Để “thầy ra thầy, trò ra trò”: Cần 3 chữ "Lý"

VOV.VN - Để giáo dục học trò, Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng cần đề cao 3 chữ "Lý".

"Tôn sư trọng đạo" vì đâu nên nỗi?

Xem cách hành xử của giáo viên và học sinh trong đoạn clip gây xôn xao dư luận gần đây xảy ra tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, thầy Nguyễn Tùng Lâm – hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là do giáo viên ứng xử không khéo tạo ra sự bức xúc kìm nén và bùng phát không kiểm soát. Còn nguyên nhân sâu xa là nề nếp giáo dục của gia đình nhà trường chưa hiệu quả.

Bên cạnh nề nếp trường học, theo thầy Tùng Lâm, nề nếp gia đình vô cùng quan trọng. Trong gia đình bố mẹ cần quan tâm đến nhu cầu của con, hướng dẫn con ứng xử phù hợp chuẩn mực lễ nghĩa. Bố mẹ có thể sai, con cái cũng có thể sai nhưng biết yêu thương và chăm sóc điều chỉnh nhau. Những em sống trong gia đình như vậy thường biết tự điều chỉnh bản thân, không bị bộc phát cảm xúc nhất thời.

Trước nay, chúng ta vẫn tôn vinh những giá trị “tiên học lễ, hậu học văn”, “tôn sư trọng đạo"... Đó là những truyền thống tốt đẹp mà bất cứ dân tộc nào cũng tôn vinh. Hiện nay, chúng ta đang chuyển mình sang xã hội văn minh, dân chủ nhưng khi mới thừa hưởng nền văn minh “nửa vời, lại bị cơn bão mạng xã hội làm méo mó thì nhiều giá trị tốt đẹp có thể bị đảo lộn.

Bàng hoàng và không tin vào mắt mình là cảm xúc của thầy Huỳnh Thanh Phú – hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM khi xem đoạn clip nhóm HS Trường THCS Văn Phú, Tuyên Quang lăng mạ, ném dép vào cô giáo. “Làm công tác quản lý nhà trường và cương vị người thầy, tôi cảm thấy nhói lòng, vượt ra khỏi giới hạn suy nghĩ của mình”.

Giáo dục một đứa trẻ cần 3 môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy vậy theo thầy Phú, hiện còn những lỗ hổng trong giáo dục nhân cách học trò ở cả 3 môi trường này.

Về phía đình, theo thầy Phú nhưng em học sinh hỗn hào phần lớn gặp những vấn đề về trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, cha mẹ lo mưu sinh... nên các em sống vay mượn tình cảm của người giúp việc, nhờ bạn bè, nhờ google... Tuy nhiên, đó là những cảm xúc vay mượn. Còn để chia sẻ, lắng đọng cần có nền tảng gia đình.

“Đứa trẻ hôm nay tiếp cận smartphone sớm nhưng trở nên ích kỷ vì biết chỉ biết trong đó mà thôi, trái phải trước sau không biết nhiều, sự giao lưu, sẻ chia để hiểu biết giá trị cuộc sống, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan thiếu nhiều, dẫn tới có những hành xử bắt chước phim ảnh, đàn đúm, băng nhóm. Việc ném dép, hất vai, tấn công cô giáo là tập hợp của những ý nghĩ hành động. Khi xem clip, tôi cảm thấy cô giáo đơn độc, chơ vơ, hốt hoảng”, thầy Phú nói.

Kỷ luật tích cực có làm mất vị thế của giáo viên?

Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM cho rằng, một thiếu sót hiện nay trong SGK từ tiểu học đến THPT là những bài dễ học, dễ nghe về giá trị đạo đức không còn. Ví dụ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”..., hay “Bà còng đi chợ trời mưa/ Cái tôm cái tép đi đưa bà còng/ Đưa bà đến quãng đường đông/ Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà/Tiền bà trong túi rơi ra/Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau”...Theo thầy Phú, SGK hiện thiếu chất liệu thơ ca làm đẹp tâm hồn, những bài giảng đạo đức còn nhiều xơ cứng.

Hình thức xử phạt học trò ngày nay khác xưa, đề cao kỷ luật tích cực – đây là cách làm văn minh nhưng để chuyển mình sang hướng văn minh thì phải có giáo dục tương ứng với từng đối tượng học trò. Chúng ta yêu cầu giáo viên nhiều nhưng định chế để hạn chế những học trò không “ngoan” chưa có nhiều.

Dù vậy, kỷ luật tích cực không phải đang làm mất đi vị thế giáo viên. Thầy Phú cho rằng, người thầy đứng trên bục giảng ngoài là thầy thì còn như người anh, người cha chú, thủ lĩnh của lớp. Do đó, cần phải biết phương pháp giao tiếp sư phạm, nghệ thuật giao tiếp, trải nghiệm của mình để tổ chức hoạt động cuốn hút, tạo ra tình cảm thầy trò tốt đẹp chứ không phải chờ đợi công cụ xử lý học sinh.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng kỷ luật là hình thức giáo dục chứ không phải để “đày ải”, dùng hình phạt làm nhụt ý chí học trò. Việc học sinh vô lễ là điều cần lên án và phải giáo dục đến nơi đến chốn nhưng không phải vì vậy mà đuổi học các em. Các em ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đấy, có tập thể cùng chịu trách nhiệm giúp nhau tiến bộ.

“Chúng ta không mong đào tạo ra những con người chỉ biết nghe lời mà phải biết suy nghĩ độc lập, sáng tạo”, thầy Tùng Lâm cho rằng trẻ con suy nghĩ độc lập có cái chưa đúng chuẩn mực thì phải điều chỉnh. Do đó, giáo viên phải có năng lực quan sát, vận dụng khoa học tâm lý để giáo dục, chinh phục học trò, chứ không phải giảng đạo lý. Học sinh nhận thức chuyện đó bằng câu chuyện, tình huống để nhận ra sai lầm. Học sinh cũng cần biết tự chủ, biết ơn với những người đã giúp đỡ, khoan dung với bạn bè... Nếu học sinh có giá trị đó sẽ không xảy ra bạo lực.

Thầy Lâm cũng mong muốn, giáo viên sai lầm thì có thể nhận lỗi với học trò. Bởi “nhận sai không phải làm rẻ rúng giúp mình cao thượng hơn, làm gương cho học trò”.

Đề cao 3 chữ "Lý"

Giáo dục học trò, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đề cao 3 chữ “Lý”. Đầu tiên phải có “tâm lý”. Theo đó, việc giáo dục xuất phát từ tâm lý lứa tuổi hoàn cảnh, nhận thức của từng học sinh để có phương giáo dục với từng em chứ không cào bằng.

Chữ “Lý” thứ 2 là công tác quản lý nhà trường. Trong đó, đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện sớm, giải tỏa, chia sẻ với những bức xúc của học sinh... Từ đó cùng các lực lượng trong nhà trường phối hợp giải quyết.

Cuối cùng là “Pháp lý” để học sinh nhận ra hành vi vô lễ, hỗn láo với thầy cô là vi phạm đạo đức. Thầy cô đứng lớp cũng giống như đang thi hành công vụ, khi vi phạm với người thi hành công vụ thì cần phải bị phạt nặng.

Bên cạnh giáo dục trong nhà trường và gia đình, học sinh vi phạm phải đối diện với pháp luật, phải có công an chính quyền địa phương, phải gọi phụ huynh lên xử lý, xử phạt hành chính với cái sai đó. Thậm chí, phải giam giữ một thời gian nhất định và có những hình phạt như lao động công ích. Khi có “Pháp lý” thì học sinh sẽ “không nhờn” và thấy được trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, thầy Tùng Lâm cho rằng đây là điều mà chúng ta đang yếu.

Chú trọng truyền nghề cho giáo viên

Trong câu chuyện học sinh hỗn hào với giáo viên ở Trường THCS Văn Phú, Tuyên Quang, không thể phủ nhận chính giáo viên cũng có những hành xử thiếu chuẩn mực.

Thầy Tùng Lâm cho rằng, các trường sư phạm hiện mới nặng giao kiến thức khoa học chứ chưa có truyền nghề cho thầy cô. Chẳng hạn, trường Y đào tạo song song kiến thức và thực hành ngay trên hiện trường. Theo thầy Tùng Lâm, giờ thực tập của sinh viên sư phạm tập trung vào 2-3 tháng cuối cùng là chưa đúng mà cần phải rải ra, mỗi năm đều phải cho sinh viên xuống trường thực hành.

Thầy Tùng Lâm cho rằng, cần đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm. “Quan niệm của tôi sau hiệu trưởng, hiệu phó thì vai trò giáo viên chủ nhiệm phải được đề cao. Năm 2019 sửa luật, tôi có kiến nghị đưa vai trò giáo viên chủ nhiệm vào nhưng chưa được chấp nhận.

Giáo viên nói chung phải có khoa học tâm lý giáo dục nhưng giáo viên chủ nhiệm phải học sâu hơn, thực hành nhiều hơn. Những nhà giáo có năng lực sư phạm phải trở thành những nhà giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng, thực hành và họ xứng đáng được đối xử một mức lương chuyên trách chứ không phải “trừ giờ” như hiện nay”.

Hiện giờ, những giáo viên ít giờ thì mới phải làm chủ nhiệm, còn nhiều giờ thì được "thả", trong khi những người nhiều giờ lại là giáo viên có năng lực giáo dục. "Tôi kiến nghị chúng ta phải bồi dưỡng thường xuyên từng tập thể sư phạm, hiệu trưởng. Hiệu trưởng là nhà giáo dục lớn nhất sau đó đến giáo viên chủ nhiệm. Ngay cả lương hiệu trưởng ở một trường có hàng nghìn học sinh cũng tương đương với lương một giám đốc xí nghiệp lớn, vì công việc của họ rất vất vả và phải thực sự phải có trình độ, là "con chim đầu đàn" mới giải quyết được”, thầy Tùng Lâm chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường
Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, tệ nạn ma tuý, bạo lực học đường... đã và đang len lỏi vào học đường nên ngành giáo dục và chính quyền địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, bảo đảm môi trường giáo dục được an toàn.

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

Cần biện pháp ngăn chặn ma túy, bạo lực trong môi trường học đường

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, tệ nạn ma tuý, bạo lực học đường... đã và đang len lỏi vào học đường nên ngành giáo dục và chính quyền địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, bảo đảm môi trường giáo dục được an toàn.

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường
Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh
Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.