiễm khác như COVID-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh sốt xuất huyết vẫn đang gia tăng về số lượng. Mới đây, số lượng bệnh nhân nhiễm Adenovirus vẫn đang ở mức cao. Hiện dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu, do vậy người dân và hệ thống y tế dự phòng cần phải chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi, liệu trẻ đã tiêm vaccine COVID-19 thì có miễn nhiễm với cúm mùa hay không? Và có cần phải đi tiêm vaccine cúm mùa như cúm A,B hay không? Trả lời câu hỏi này, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp nhấn mạnh, vaccine COVID-19 không ngăn được cúm: “Đây là 2 loại virus khác nhau nên tiêm vaccine COVID-19 chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc và tăng nặng khi mắc COVID-19. Vaccine cúm cũng làm giảm nguy cơ mắc và tăng nặng của bệnh cúm. Do vậy, trẻ vẫn cần tiêm vaccine cúm để phòng bệnh cho trẻ”.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, thời điểm giao mùa sang mùa đông xuân, người dân cần phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thủy đậu, ho gà… Bởi thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, lây nhiễm của virus, vi khuẩn. Theo đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch; tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo đúng lịch cho trẻ em; thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng...

Cảnh giác với cúm gia cầm

Với dịch cúm gia cầm, có ca mắc đầu tiên xuất hiện trở lại tại Việt Nam sau 8 năm, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, cúm gia cầm có 2 yếu tố, thứ nhất, tỷ lệ diễn biến nặng cao và có thể tử vong đến 50-60%. Do đó, đây là bệnh nguy hiểm với trường hợp bệnh nhân không may bị lây nhiễm. Thứ hai, cúm gia cầm hiện lây nhiễm rất hạn chế từ gia cầm sang người nên chưa gây ra đợt dịch lớn. 

“Tuy nhiên, vẫn cần hết sức cảnh giác với dịch cúm gia cầm nếu một chủng cúm gia cầm có biến đổi về mặt di truyền có thể lây lan dễ dàng từ người sang người thì có thể gây ra một đại dịch mới. Do vậy, về mặt phòng dịch cộng đồng phải luôn luôn cảnh giác trước dịch cúm gia cầm”, BS Cấp nói.

BS Cấp lưu ý, cúm gia cầm chỉ lây nhiễm từ gia cầm và các loài chim hoang dã sang người, do vậy, để tránh lây nhiễm, người dân cũng cần lưu ý khi phát hiện gà, vịt ốm chết; không tiếp xúc, chế biến và ăn gia cầm ốm chết…

“Gia cầm nuôi như gà, vịt… bị ốm chết phải được tiêu hủy. Những người chăn nuôi, giết mổ gia cầm cần có những biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước khi ăn và tránh những sản phẩm từ gia cầm chưa được nấu chín như tiết canh ngan, vịt…”, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo./.

Nhận biết và phòng tránh bệnh mùa lạnh cho trẻ em

VOV.VN - Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp, không ít cha mẹ lo lắng trước nguy cơ con mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết. Song theo các chuyên gia, các gia đình cần lưu ý hơn là sức đề kháng của trẻ để chống chọi với các dịch bện theo mùa này. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh nhi nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Phú Thọ đã qua cơn nguy kịch
Bệnh nhi nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Phú Thọ đã qua cơn nguy kịch

VOV.VN - Sau hơn 8 năm không ghi nhận ca cúm gia cầm nào trên người, mới đây, Việt Nam ghi nhận 1 bệnh nhân mắc cúm A/H5 là bé gái 5 tuổi ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Bệnh nhi nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Phú Thọ đã qua cơn nguy kịch

Bệnh nhi nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở Phú Thọ đã qua cơn nguy kịch

VOV.VN - Sau hơn 8 năm không ghi nhận ca cúm gia cầm nào trên người, mới đây, Việt Nam ghi nhận 1 bệnh nhân mắc cúm A/H5 là bé gái 5 tuổi ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Đánh giá nguy cơ cúm gia cầm lây sang người
Đánh giá nguy cơ cúm gia cầm lây sang người

VOV.VN - Theo Cục Thú y, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Dự báo nguy cơ cao cúm gia cầm lây sang người.

Đánh giá nguy cơ cúm gia cầm lây sang người

Đánh giá nguy cơ cúm gia cầm lây sang người

VOV.VN - Theo Cục Thú y, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Dự báo nguy cơ cao cúm gia cầm lây sang người.

Bé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ăn
Bé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ăn

Theo lời kể của người nhà bé gái 5 tuổi (ở Phú Thọ) nhiễm cúm A (H5), khoảng một tuần trước khi trẻ nhập viện, gia đình có mổ ngan, gà có biểu hiện ốm để ăn. Sau đó bệnh nhi xuất hiện mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, nôn nhiều.

Bé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ăn

Bé gái nhiễm cúm A (H5): Gia đình từng tự giết mổ gia cầm ốm để ăn

Theo lời kể của người nhà bé gái 5 tuổi (ở Phú Thọ) nhiễm cúm A (H5), khoảng một tuần trước khi trẻ nhập viện, gia đình có mổ ngan, gà có biểu hiện ốm để ăn. Sau đó bệnh nhi xuất hiện mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, nôn nhiều.