Long An phát triển kinh tế mậu dịch đang bế tắc vì Quốc lộ 62

VOV.VN - Hiện nay, toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội của Vùng Đồng Tháp Mười đều phụ thuộc trục giao thông Quốc lộ 62. Tuyến đường này không chỉ phục vụ giao thông liên tỉnh mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối hành lang Đông - Tây giữa các khu kinh tế với Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp.

Giải quyết được những bất cập về giao thông chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhất là vấn đề biên mậu mà Long An đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Kinh tế cửa khẩu giảm cạnh tranh do đâu?

Khu kinh tế Cửa khẩu Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển của tiểu khu Đồng Tháp Mười; là đầu mối giao thương kết nối các tiểu vùng sông Mê Kông của Campuchia với TP.HCM và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên nhiều năm qua hoạt động kinh tế - xã hội nơi đây vẫn chưa thể bứt phá như mong đợi.

Khu kinh tế Cửa khẩu Bình Hiệp có khu công nghiệp diện tích 168,36 ha. Sau 13 năm đi vào hoạt động, đến nay chỉ mới có 2 doanh nghiệp với khoảng hơn 2.300 lao động. Dù được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng sau khi đến tìm hiểu thì hầu hết doanh nghiệp đều “ra đi không trở lại”. Một trong những nguyên nhân chính là Quốc lộ 62 chưa thuận lợi cho việc giao thương, đầu tư quy mô lớn, làm giảm sức cạnh tranh xuất nhập khẩu quốc tế và hiệu quả hoạt động của Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp, Long An.

Ông Nguyễn Minh Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bình Hiệp cho biết: có 24 doanh nghiệp thường xuyên đến đây làm thủ tục hải quan. Số lượng hàng hóa xuất nhập, khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chưa nhiều là do “nút thắt” về giao thông. Quốc lộ 62 nhỏ hẹp, tài xế xe container sợ xảy ra tai nạn; chưa đáp ứng được lưu lượng xe container cũng như chưa có nơi dừng đỗ, chờ làm thủ tục hải quan và trung chuyển hàng hóa.

Ông Tùng đề nghị: "Trước tiên là Quốc lộ 62 cần thông thoáng để hàng hóa từ cảng Cát lái - TP.HCM và các tuyến đường đấu nối từ Nam - Bắc về cửa khẩu. Thứ hai là phải có bến bãi đậu xe để chờ làm thủ tục, chứ hiện nay xe dừng đỗ trên Quốc lộ 62, bị cảnh sát giao thông lập biên bản nên doanh nghiệp rất ngại"  

Quốc lộ 62 xuống cấp, nhiều địa phương lên tiếng

Cùng quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Kiến Tường (Long An), Nguyễn Văn Vũ cho biết, mấu chốt khiến kinh tế mậu dịch khu vực biên giới chậm phát triển là do Quốc lộ 62 nối với Quốc lộ 1A đi đến Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp dài khoảng 66 km, mặt đường nhỏ, hẹp, xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút doanh nghiệp về đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, các khu đô thị trung tâm ở thị xã Kiến Tường và các huyện biên giới.

Để phát triển kinh tế mậu dịch khu vực biên giới Long An, địa phương kiến nghị Trung ương sớm đầu tư nâng cấp Quốc lộ N2, Quốc lộ 62, tháo gỡ vướng mắc về đất đai, giảm thủ tục hành chính phù hợp quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Kiến Tường cho biết thêm, địa phương đã chuẩn bị các phương án "đón đầu", khi hoàn thành nâng cấp, làm mới tuyến Quốc lộ 62 sẽ quy hoạch các trung tâm thương mại, khu dân cư hiện đại và đầu tư hạ tầng giao thông.

Theo ông Vũ: "Khu kinh tế cửa khẩu Long An chưa phát triển mạnh là do chỗ này. Giải pháp sắp tới là khắc phục những "điểm nghẽn" đó, có những vấn đề thuộc về Trung ương, có những vấn đề thuộc về địa phương. Việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 62 thì phải thuộc thẩm quyền Trung ương. Hiện nay việc tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến đất đai, thủ tục xây dựng… nếu "gỡ" được những khó khăn này tôi đảm bảo kinh tế biên mậu sẽ phát triển".

Phát triển kinh kế liên vùng đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới là nhiệm vụ kinh tế, chính trị được Long An chú trọng. Với đường biên giới giáp Campuchia dài khoảng 134 km, "bộ ba" Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường), Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (Đức Huệ), Cửa khẩu phụ Hưng Điền A (huyện Tân Hưng) và 28 lối mở là điều kiện thuận lợi thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Hiện nay một số tuyến Quốc lộ, như: 62, N1, N2 đang là trục giao thông chính ở khu vực biên giới Long An. Trong đó Quốc lộ 62 có vai trò huyết mạch, là động lực cho sự phát triển do đi qua hầu hết các địa phương vùng biên giới, kết nối với tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp cũng như nước bạn Campuchia.

Ông Lê Thanh Đông, Chủ tịch huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An kiến nghị: "Thực trạng hiện nay tuyến đường xuống cấp rất nghiêm trọng, không đảm bảo lưu thông của người dân. Đặc biệt nữa là hiện nay rất khó trong phát triển kinh tế địa phương, do các nhà đầu tư về đây thì đường sá khó khăn. Với chiến lược sắp tới nếu được nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 62 hoặc đầu tư Quốc lộ 62 song song thì sẽ tạo "bước nhảy "rất lớn cho khu vực Đồng Tháp Mười, trong đó có huyện Tân Thạnh".

Hiện tại, Quốc lộ 62 đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội ghi vốn hơn 2.257 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng và theo kế hoạch sẽ được khởi công vào năm 2024. Hoạt động kinh tế vùng biên Long An sẽ được khơi thông nếu các vấn đề giao thông của Quốc lộ 62 phần nào được giải quyết. Còn hiện nay người dân và doanh nghiệp vẫn phải di chuyển trên những cung đường nguy hiểm, nguy cơ tai nạn luôn rình rập. Ai cũng trông chờ từng ngày, từng giờ về một tuyến đường mới, khang trang rộng mở hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế biên mậu Cao Bằng thay đổi để phát triển bền vững trong dịch bệnh
Kinh tế biên mậu Cao Bằng thay đổi để phát triển bền vững trong dịch bệnh

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua đã khiến hoạt động xuất, nhập khẩu tại biên giới Cao Bằng ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh cũng cho thấy đã đến lúc cần có những sự thay đổi bền vững hơn cho hoạt động kinh tế biên mậu.

Kinh tế biên mậu Cao Bằng thay đổi để phát triển bền vững trong dịch bệnh

Kinh tế biên mậu Cao Bằng thay đổi để phát triển bền vững trong dịch bệnh

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua đã khiến hoạt động xuất, nhập khẩu tại biên giới Cao Bằng ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh cũng cho thấy đã đến lúc cần có những sự thay đổi bền vững hơn cho hoạt động kinh tế biên mậu.

Lo thiếu kinh nghiệm, Long An xin không nắm vai trò điều phối Vành đai 4
Lo thiếu kinh nghiệm, Long An xin không nắm vai trò điều phối Vành đai 4

VOV.VN - Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên quan đến vướng mắc khi giao tỉnh này làm cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối dự án Vành đai 4 TP.HCM.

Lo thiếu kinh nghiệm, Long An xin không nắm vai trò điều phối Vành đai 4

Lo thiếu kinh nghiệm, Long An xin không nắm vai trò điều phối Vành đai 4

VOV.VN - Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên quan đến vướng mắc khi giao tỉnh này làm cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối dự án Vành đai 4 TP.HCM.

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An
Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

VOV.VN - Để đầu tư hiệu quả, tỉnh Long An tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logisctic gắn với cảng biển quốc tế và phát triển đô thị sinh thái. 

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của Long An

VOV.VN - Để đầu tư hiệu quả, tỉnh Long An tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logisctic gắn với cảng biển quốc tế và phát triển đô thị sinh thái. 

Long An đồng hành cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn
Long An đồng hành cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn

VOV.VN - Những năm qua, Long An là địa phương luôn đứng top đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn Long An gặp phải một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định, chính sách và tỉnh này đang nỗ lực tháo gỡ.

Long An đồng hành cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn

Long An đồng hành cùng doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn

VOV.VN - Những năm qua, Long An là địa phương luôn đứng top đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn Long An gặp phải một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định, chính sách và tỉnh này đang nỗ lực tháo gỡ.