Công an mách bài học “sinh tử” khi trộm đột nhập

Khi có trộm đột nhập, tuyệt đối không được xông vào bắt giữ mà phải tìm đến vị trí an toàn, báo cho lực lượng công an.

Trung tá, Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, mới đây đã có buổi chia sẻ kỹ năng đối phó khi có trộm đột nhập vào nhà tại trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội).

Theo Tung tá Đào Trung Hiếu, khi có trộm vào nhà, gia chủ tuyệt đối không được xông vào bắt giữ.
Tuyệt đối không xông vào bắt giữ

Lấy ví dụ hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng do Lê Văn Luyện (Bắc Giang) và Nguyễn Văn Kỳ (Hà Nội) gây ra, Trung tá Hiếu nhận định cách ửng xử của chủ nhà khi trộm vào nhà quyết định rất lớn đến an toàn tính mạng của chính mình.

Theo đó, mục đích đầu tiên của đối tượng là vào trộm cắp, nhưng khi chủ nhà không biết ứng xử sẽ ngay lập tức chuyển hóa thành tội ác, giết người. Trong tất cả các tình huống trộm đột nhập, ưu tiên bảo vệ số một là tính mạng chứ không phải tài sản.

“Tài sản mất có thể làm lại, thậm chí là tìm lại được sau khi công an vào cuộc, nhưng mỗi người chỉ sống được một lần màn thôi” – Trung tá Hiếu nói.

Tâm lý của bất cứ tội phạm nào cũng quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng và luôn chứa đựng một nỗi sợ bị bắt. Một con vật khi bị dồn vào đường cùng sẽ quay lại tấn công, con người cũng vậy.

Nhiều trường hợp thay vì đóng cửa hoặc báo công an thì lại lao vào, hô hét hoặc cố bắt giữ, vô tình kích hoạt nỗi sợ bên trong và bản năng tự vệ của đối tượng, từ đó dẫn tới chống trả, thậm chí là giết người.

“Tệ nhất là việc cố gắng bắt giữ, phản kháng, nhiều người còn đang ngái ngủ cũng xông vào bắt trộm, khiến đối tượng chống trả” – Trung tá Hiếu cho hay.

Học sinh chăm chú theo dõi buổi chia sẻ của chuyên gia nghiên cứu tội phạm học.
Đối với vùng nông thôn, nửa đêm nghe tiếng động thì tuyệt đối không được ra ngoài. Hãy áp tai xuống đất để nghe và dự đoán, bật hết công tắc điện rồi gọi công an, nói to để đối tượng nghe thấy, sợ và bỏ chạy.

Đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất

Trong trường hợp trộm đã đột nhập vào nhà, đầu tiên người nhà phải kiếm một vật để tự vệ, sau đó tiếp cận các phòng có người già, trẻ em hoặc người không có khả năng tự vệ, yêu cầu giữ bí mật rồi đưa vào căn phòng có cửa chắc chắn, khóa chặt và gọi công an.

Nếu đang ngủ mà trộm vào, không nên hô hoán mà hãy giả vờ ngủ say, coi như không biết gì. Cùng với đó, mở hé mắt, khi nào đối tượng ra khỏi phòng thì chạy đến đóng cửa, bật điện rồi gọi công an.

Khi bị yêu cầu chỉ chỗ cất giấu tài sản, hãy ngoan ngoãn đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất.
Trường hợp bị gọi dậy và yêu cầu chỉ chỗ cất tài sản, lựa chọn thông minh nhất là hãy ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu về tài sản và xin không xâm phạm đến tính mạng các thành viên trong gia đình.

Quá trình đó, nếu có thể hãy quan sát khéo (tuyệt đối không nhìn chằm chằm), đánh giá một số đặc điểm như giới tính, chiều cao, khuôn mặt, giọng nói,… để sau này báo công an.

Đối với trộm là người quen biết và đã lộ mặt, bằng mọi giá phải chống cự, bởi đối tượng biết rằng chắc chắn sẽ bị lộ và sẽ giết chủ nhà, dù có xin cũng không tha. Tiếp đó, tận dụng cơ hội chạy vào phòng đóng cửa hoặc nếu được thì thoát thân ra ngoài rồi hô hoán. Tuyệt đối không lao vào để bắt giữ.
Khi trộm đã đi khỏi, hãy giữ nguyên hiện trường, đồng thời người đi cấp cứu. Và điều quan trọng là trong mọi tình huống phải báo công an./.

Làm gì để phòng trộm?

Mọi gia đình phải luôn luôn có ý thức cảnh giác, thường xuyên gia cố hệ thống cửa. Có tới 2/3 vụ đột nhập là qua cửa tum hoặc cửa số, chứ rất ít khi qua lối cửa chính.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những  căn nhà gần trụ điện hoặc cây xanh, gia chủ phải bố trí cửa kiên cố, làm lưới cách ly.

Cần tập thói quen trước khi đi ngủ phải kiểm tra tất cả các cửa. Nếu có điều kiện thì hãy lắp đèn cảm ứng báo động.

Các thành viên trong gia đình thường xuyên nói chuyện với nhau về các tính huống giả định trộm đột nhập.

Trong nhà phải có một căn phòng có cửa kiên cố. Các góc nhà bố trí gậy hoặc dụng cụ có thể tự vệ và ghi nhớ vị trí trong đầu. Luôn phải lưu số máy công an phường/xã hoặc hàng xóm.

Tuyệt đối không đưa hình ảnh về đồ đạc trong gia đình lên Facebook, bởi đây là hành động “mời” trộm vào nhà. Khi mua đồ đạc đắt tiền thì phải hủy hoặc vứt vỏ hộp ở nơi kín chứ không được vứt ngay trước cổng,…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giăng “bẫy” điện chống trộm gà làm chết người
Giăng “bẫy” điện chống trộm gà làm chết người

Ngày 14/2, CQĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Thuận để điều tra về hành vi giết người.

Giăng “bẫy” điện chống trộm gà làm chết người

Giăng “bẫy” điện chống trộm gà làm chết người

Ngày 14/2, CQĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Thuận để điều tra về hành vi giết người.

Tiết lộ các chiêu chống trộm xe hiệu quả
Tiết lộ các chiêu chống trộm xe hiệu quả

VOV.VN - Nếu chủ xe chú ý đến một số "mẹo" nhỏ như gắn thiết bị định vị, sử dụng khóa từ, đóng khóa điện,... thì trộm xe chỉ còn nước "khóc thét".

Tiết lộ các chiêu chống trộm xe hiệu quả

Tiết lộ các chiêu chống trộm xe hiệu quả

VOV.VN - Nếu chủ xe chú ý đến một số "mẹo" nhỏ như gắn thiết bị định vị, sử dụng khóa từ, đóng khóa điện,... thì trộm xe chỉ còn nước "khóc thét".

Cảnh sát hình sự bày cách chống trộm công sở ngày giáp Tết
Cảnh sát hình sự bày cách chống trộm công sở ngày giáp Tết

Trộm đột nhập công sở thường chọn gây án vào ban đêm, những hôm mưa gió, trời lạnh. Chúng nhắm đến các phòng làm việc có cửa ra vào lắp ô kính, không song sắt để đập phá.

Cảnh sát hình sự bày cách chống trộm công sở ngày giáp Tết

Cảnh sát hình sự bày cách chống trộm công sở ngày giáp Tết

Trộm đột nhập công sở thường chọn gây án vào ban đêm, những hôm mưa gió, trời lạnh. Chúng nhắm đến các phòng làm việc có cửa ra vào lắp ô kính, không song sắt để đập phá.