Cơ sở vật chất trường lớp ở Cà Mau, năm học mới nỗi lo cũ

VOV.VN - Cơ sở vật chất ở những điểm trường xuống cấp trầm trọng, các trường đạt chuẩn Quốc gia cũng chưa theo kịp thực tế

Vào năm 2003, xã Phong Điền (huyện Trần Văn Thời) là một trong những xã vùng sâu của Cà Mau được đầu tư trường mẫu giáo để phục vụ cho con em vùng đất ven biển còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cơ sở vật chất tại trường xuống cấp nhanh, không chỉ các bậc phụ huynh lo lắng mà các thầy cô chăm nom các bé cũng thấp thỏm không yên.

Để công nhận đạt chuẩn, trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời cần được đầu tư thêm.

Ghi nhận của chúng tôi, Trường Mầm non Phong Điền có 3 dãy phòng, được xây dựng theo kiểu hình chữ U truyền thống. Dãy trường chính dùng cho các em học gồm 5 phòng. Mặt trước của dãy phòng, các lớp hồ vữa đã bong tróc khắp nơi, trên tường xây đã lộ rõ những vết nứt nẻ. Mặt sau dãy phòng, hàng cột hiện có những cây không chỉ mất hết “áo” mà đã bể hết bê tông, trơ trọi những thanh sắt rỉ sét.

Thực trạng tại hai dãy phòng chức năng còn lại cũng không kém. Trần nhà đã bị hư hại nặng, bể nứt nhiều nơi. Đằng sau phòng của cô hiệu trưởng có hàng cột 5 cái thì có đến 3 cây cột đã nhìn thấy được lõi.

Cô Lê Tuyết Nga, Phó Hiệu trưởng Trường Mần non Phong Điền cho biết: Sau nhiều năm sử dụng, thời gian gần đây trường có biểu hiện xuống cấp rất nhanh. Vừa qua, cấp trên có xuống khảo sát và có kế hoạch xây mới lại trường nhưng chưa biết khi nào thì triển khai.

Hiện các em vẫn phải học tại đây, cơ sở vật chất xuống cấp quá nên rất lo lắng cho an toàn của trẻ. Do lo sợ nên trường phải giới hạn một số không gian, không để các em đi vào.

“Tôi rất là lo lắng. Chỗ nào tôi cảm thấy không an toàn tôi có hàng rào, rào ngang cho trẻ đừng vào đó. Năm nay, chúng tôi chỉ cho trẻ đi về phía trước, không đi về phía sau nữa. Khi trẻ hoạt động này kia cũng bị hạn chế. Lứa tuổi của trẻ mà, rất là hiếu động nên buộc phải gò bó trẻ chút xíu”- Cô Tuyết Nga bày tỏ.

Chúng tôi tìm về trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời  là trường đầu tiên đạt chuẩn Quốc gia của huyện vào năm 2001. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho việc học và dạy của trường, cô Nguyễn Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường cho biết: Cơ bản để phục vụ cho việc dạy và học vẫn đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, về tiêu chí “cứng” - cơ sở vật chất và trang thiết bị thì vẫn cần đầu tư thêm.

Cô Hạnh nêu thực tế: Khi áp vào các chuẩn tại thông tư 59 thì khuôn viên trường hiện còn thiếu diện tích. Do được xây dựng từ lâu nên mặt sân của trường rất thấp, cứ mưa là ngập nên trường đang vận động xã hội hóa để làm. Bên cạnh đó, trường còn đang thiếu một số phòng chức năng. Ngay cả phòng tin học, trường hiện chỉ có một phòng và được 20 máy. Chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tế vì mỗi lớp có đến 35 em.

Cô Nguyễn Thị Hạnh nói: “Cơ sở xây dựng lâu rồi, bây giờ cũng xuống cấp rồi. Theo thông tư 59 chuẩn nâng cao hơn, bây giờ cô chỉ thiếu cơ sở vật chất là nó chưa đảm bảo thôi. Phòng tin học, mỹ thuật chưa đảm bảo. Phòng tin học chỉ có 20 máy nhưng học sinh lớp có 35 em. Máy tính hơi ít”.

Thực tế này còn tồn tại tại nhiều điểm trường tại Cà Mau. Theo báo cáo đề xuất kết quả kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm của Sở GD- ĐT Cà Mau, huyện Trần Văn Thời đang có 12/38 trường đã đạt chuẩn cần phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất để giữ chuẩn đã đạt. Còn tại huyện còn nhiều khó khăn về giáo dục như Thới Bình cũng có 4 trường cần đầu tư thêm. Ngay cả trường mới đưa vào sử dụng vài năm nay là trường Tiểu học Tân Lợi (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) cũng đang thiếu phòng để đáp ứng nhu cầu thực tế trong năm học mới.

Thầy Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Lợi cho biết: Năm học 2017 – 2018, trường có 24 lớp với 715 em học sinh, do lượng học sinh đăng ký nhập học qua các năm đều tăng nên số phòng học bị thiếu. Hiện nay, để giải quyết khó khăn trước mắt, trường phải dùng một số phòng chức năng phục vụ luôn cho việc dậy và học để đảm bảo việc dạy hai buổi cho các em.

Hiện trạng xuống cấp của trường Mầm non Phong Điền.

“Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2012. Hiện nay xuống cấp. Gặp khó là số lượng học sinh tăng, cơ sở vật chất không đảm bảo dạy hai buổi trên ngày. Hiện giờ tận dụng một số phòng, mỹ thuật, phòng hội đồng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết: Cà Mau có 545 trường học từ bậc giáo dục mầm non đến THPT. Trong đó có 247 trường đã đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, các trường đạt chuẩn cơ bản vẫn duy trì và hoạt động tốt theo các quy chuẩn về trường đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, do nguồn vốn hàng năm có hạn nên các trường đã được công nhận ít được đầu tư nên nhiều trường cơ sở vật chất xuống cấp. Qua điều tra mới nhất, hiện có 62 trường đã hụt chuẩn cần được đầu tư thêm để được tái công nhận đạt chuẩn.

Nói về giải pháp khắc phục ông Luân cho rằng: Thời gian tới, Cà Mau sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các trường đã đạt chuẩn phải giữ bằng được các tiêu chí ngoài tiêu chí “cứng”. Từ cơ sở đó, địa phương tiếp tục hoàn chỉnh Đề án trường đạt chuẩn theo phân kỳ đầu tư đến năm 2020. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, Cà Mau sẽ tranh thủ tối đa các nguồn xã hội hóa để giúp các trường “hụt” chuẩn được công nhận lại và các các trường mới đạt chuẩn.

Trước khó khăn của tỉnh, Ông Luân kiến nghị Trung ương cần có cơ chế chính sách đầu tư đặc thù cho vùng trũng về giáo dục như ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng.

Băng 4 (22 giây): Phải xây dựng đề án, xây dựng trường đạt chuẩn theo phân kỳ đầu tư đến năm 2020. Tranh thủ tối đa các nguồn lực ngoài vốn ngân sách. ĐBSCL là vùng trũng về giáo dục. Cà Mau là tỉnh hết sức khó khăn. Phải có cơ chế chính sách đặc thù ở vùng này. Kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 3, Trung ương cần quan tâm cho ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng./.

Cà Mau vẫn là một trong những vùng trũng về giáo dục của cả nước. Hiện nay, tỉnh đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có 70 % số trường đạt chuẩn Quốc gia. Những khó khăn, thách thức đã thấy rõ. Vì vậy, để vùng đất tận cùng Tổ quốc vươn lên và tạo cú hích trong giáo dục rất cần sự quan tâm, trợ lực của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

VOV.VN -Trước điểm chuẩn vào trường sư phạm thấp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ quyết quy hoạch lại các trường sư phạm...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quyết quy hoạch lại các trường Sư phạm

VOV.VN -Trước điểm chuẩn vào trường sư phạm thấp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ quyết quy hoạch lại các trường sư phạm...

Hiệu trưởng mong lãnh đạo Bộ GD-ĐT về trường vùng sâu vùng xa
Hiệu trưởng mong lãnh đạo Bộ GD-ĐT về trường vùng sâu vùng xa

VOV.VN - Cô Triệu Thị Nga mong muốn các ĐBQH và lãnh đạo Bộ GD-ĐT hãy đi trải nghiệm thực tế nhiều hơn để biết được cuộc sống của giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Hiệu trưởng mong lãnh đạo Bộ GD-ĐT về trường vùng sâu vùng xa

Hiệu trưởng mong lãnh đạo Bộ GD-ĐT về trường vùng sâu vùng xa

VOV.VN - Cô Triệu Thị Nga mong muốn các ĐBQH và lãnh đạo Bộ GD-ĐT hãy đi trải nghiệm thực tế nhiều hơn để biết được cuộc sống của giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Trường công hay tư, quan trọng là tạo môi trường giáo dục phù hợp
Trường công hay tư, quan trọng là tạo môi trường giáo dục phù hợp

VOV.VN - Dù chọn trường nào cho con thì quan trọng nhất vẫn là cả nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi trường giáo dục cho con phù hợp.

Trường công hay tư, quan trọng là tạo môi trường giáo dục phù hợp

Trường công hay tư, quan trọng là tạo môi trường giáo dục phù hợp

VOV.VN - Dù chọn trường nào cho con thì quan trọng nhất vẫn là cả nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi trường giáo dục cho con phù hợp.