Công nhân may lương không đủ sống, cuối tháng chỉ có canh suông

VOV.VN -Tình trạng lương thấp phổ biến trong chuỗi ngành may đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói.

Đây là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm Tiền lương không đủ sống và hệ lụy do Oxfam Việt Nam tổ chức hôm nay (26/2).

Theo một nghiên cứu của Oxfam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, có đến 99% người lao động có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống của Sàn lương châu Á và 74% có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu.

Các chuyên gia trao đổi về vấn đề tiền lương lại hội thảo. 

Nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu và vẫn cùng con số 99% công nhân có mức thu nhập thấp hơn Sàn lương châu Á. 1/3 số công nhân không tiết kiệm được tiền, luôn trong tình trạng vay nợ. 69% công nhân được khảo sát cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 96% công nhân cho biết không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng. 6% công nhân cho biết, cuối thàng chỉ ăn cơm chan canh suông. 53% công nhân cho rằng không đủ tiền để trang trải những chi phí khám chữa bệnh, chi trả thuốc men.

Bà Phạm Thu Lan, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu công nhân và Công đoàn cho rằng hầu  hết công nhân trong nghiên cứu này đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có những lúc bị đói. Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống trong điều kiện nghèo nàn, không đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, và không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái. Nhiều công nhân có kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng không nhìn thấy công việc hiện tại có thể giúp họ đạt được ước mơ như thế nào. Họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ bảo hiểm xã hội nếu họ mất việc.

Theo bà Lan, vấn đề tiền lương sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của người lao động, gây tâm lý ức chế hoặc không thoải mái, dẫn đến năng suất và chất lượng công việc, người lao động làm việc uể oải, không hứng thú.

“Họ phải làm thêm giờ để cải thiện thu nhập, không đủ thời gian nghỉ ngơi, ngoài thời gian làm việc, họ còn phải chăm sóc con cái, gia đình, công việc ở nhà, không có thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi. Nếu điều kiện lao động kém và lương quá thấp thì người lao động sẽ nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn”, bà Lan nhấn mạnh.

Vì sao lương không đủ sống?

Theo các chuyên gia, ngành dệt may ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là gia công sản phẩm cho các công ty, thương hiệu thời trang nước ngoài. Các thống kê cũng cho thấy, giá trị gia tăng lợi nhuận từ khâu này thấp hơn nhiều so với khâu thiết kế và bán hàng.

Tiền lương thấp là kết quả của thương mại không công bằng trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu. Ngành may mặc là một ngành đầu tư sinh lợi lớn. Các nhãn hàng thời trang phát triển và nhanh chóng tăng doanh thu, đồng thời tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và lợi tức cho cổ đông của họ. Trong khi các nước châu Á xác lập mức lương tối thiểu thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, thì các nhãn hàng cũng đóng vai trò lớn trong việc duy trì mức lương thấp này bằng việc đàm phán không minh bạch để ép giá các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở các nước châu Á. Để đáp ứng đòi hỏi của nhãn hàng lớn, các nhà máy may buộc phải yêu cầu công nhân của họ làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.

Ông Lê Đình Quảng, trưởng ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, hầu hết các nhãn hàng ngành may mặc đều trích phần tiền lương rất thấp. “Nhiều doanh nghiệp coi công nhân là một phần của họ, họ muốn trả cho công nhân mức lương cao hơn, nhưng các nhãn hàng đối tác lại đưa ra đơn hàng với mức giá thấp hơn thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp. Đã đến lúc, Việt Nam không nên sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ. Có lẽ chúng ta phải so sánh giữa mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống để thấy hiện vẫn còn một khoảng cách quá xa”, ông Quảng nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng lương tối thiểu vùng dự kiến từ 1/1/2019
Tăng lương tối thiểu vùng dự kiến từ 1/1/2019

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 160.000 đồng – 200.000 đồng/tháng so với hiện nay, được đề xuất áp dụng quy định mới từ ngày 1/1/2019.

Tăng lương tối thiểu vùng dự kiến từ 1/1/2019

Tăng lương tối thiểu vùng dự kiến từ 1/1/2019

VOV.VN - Lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 160.000 đồng – 200.000 đồng/tháng so với hiện nay, được đề xuất áp dụng quy định mới từ ngày 1/1/2019.

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 

Lương tối thiểu vùng 2019 tăng, mức đóng BHXH 2019 sẽ thay đổi
Lương tối thiểu vùng 2019 tăng, mức đóng BHXH 2019 sẽ thay đổi

VOV.VN -Từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong các doanh nghiệp chính thức được tăng thêm 5,3%.

Lương tối thiểu vùng 2019 tăng, mức đóng BHXH 2019 sẽ thay đổi

Lương tối thiểu vùng 2019 tăng, mức đóng BHXH 2019 sẽ thay đổi

VOV.VN -Từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong các doanh nghiệp chính thức được tăng thêm 5,3%.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

VOV.VN -Từ ngày 1/1/2019, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019

VOV.VN -Từ ngày 1/1/2019, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Thương nhân lo phá sản khi Venezuela tăng lương tối thiểu 60 lần
Thương nhân lo phá sản khi Venezuela tăng lương tối thiểu 60 lần

Những biện pháp cải tổ nhằm giải quyết lạm phát của Tổng thống Venezuela khiến nhiều cửa hàng có nguy cơ đóng cửa, nhiều người thất nghiệp.

Thương nhân lo phá sản khi Venezuela tăng lương tối thiểu 60 lần

Thương nhân lo phá sản khi Venezuela tăng lương tối thiểu 60 lần

Những biện pháp cải tổ nhằm giải quyết lạm phát của Tổng thống Venezuela khiến nhiều cửa hàng có nguy cơ đóng cửa, nhiều người thất nghiệp.