Cùng ăn Tết Mùa với người Bhnoong - Giẻ Triêng ở Quảng Nam

VOV.VN - Đối với người Bh’noong, Tết Mùa là lễ hội lớn nhất trong năm, được tổ chức khi kết thúc mùa rẫy, thu hoạch lúa xong để cúng tạ ơn thần linh.

Huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có 16 dân tộc anh em chung sống. Trong đó, người Bhnoong - Giẻ Triêng chiếm hơn 65% dân số và được xem là cư dân bản địa. Cộng đồng người Bhnoong ở huyện Phước Sơn đã và đang lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống của mình. Tục ăn Tết Mùa (Mừng lúa mới) xem rộn ràng nhất trong năm. Tết Mùa của đồng bào Bhnoong có gì độc đáo?

Cả bản làng vui hội Tết Mùa trong điệu múa cồng chiêng.

Đối với người Bh’noong, Tết Mùa là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Bh’noong ở huyện Phước Sơn. Tết Mùa được tổ chức khi kết thúc mùa rẫy, sau khi thu hoạch lúa xong để cúng thần linh, tạ ơn thần linh đã phù hộ giúp cho đồng bào có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Khi những cây đót trổ bông, những gùi lúa cuối cùng đã về kho… đó cũng là lúc bà con Bhnoong chuẩn bị ăn Tết Mùa. Hầu hết, bà con các dân tộc thiểu số vùng miền núi của tỉnh Quảng Nam sống dựa vào nương rẫy. Hết mùa rẫy có nghĩa là hết năm. Hội Tết Mùa đánh dấu một mùa vụ - năm cũ kết thúc và năm mới bắt đầu. Đối với bà con Bh’noong - Giẻ Triêng, đây là Lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm.

Trước đây, trong thời gian từ 7 đến 10 ngày trước khi vào hội Tết Mùa, Già làng sẽ phân công công việc cho từng người. Đàn ông trong làng thì lên rừng tìm con chim, con chuột, xuống sông, xuống suối bắt con cá, con ếch…; còn người phụ nữ thì chọn những củ sắn ngon nhất để chưng cất rượu cần, chọn nếp, gạo batoong loại ngon nhất để chuẩn bị gói bánh ốc, bánh peng. Thêm một điều thú vị thể hiện tính cộng đồng của người Bh’noong đó là  mỗi hộ trong làng góp từ 1 đến 2 lon gạo mang đến gia đình người được chọn làm chủ cúng tết.

Mâm cỗ tết của người Bh’noong rất giản đơn gồm: bánh ốc, rượu cần, thịt chuột rừng, cá chua và được dọn ngay bên bếp lửa, vừa ấm cúng, vừa dân dã. Khi tất cả đã chuẩn bị xong, Già làng đến nhà làng đánh lên những tiếng chiêng, tiếng trống vang xa như muốn báo cho thần linh, bà con rằng làng đã bước vào mùa ăn tết rẫy.

Theo Già làng Hồ Văn Nhun, ở khối 3, thị trấn Khấm Đức, huyện Phước Sơn, trong Tết mùa, bánh ốc và bánh peng là thứ không thể thiếu trong vật lễ cúng: “Chỉ có ăn Tết Mùa mới được làm bánh ốc, bánh peng. Và trong khi gói bánh này phải có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên. Đây là âm thanh để báo với thần linh, báo với trời đất là dân làng đang bước vào lễ hội ăn Tết Mùa, ăn mừng mùa màng của gia đình, của thôn bản. Tiếng trống, tiếng chiêng vang lên rộn rã, các chị, các mẹ tay thoăn thoắt gói bánh bảo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đã về”.

Các chị, các mẹ đồng bào Bhnoong gói bánh ốc, bánh peng chuẩn bị Tết Mùa.
Bánh ốc, bánh peng là thứ không thể thiếu trong Lễ Tết Mùa.

Còn tại xã vùng cao Phước Thành, của huyện Phước Sơn - nơi đây còn giữ được tương đối nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Bh’noong - Giẻ Triêng. Chị Bạch Thị Thu Hà, ở thôn 4, xã Phước Thành thổ lộ, Tết Mùa còn là dịp để bà con gặp gỡ, để những thế hệ trước trao truyền cho thế hệ trẻ những phong tục tập quán độc đáo của dân tộc mình: “Lễ hội Tết Mùa ngoài để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình còn để giúp thế hệ trẻ không quên đi nguồn cội của mình”.

Tết Mùa là lúc mọi người xích lại gần nhau hơn, trao những ánh mắt, nụ cười, chúc tụng lẫn nhau năm mới vạn sự bình yên. Những lời ca, tiếng hát tiêng đàn cứ thế ngân vang ngân xa xóa đi những cực nhọc, bộn bề của cuộc sống.

Theo quan niệm của đồng bào Bh’noong - Giẻ Triêng, trong những ngày Tết, mọi người tuyệt đối không được to tiếng hay đánh nhau, vì như thế sẽ mang đến xui rủi cho cả năm mới.

Già làng Hồ Văn Hạnh, ở thôn 6, xã Phước Lộc, cho hay: “Một lít rượu uống chung cả làng. Ăn tết phải đoàn kết. Chỉ cần biết như thế thôi. Ý nghĩa của việc ăn tết chung với nhau, là để làm sao cho vấn đề được mùa sắp đến, mọi người được mạnh khỏe, lúa được nhiều và do đó dân làng chủ yếu cúng ông thần lúa đã phù hộ cho mình cây lúa trĩu bông trong năm qua và gia đình nào cũng được tham gia”.

Mùa rẫy nữa đi qua, Tết đã đến. Xuân mới cũng đang gõ cửa từng nhà. Bà con Bh’noong - Giẻ Triêng hết đêm hội Tết mùa này lại chộn rộn, tất tả chuẩn bị cho mùa rẫy mới, một năm mới với những dự định và kỳ vọng mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam
NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

VOV.VN - NTK dân tộc Tày – Vũ Thảo Giang đã gây bất ngờ khi trình diễn bộ sưu tập áo dài sang trọng trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam.

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

VOV.VN - NTK dân tộc Tày – Vũ Thảo Giang đã gây bất ngờ khi trình diễn bộ sưu tập áo dài sang trọng trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam.

Kon Tum: Ngày hội bánh chưng xanh tại các làng dân tộc thiểu số
Kon Tum: Ngày hội bánh chưng xanh tại các làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày hội bánh chưng xanh Xuân Kỷ Hợi 2019 được các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum tổ chức tại tất cả 622 làng trong tỉnh.

Kon Tum: Ngày hội bánh chưng xanh tại các làng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Ngày hội bánh chưng xanh tại các làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Ngày hội bánh chưng xanh Xuân Kỷ Hợi 2019 được các cấp chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum tổ chức tại tất cả 622 làng trong tỉnh.

Điện Biên sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II
Điện Biên sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II

VOV.VN-Ngày hội sẽ quy tụ các nghệ sĩ, nghệ nhân, người dân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Thái hiện đang cư trú, học tập và làm việc tại 8 tỉnh.

Điện Biên sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II

Điện Biên sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II

VOV.VN-Ngày hội sẽ quy tụ các nghệ sĩ, nghệ nhân, người dân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Thái hiện đang cư trú, học tập và làm việc tại 8 tỉnh.

Tết cổ truyền dân tộc của người Việt tại Bangkok, Thái Lan
Tết cổ truyền dân tộc của người Việt tại Bangkok, Thái Lan

VOV.VN - Hội người Thái gốc Việt tại Bangkok đã phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu chào mừng Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019.

Tết cổ truyền dân tộc của người Việt tại Bangkok, Thái Lan

Tết cổ truyền dân tộc của người Việt tại Bangkok, Thái Lan

VOV.VN - Hội người Thái gốc Việt tại Bangkok đã phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu chào mừng Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019.