Cuộc sống đổi thay của người Sán Chỉ dưới chân núi Cao Ly

VOV.VN - Người Sán Chỉ sinh sống dưới chân núi Cao Ly tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) vẫn duy trì nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng cao.

Mỗi khi một gia đình xây dựng nhà, cả bản đều chung tay giúp đỡ, người góp vật liệu xây dựng, người hỗ trợ ngày công... Qua nhiều năm, phong trào này đã giúp nhiều hộ khó khăn có nhà kiên cố, thể hiện ý thức đoàn kết, tự vươn lên cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.

Chưa tới 7 giờ sáng, gia đình ông Trần A Cấy, thôn Pò Đán, xã Húc Động đã nhộn nhịp tiếng nói cười. Hơn 60 người trong thôn Pò Đán đến hỗ trợ gia đình ông đổ mái ngôi nhà hơn 160m2. Già có, trẻ có, chẳng ai bảo ai, mỗi người một chân 1 tay xúc cát, sỏi, trộn bê tông, và phần lớn đeo ủng lên mái nhà, dùng sức mạnh của đôi chân làm mịn và tràn đều bê tông khắp mái nhà. Gần tới giờ cơm trưa, việc đổ mái hoàn thành cũng là lúc bà Lục Thị Sạy (52 tuổi) vợ ông Cấy sắp sẵn 6 mâm cơm để mời bà con trong bản đã tới hỗ trợ gia đình.

“Từ khi đào móng các bác ở thôn bản đã tới giúp rồi. Làm móng, đo, thiết kế nhà cũng hết 600 triệu đấy nhưng nhà tôi chỉ đủ 300 triệu mua vật liệu thôi. Còn ngày công xây dựng bà con dân bản tới giúp đỡ. Ngày trước thì nhà tôi cũng đi giúp các gia đình khác như vậy mà. Hôm nay, 1 số gia đình đến trả công, còn 1 số gia đình đến lấy công mới. Sau này họ xây nhà thì vợ chồng tôi hoặc con tôi sẽ trả công cho họ”, bà Sạy nói.

Ông Trần A Làu, người tham gia hỗ trợ gia đình ông Trần A Cấy ngay từ khi làm móng nhà cho biết: “Cái này cứ theo các cụ truyền dạy. Mình không có tiền thì mình đi đổi công, hỗ trợ ngày công. Đi ngày nào tính ngày ấy, không cần ghi nhưng cũng phải xong cái nhà cho họ. 1 năm chắc có 1 tới 2 nhà xây thôi và chúng tôi cứ đến hỗ trợ ngày công”.

Cứ như vậy, những ngôi nhà kiên cố, lợp mái đỏ tươi, thấm đượm tình làng nghĩa xóm được hình thành dưới chân núi Cao Ly, giúp gia chủ an cư lạc nghiệp, góp phần giúp Húc Động xóa tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát. Ông Lý Văn Linh, Bí thư, trưởng thôn Pò Đán cho biết không chỉ xây nhà mà ngay cả việc cấy hái, thu hoạch nông sản bà con trong thôn đều làm như vậy.

“Quan trọng là chỉ giúp nhau thôi, không đòi hỏi gì, chỉ cho ăn trưa rồi về. Đoàn kết là như thế. Còn giúp nhau xóa đói giảm nghèo, cứ thấy hộ này phấn đấu thoát nghèo là hộ đằng sau lại tiếp tục theo”, ông Linh cho hay.

Trong sản xuất làm ăn, cũng từ sự chung tay giúp đỡ của người dân, sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền, nhiều gia đình tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Từ xã vùng khó, Húc Động trở thành xã Nông thôn mới năm 2019 với các tiêu chí cứng đạt và vượt xa quy định chung của cả nước, đủ tiêu chí xã Nông thôn mới của vùng Đồng bằng sông Hồng với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 50 triệu đồng/năm.

“Không riêng gì người Sán Chỉ tại xã Húc Động mà cả người Dao, Tày đều có truyền thống giúp đỡ nhau xây nhà và giúp nhau phát triển kinh tế. Chúng tôi thấy đây là những nét đẹp cần được duy trì và nhân rộng giúp nhau trong cuộc sống đặc biệt là giữ gìn được những bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc huyện Bình Liêu”, ông Lý Văn Bình, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bình Liêu cho biết.

Những năm gần đây, tuyến đường dài hơn chục cây số nối trung tâm huyện Bình Liêu với xã Húc Động được đầu tư, mở rộng thênh thang tới từng ngõ xóm, kết nối nhiều địa phương giúp người Sán Chỉ thuận lợi tiêu thụ nông sản, phát triển du lịch.

Có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, nhiều căn nhà mới được dựng xây dưới chân núi Cao Ly. Và mỗi căn nhà ấy luôn có sự góp sức, góp công của làng xóm, láng giềng. Hành động này đã dệt nên bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng người Sán Chỉ, làm ấm tình người dưới những nếp nhà nơi biên cương Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống
Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

Thái Nguyên làm gì  để chương trình xóa nghèo bền vững đi vào cuộc sống

VOV.VN - Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và có nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo.

Xóa đói giảm nghèo từ việc giao đất, giao rừng
Xóa đói giảm nghèo từ việc giao đất, giao rừng

VOV.VN - Sau gần 8 năm triển khai thí điểm giao đất, giao rừng, về cơ bản rừng ở Thường Xuân đã được giữ, đời sống người dân từng bước nâng lên.

Xóa đói giảm nghèo từ việc giao đất, giao rừng

Xóa đói giảm nghèo từ việc giao đất, giao rừng

VOV.VN - Sau gần 8 năm triển khai thí điểm giao đất, giao rừng, về cơ bản rừng ở Thường Xuân đã được giữ, đời sống người dân từng bước nâng lên.

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng
Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

VOV.VN - Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương. 

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng

VOV.VN - Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương.