Mỹ khẳng định cam kết mạnh mẽ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Trong chuyến công du châu Á, các quan chức Mỹ tiếp tục khẳng định cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Cam kết của lãnh đạo ngoại giao, quốc phòng Mỹ vào thời điểm đặc biệt

Chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh các điểm nóng trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Trong khi cuộc chiến tại Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt thì xung đột giữa Israel và Hamas lại bùng phát, có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Ngoài ra, hàng loạt các điểm nóng khác cũng tăng nhiệt như mâu thuẫn giữa Kosovo và Serbia, xung đột Armenia và Azerbaijan hay các hành động đối đầu giữa Trung Quốc và các nước khu vực trên Biển Đông. Giới phân tích quốc tế cũng đưa ra nhiều nhận định trái ngược, nhau, ví dụ như liệu Chính quyền Tổng thống Biden có đủ nguồn lực để dàn trải trên tất cả các khu vực hay phải giảm ưu tiên ở Thái Bình Dương để chuyển sang Trung Đông.

Trong chuyến công du lần này, Ngoại trưởng Blinken sẽ lần lượt ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, tham dự Đối thoại 2+2 tại Ấn Độ. Trong khi đó, chương trình của Bộ trưởng Quốc phòng Austin là tham dự Đối thoại 2+2 tại Ấn Độ, sau đó đến Hàn Quốc và chặng dừng chân cuối cùng là Indonesia với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Chính vì thế, có lẽ hai chuyến thăm của giới chức cấp cao Mỹ đến nhiều quốc gia trong khu vực có ý nghĩa quan trọng nhất là tiếp tục khẳng định cam kết của mình, thúc đẩy các nỗ lực nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bất chấp việc nước này đang phải vật lộn đối phó với thách thức toàn cầu ở các khu vực khác.

Chuyến thăm của giới chức Mỹ cũng là hành động triển khai cụ thể của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Biden, một trong những quân bài then chốt để tìm kiếm sự ủng hộ cũng như uy tín trong cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào cuối năm sau. Với việc đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện, chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, đặc biệt là các vấn đề đối nội và ngân sách hoạt động đang rơi vào bế tắc, thì việc tìm kiếm thành công trong đối ngoại là điều mà Tổng thống Biden có thể đang hướng tới. Ngoài ra, với các thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt, các chuyến công du này cũng nhằm vận động và lôi kéo các nước khu vực ủng hộ các chính sách của Mỹ và đồng minh trên trường quốc tế, đặc biệt là tại các diễn đàn lớn như Liên Hợp Quốc. 

Thông điệp khi thăm Hàn Quốc và Ấn Độ

Tại Ấn Độ, Ngoại trưởng và BTQP Mỹ sẽ tham dự Đối thoại 2+2 vào ngày 10/11, đối thoại cấp cao quan trọng nhất trong hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ hiện nay. Trong khi đó, tại Hàn Quốc thì chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken và dường như là quan trọng hơn khi tham dự nhiều sự kiện chính thức, bao gồm Hội nghị tham vấn an ninh thường niên Mỹ-Hàn lần thứ 55 và phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Bộ tư lệnh Liên Hợp Quốc, lực lượng đa quốc gia do Mỹ lãnh đạo được thành lập năm 1950.

Về Đối thoại cấp bộ trưởng 2+2, đây là cơ chế đối thoại được thành lập từ năm 2018 để thúc đẩy hợp tác song phương giữa Mỹ và Ấn Độ cao nhất, bao gồm hầu hết các vấn đề quan trọng, từ an ninh, quốc phòng, hạt nhân, an ninh mạng, thị thực đến y tế, giáo dục, giao lưu nhân dân. Trong Đối thoại năm nay, giới chức Mỹ và Ấn Độ cho biết, bên cạnh các điểm nóng hiện nay thì hai bên sẽ thảo luận về các thách thức an ninh vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình và Trung Quốc. Ngoài ra, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin cũng sẽ hội đàm riêng rẽ với các đồng cấp Ấn Độ về một số lĩnh vực cụ thể, trong đó tập trung vào tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng và sản xuất vũ khí. Dự kiến hai bên cũng có thể thảo luận về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden đến Ấn Độ vào tháng 1 năm sau theo lời mời của Thủ tướng Modi.

Trong hai chuyến thăm riêng rẽ đến Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken sẽ có các cuộc gặp với Tổng thống Yoon và các quan chức cấp cao như Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh quốc gia. Bên cạnh các điểm nóng khu vực và toàn cầu, hai bên có thể tập trung thảo luận mở rộng khả năng răn đe chiến lược, hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực then chốt như chuỗi cung ứng và công nghệ cao, giải quyết các thách thức từ Triều Tiên cũng như hợp tác quân sự Nga-Triều. Về chuyến thăm của ông Austin, dự kiến phía Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định cam kết chắc chắn đối với an ninh của Hàn Quốc, bao gồm đảm bảo kho vũ khí trang bị và khả năng răn đe mở rộng.

Cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Chính quyền Tổng thống Biden luôn khẳng định tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của mình. Trước các thách thức toàn cầu hiện nay thì không ít nhà quan sát cho rằng Chính quyền Biden mới chỉ tập trung vào cam kết mà chưa có các hành động trên thực tế. Tuy nhiên, điều đầu tiên có thể thấy là bản thân các chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ đến khu vực mặc dù mang tính biểu tượng nhưng là một trong như đảm bảo về ưu tiên chính sách của Chính quyền Biden.

Kể từ khi nhậm chức năm 2021, Ngoại trưởng Blinken đã có gần 30 chuyến thăm đến các nước châu Á trên tổng số gần 140 lượt công du, không tính Trung Quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã có 9 chuyến thăm châu Á, và chỉ tính riêng trong năm nay là chuyến thăm thứ 4. Tần suất liên tục của các chuyến thăm cho thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Biden với khu vực này cơ bản ổn định và xuyên suốt.

Về các kết quả cụ thể, trong từng chuyến thăm đến mỗi quốc gia, Mỹ và các nước có thể công bố kết quả triển khai các cam kết của lãnh đạo cao cấp, đưa ra các sáng kiến hoặc hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực song phương cũng như về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, các bên sẽ tiếp tục tiến hành tham vấn chiến lược quốc phòng.

Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ công bố văn kiện Tầm nhìn quốc phòng mới để thể hiện tính vững chắc và mở rộng của liên minh, văn kiện này nhiều khả năng có sự tham gia của Nhật Bản, đối tác quan trọng trong hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn. Tại Ấn Độ, kết quả cụ thể nhất sẽ là hợp tác chuyển giao công nghệ và hợp tác công nghiệp quốc phòng ví dụ như động cơ máy bay chiến đấu, máy bay không người lái MQ-9 và hệ sinh thái sản xuất chất bán dẫn. Tại Indonesia, vì chỉ là một bên tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng nên nhiều khả năng các bên sẽ tập trung đánh giá kết quả hợp tác sau một năm nâng cấp quan hệ Mỹ-ASEAN lên mức đối tác chiến lược toàn diện và xây dựng các định hướng chung trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hải quân Ấn Độ đề xuất 4 nguyên tắc hợp tác ở Ấn Độ Dương
Hải quân Ấn Độ đề xuất 4 nguyên tắc hợp tác ở Ấn Độ Dương

VOV.VN - Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc Hari Kumar ngày 31/10 đã đưa ra 4 nguyên tắc nhằm thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn giữa các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương (IOR).

Hải quân Ấn Độ đề xuất 4 nguyên tắc hợp tác ở Ấn Độ Dương

Hải quân Ấn Độ đề xuất 4 nguyên tắc hợp tác ở Ấn Độ Dương

VOV.VN - Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc Hari Kumar ngày 31/10 đã đưa ra 4 nguyên tắc nhằm thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn giữa các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương (IOR).

Bí mật đặc nhiệm Israel săn lùng Hamas trong đường hầm Gaza
Bí mật đặc nhiệm Israel săn lùng Hamas trong đường hầm Gaza

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm công binh Israel được huấn luyện đặc biệt cho nhiệm vụ tìm và xâm nhập hệ thống đường hầm đầy rẫy nguy hiểm của Hamas ở dải Gaza với mục tiêu săn lùng và loại bỏ các chiến binh của tổ chức này.

Bí mật đặc nhiệm Israel săn lùng Hamas trong đường hầm Gaza

Bí mật đặc nhiệm Israel săn lùng Hamas trong đường hầm Gaza

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm công binh Israel được huấn luyện đặc biệt cho nhiệm vụ tìm và xâm nhập hệ thống đường hầm đầy rẫy nguy hiểm của Hamas ở dải Gaza với mục tiêu săn lùng và loại bỏ các chiến binh của tổ chức này.

Dấu hiệu Israel sắp đánh lớn trên bộ vào Gaza
Dấu hiệu Israel sắp đánh lớn trên bộ vào Gaza

VOV.VN - Quân đội Israel đã tổ chức các cuộc tấn công dọn đường vào Gaza. Lãnh đạo chính quyền và quân đội Israel khẳng định quyết tâm không ngừng bắn với Hamas. Thời điểm lục quân Israel tấn công tổng lực trên bộ vào Gaza đã cận kề.

Dấu hiệu Israel sắp đánh lớn trên bộ vào Gaza

Dấu hiệu Israel sắp đánh lớn trên bộ vào Gaza

VOV.VN - Quân đội Israel đã tổ chức các cuộc tấn công dọn đường vào Gaza. Lãnh đạo chính quyền và quân đội Israel khẳng định quyết tâm không ngừng bắn với Hamas. Thời điểm lục quân Israel tấn công tổng lực trên bộ vào Gaza đã cận kề.

Thế giới Arab và Mỹ chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza
Thế giới Arab và Mỹ chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh Arab bộc lộ dấu hiệu chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza nhằm đánh bại Hamas. Washington và Tel Aviv chịu áp lực phải đạt một lệnh ngừng bắn tức thời.

Thế giới Arab và Mỹ chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza

Thế giới Arab và Mỹ chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh Arab bộc lộ dấu hiệu chia rẽ về cuộc tấn công của Israel vào Gaza nhằm đánh bại Hamas. Washington và Tel Aviv chịu áp lực phải đạt một lệnh ngừng bắn tức thời.

Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đâm vào tàu tuần duyên và tàu quân sự Philippines
Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đâm vào tàu tuần duyên và tàu quân sự Philippines

VOV.VN - Giới chức Philippines cho hay, một tàu hải cảnh Trung Quốc cùng một tàu dân binh của nước này hôm 22/10 đã đâm vào một tàu tuần duyên và một tàu tiếp tế của quân đội Philippines gần khu vực Bãi Cỏ Mây ở biển Đông.

Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đâm vào tàu tuần duyên và tàu quân sự Philippines

Tàu Trung Quốc bị cáo buộc đâm vào tàu tuần duyên và tàu quân sự Philippines

VOV.VN - Giới chức Philippines cho hay, một tàu hải cảnh Trung Quốc cùng một tàu dân binh của nước này hôm 22/10 đã đâm vào một tàu tuần duyên và một tàu tiếp tế của quân đội Philippines gần khu vực Bãi Cỏ Mây ở biển Đông.

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.