Còn 110 chung cư, nhà cao tầng chưa được nghiệm thu PCCC

VOV.VN - Trong giai đoạn giám sát, tính đến tháng 7/2018, còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, giai đoạn 2014 - 2018, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh; số lượng các cơ sở, công trình, khu công nghiệp, khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, nhà siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở khác ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô; trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị, biến đổi khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất ở nhiều nơi còn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, đã tác động không nhỏ đến tình hình cháy, nổ và công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. (Ảnh: Quochoi.vn)

Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng. Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 09 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 01 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng.

Trong giai đoạn giám sát, toàn quốc đã thẩm duyệt PCCC đối với 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về PCCC cho 29.230 dự án, công trình. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Tính đến tháng 7/2018, còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.

Trong 4 năm, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham gia và phối hợp với các lực lượng dập tắt được gần 10.000 vụ cháy (chiếm 73,1% số vụ cháy); lực lượng PCCC tại chỗ xử lý được trên 3.000 vụ cháy từ khi phát sinh.

Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ thành lập lực lượng PCCC ở cơ sở còn thấp so với quy định (đội dân phòng đạt tỷ lệ 23%; đội PCCC cơ sở đạt tỷ lệ 66%; đội PCCC chuyên ngành đạt tỷ lệ 63%).

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát đề xuất với Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát; chỉ đạo Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường công tác giám sát về PCCC; gắn yêu cầu bảo đảm công tác PCCC trong hoạt động thẩm tra, xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PCCC; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan đến PCCC.

“Ưu tiên bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị; chỉ đạo bố trí ngân sách PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác xã hội hóa PCCC; tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế về PCCC; có chính sách phù hợp khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở PCCC, nghiên cứu, sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC, tham gia hoạt động PCCC” - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết.

Đoàn giám sát đề xuất nhiều kiến nghị cụ thể đối với các bộ, ngành, địa phương nói chung và một số bộ, ngành cụ thể trực tiếp liên quan đến công tác PCCC, nhất là kiến nghị đối với Bộ Công an với vai trò là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về PCCC; tập trung vào các nhóm giải pháp: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật; việc bảo đảm các điều kiện PCCC; hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; công tác xây dựng lực lượng PCCC, đầu tư kinh phí, mua sắm trang bị, phương tiện, thực hiện chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an Hà Nội “bêu tên” nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC
Công an Hà Nội “bêu tên” nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC

VOV.VN - Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện 93 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. 

Công an Hà Nội “bêu tên” nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC

Công an Hà Nội “bêu tên” nhiều cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC

VOV.VN - Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện 93 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. 

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật PCCC
Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật PCCC

VOV.VN - Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra hơn 13.000 vụ cháy, làm chết 346 người.

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật PCCC

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật PCCC

VOV.VN - Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra hơn 13.000 vụ cháy, làm chết 346 người.

“Hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều lỗ hổng“
“Hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều lỗ hổng“

VOV.VN - Hiện nay, hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều bất cập. Luật PCCC đã ban hành nhưng trên thực tế các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu.

“Hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều lỗ hổng“

“Hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều lỗ hổng“

VOV.VN - Hiện nay, hành lang pháp lý trong quản lý PCCC còn nhiều bất cập. Luật PCCC đã ban hành nhưng trên thực tế các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu.