Có hay không việc chi trả thiếu tiền khoán bảo vệ rừng cho người dân

VOV.VN -Mỗi năm, người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ 400.000 đồng/ha. Nhưng, tại Thanh Hóa, họ chỉ được nhận từ 151.000- 260.000đ/ha.

Theo Nghị định 75/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng…, mỗi ha rừng nhận giao khoán bảo vệ, người dân sẽ được hỗ trợ 400.000 đồng/năm. Thế nhưng thực tế tại tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua người dân chỉ được nhận từ 151.000- 260.000đ/ha. Tại sao lại có thực tế này, số tiền chi trả thiếu đang ở đâu, liệu người dân có tiếp tục được nhận bổ sung hay không?

Nằm về phía tây của huyện Quan Sơn, Tam Thanh là một xã miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, Lào với thế mạnh lớn nhất ở đây là rừng. Từ xa xưa đồng bào nơi đây sống dựa vào rừng, coi rừng là nguồn sống. Từ khi Nghị định 75 của Chính phủ có hiệu lực, người dân trông đợi và hy vọng sự hỗ trợ từ chính sách này sẽ góp phần ổn định cuộc sống và phát triển bền vững. Thế nhưng, hàng trăm hộ dân nơi biên viễn này không hiểu vì sao, nhiều năm qua chưa được nhận đầy đủ theo chế độ, chính sách của nhà nước về giao khoán và bảo vệ rừng.

(Ảnh minh họa: KT)

Lấy ví dụ từ gia đình mình để minh chứng, ông Hà Văn Măng, Trưởng bản Phe, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn cho biết, ông được giao 4 héc ta rừng sản xuất để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, theo Nghị định 75 của Chính phủ sẽ được hỗ trợ 400.000đ/ha/năm, thế nhưng nhiều năm qua gia đình chỉ nhận được từ 150.000- 260.000đ/ha.

“Năm 2017, được nhận 263.000đ /ha, năm 2018 là 151.000đ /ha. Được biết, nguồn vốn trung ương và tỉnh phân bổ về chia cho diện tích chỉ được bằng đó, chỉ phân bổ được thế thôi”- ông Hà Văn Măng nói.

Theo quy định tại khoản 3, điều 4, Nghị định 75 của Chính phủ, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, thì được hỗ trợ tiền trồng rừng, bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo… riêng mức hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm.

Khó hiểu thậm chí là không hiểu về việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, nhiều hộ dân ở xã biên giới này đã kiến nghị với chính quyền, đặt câu hỏi là tại sao lại chi trả thiếu cho dân và liệu rằng người dân có tiếp tục được trả bổ sung không.

“Khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ dịch vụ môi trường rừng, mỗi ha được 262.000đ nhưng năm 2018 đến năm nay thì giảm xuống nhưng chưa thấy trả”- một người dân chia sẻ.

Người dân thì băn khoăn, khó hiểu, còn chính quyền thì lúng túng, không thể trả lời dứt khoát. Để làm rõ thực hư câu chuyện, về những phản ánh của người dân, phóng viên VOV đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo xã Tam Thanh. Thế nhưng ông Vi Văn Lưng, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh khẳng định, ông chính là người được thụ hưởng chính sách này, cũng năm 2017 ông được nhận 262.000đ/ha, và đến năm 2018 số tiền tụt xuống còn 151.000đ/ha.

“Tiền khoán bảo vệ rừng mới được đến năm 2018, thực sự phát năm 2018 thì 1 ha chỉ được 151.000đ. Huyện thành lập ban đi phát cho người dân, xã cùng tham gia. Họ không nói gì mà chỉ phát trực tiếp cho người dân, ký vào danh sách”- ông Vi Văn Lưng cho biết.

Phải chăng chỉ có xã Tam Thanh rơi vào tình trạng này? Vậy các địa phương khác thì sao? Theo tìm hiểu của chúng tôi, các xã khác ở Quan Sơn cũng cùng chung tình cảnh này. Câu hỏi đặt ra là tại sao cùng 1 chính sách, nhưng năm 2017 chi trả 262.000đ/ha, đến năm 2018 tụt xuống 151.000đ/ha, trong khi quy định của Nhà nước là 400.000đ/ha.

Tại sao người dân đang thực hiện khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng ở Thanh Hóa chưa được nhận đầy đủ chế độ hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và liệu rằng họ có tiếp tục được chi trả bổ sung hay không, và đến bao giờ?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài viết tiếp theo với tựa đề "Vì đâu Thanh Hóa thiếu hàng tỷ đồng tiền bảo vệ rừng?"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hiện 6 giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Thực hiện 6 giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

VOV.VN - Ban Bí thư vừa có Chỉ thị 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.  

Thực hiện 6 giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thực hiện 6 giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

VOV.VN - Ban Bí thư vừa có Chỉ thị 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.  

Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk về phát triển rừng và công nghiệp chế biến gỗ
Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk về phát triển rừng và công nghiệp chế biến gỗ

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải lấy lại màu xanh cho Tây Nguyên, cho Đắk Lắk, không được sa mạc hóa vùng đất quan trọng chiến lược này.

Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk về phát triển rừng và công nghiệp chế biến gỗ

Thủ tướng lưu ý Đắk Lắk về phát triển rừng và công nghiệp chế biến gỗ

VOV.VN -Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải lấy lại màu xanh cho Tây Nguyên, cho Đắk Lắk, không được sa mạc hóa vùng đất quan trọng chiến lược này.

Thủ tướng: Quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững
Thủ tướng: Quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững.

Thủ tướng: Quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững

Thủ tướng: Quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững.