Công tác tư vấn tâm lý học đường nhiều nơi còn lúng túng, chưa đảm bảo yêu cầu

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đánh giá, công tác tư vấn tâm lý học đường tại nhiều cơ sở giáo dục thực hiện còn lúng túng, chưa đúng quy trình, chưa bảo đảm đúng yêu cầu… Nhiều học sinh phổ thông đã gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm, tự tử...

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi ủy UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.

Theo Bộ GD-ĐT, trong thời gian qua, ở địa phương, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông tại nhà trường cơ bản đã được UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện, đồng thời, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

Ở Trung ương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ GDĐT đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện một số giải pháp để triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông và đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

Phòng tư vấn tâm lý học đường được thành lập tại nhiều trường học; nhận thức của lãnh đạo, cán bộ giáo viên trong các nhà trường về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ngày càng được nâng cao; đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường...

Những kết quả bước đầu này đã góp phần phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với học sinh đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện tại nhiều địa phương chưa được quan tâm, chú trọng. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, xã hội về sức khỏe tinh thần và tâm lý học đường chưa phong phú, đa dạng và hiệu quả; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Công tác tư vấn tâm lý học đường tại nhiều cơ sở giáo dục thực hiện còn lúng túng, chưa đúng quy trình, chưa bảo đảm đúng yêu cầu… Nhiều học sinh phổ thông đã gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, trầm cảm, tự tử...

Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, để bảo đảm và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.

Ngành giáo dục tiếp tục quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT liên quan đến công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, gia đình - nhà trường - xã hội về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Hoạt động truyền thông cần thực hiện thường xuyên, liên tục, có chiều sâu và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GDĐT trong triển khai phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp với những trường hợp học sinh có khó khăn về tâm lý.

Sở GDĐT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc, hình thức, nội dung tư vấn tâm đường; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời về tư vấn tâm lý học đường; có đánh giá, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh.

Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục về tư vấn tâm lý học đường.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở nội vụ sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường theo quy định; nghiên cứu cơ chế bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý theo diện hợp đồng lao động.

Các địa phương xem xét bố trí ngân sách, cơ sở vật chất cho dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý tại địa phương; triển khai giải pháp huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh tại các tổ chức, đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ huynh lúng túng với “ma trận giá” các bộ thiết bị dạy học tiểu học
Phụ huynh lúng túng với “ma trận giá” các bộ thiết bị dạy học tiểu học

VOV.VN - Theo chuyên gia, ngoài SGK thì giá các bộ thiết bị dạy học tối thiểu cũng cần được quan tâm, cần có giải pháp tổng thể từ các cơ quan quản lý để có thể đưa các thiết bị này vào danh mục kê khai giá, các đơn vị cung ứng cũng cần có giải pháp để hạ giá thành, giảm áp lực cho phụ huynh.

Phụ huynh lúng túng với “ma trận giá” các bộ thiết bị dạy học tiểu học

Phụ huynh lúng túng với “ma trận giá” các bộ thiết bị dạy học tiểu học

VOV.VN - Theo chuyên gia, ngoài SGK thì giá các bộ thiết bị dạy học tối thiểu cũng cần được quan tâm, cần có giải pháp tổng thể từ các cơ quan quản lý để có thể đưa các thiết bị này vào danh mục kê khai giá, các đơn vị cung ứng cũng cần có giải pháp để hạ giá thành, giảm áp lực cho phụ huynh.

Hình ảnh ấn tượng trong lễ khai giảng trực tiếp đầu tiên sau đại dịch COVID-19
Hình ảnh ấn tượng trong lễ khai giảng trực tiếp đầu tiên sau đại dịch COVID-19

VOV.VN - Năm nay, học sinh cả nước đón lễ khai giảng trực tiếp sau 2 năm khai giảng trực tuyến, học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hình ảnh ấn tượng trong lễ khai giảng trực tiếp đầu tiên sau đại dịch COVID-19

Hình ảnh ấn tượng trong lễ khai giảng trực tiếp đầu tiên sau đại dịch COVID-19

VOV.VN - Năm nay, học sinh cả nước đón lễ khai giảng trực tiếp sau 2 năm khai giảng trực tuyến, học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngày khai giảng của hai anh em mồ côi cha vì COVID-19
Ngày khai giảng của hai anh em mồ côi cha vì COVID-19

VOV.VN - Quãng đường từ nhà đến trường đón khai giảng năm học mới của anh em Ngô Quang Trưởng và Ngô Nam Phương ở TP.HCM hôm nay không còn ba đi cùng.

Ngày khai giảng của hai anh em mồ côi cha vì COVID-19

Ngày khai giảng của hai anh em mồ côi cha vì COVID-19

VOV.VN - Quãng đường từ nhà đến trường đón khai giảng năm học mới của anh em Ngô Quang Trưởng và Ngô Nam Phương ở TP.HCM hôm nay không còn ba đi cùng.

Học sinh Hà Nội rộn ràng đón lễ khai giảng sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19
Học sinh Hà Nội rộn ràng đón lễ khai giảng sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục vẫn tiếp tục cần lưu ý phòng, chống dịch. Bên cạnh đó năm học 2022-2023 là năm trọng tâm trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Học sinh Hà Nội rộn ràng đón lễ khai giảng sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19

Học sinh Hà Nội rộn ràng đón lễ khai giảng sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục vẫn tiếp tục cần lưu ý phòng, chống dịch. Bên cạnh đó năm học 2022-2023 là năm trọng tâm trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Học sinh vùng sạt lở ở Quảng Nam gian nan đường đến trường
Học sinh vùng sạt lở ở Quảng Nam gian nan đường đến trường

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, hàng ngàn học sinh tại vùng sạt lở núi tỉnh Quảng Nam đối mặt với nhiều khó khăn trên hành trình đi tìm con chữ.

Học sinh vùng sạt lở ở Quảng Nam gian nan đường đến trường

Học sinh vùng sạt lở ở Quảng Nam gian nan đường đến trường

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, hàng ngàn học sinh tại vùng sạt lở núi tỉnh Quảng Nam đối mặt với nhiều khó khăn trên hành trình đi tìm con chữ.