Cuộc sống hồi sinh sau vụ sạt lở kinh hoàng 2 năm trước ở Quảng Nam

VOV.VN -Hơn 2 năm kể từ sau vụ sạt lở núi kinh hoàng xảy ra tại 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, cuộc sống mới đã hồi sinh.

Con đường vào làng Khe Chữ, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam những ngày cuối năm thoáng đãng hơn. Những căn nhà giống nhau về kiểu dáng mọc lên giữa thung lũng, cách ngôi làng cũ bị sạt lở chừng vài chục phút đi bộ. Sau vụ sạt lở núi vào tháng 11/2017, huyện Nam Trà My chọn nơi này để đưa 144 hộ dân vùng sạt lở đến ở. Ban đầu, bà con không đồng ý vì cho rằng khu vực này làm ăn khó khăn, ruộng đất không có. Nhưng sau đó, các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể tích cực vận động, các lực lượng quân đội hỗ trợ di dời và làm nhà mới, bà con đồng tình dọn đến nơi ở mới.

Dân làng Khe Chữ yên tâm sống trong căn nhà mới.

Ông Hồ Văn Bút, người dân làng Khe Chữ, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, từ ngày về đây bà con không sợ mưa gió, sạt lở nữa. Trường học xây dựng ngay tại thôn nên con cái đi học không phải lo. Tết này, nhà nào cũng có gạo ăn.

“Làng cũ cách đây 2 năm bị sạt lở, nước trên núi chảy ầm ầm, vừa mưa vừa gió, chết 4 người. Mẹ già của tui có người cứu. Mình xuống ở chỗ này rất yên, rất vui, rất thảo mái”- ông Hồ Văn Bút nói.

Làng mới Khe Chữ, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Năm nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Bình ở thôn Đàng Bộ, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam được ăn Tết trong căn nhà mới. Ngôi nhà xây vững trãi, thoáng mát được dựng lên trong khu đất tương đối bằng phẳng. Hơn 2 năm trước, 1 trận sạt lở núi kinh hoàng vùi lấp mẹ, vợ và em trai anh Bình. Nỗi mất mát quá lớn khiến anh sống như người vô hồn. Nhờ sự cưu mang của bà con hàng xóm, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cha con anh Bình dần vượt qua nỗi đau ổn định cuộc sống.

“Qua thời gian 2 năm, bây giờ cuộc sống đã tạm ổn. Con cái, nhà cửa đàng hoàng. Con đi học còn mình đi buôn bán. Nhờ sự chung tay của xã hội, bà con lối xóm giúp đỡ tận tình”- anh Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Ngôi làng mới ở xã Ch' Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Sau các vụ sạt lở núi vào cuối năm 2017, hàng trăm hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam được bố trí định cư tại nơi ở mới. Ông Hoàng Thái Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, nơi này thường xảy ra động đất, sạt lở núi nên số hộ cần phải di dời, bố trí tái định cư khá nhiều. Khó khăn nhất hiện nay là tìm vị trí thuận lợi để san ủi mặt bằng, bố trí các hộ dân vùng sạt lở đến nơi ở mới. Riêng đối với các hộ dân vùng sạt lở của năm 2017 đến nay đã cơ bản ổn định chỗ ở tại những khu tái định cư.  Theo ông Hoàng Thái Vũ, những hộ dân còn lại nằm trong diện nguy cơ sạt lở nhưng không thể di dời thì huyện cũng đã bố trí kinh phí kè tạm thời chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân.

“Huyện Bắc Trà My có Nghị quyết số 17 để rà soát tất cả các đối tượng để đảm bảo cho phù hợp. Hiện nay toàn huyện có 1.097 hộ thực hiện di dời và đảm bảo cuộc sống người dân tốt hơn. Bên cạnh đó, tập trung đến những vấn đề liên quan đến hạ tầng thiết yếu, đảm bảo cho bà con nhân dân đón Tết vui vẻ”- ông Hoàng Thái Vũ cho biết.

Việc bố trí làng tái định cư gần khu vực sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sắp xếp lại dân cư ở khu vực miền núi, giai đoạn 2017-2025 có hơn 17.700 hộ có nhu cầu sắp xếp, bố trí nơi ở ổn định. Trong đó, phần lớn thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn, sống phân tán, sống trong khu vực rừng phòng hộ. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong 3 năm qua, đã có hơn 6.200 hộ trong tổng số gần 12.000 hộ nằm trong diện di dời được bố trí xen ghép tại các khu dân cư, hơn 5.000 hộ bố trí tập trung.

“Hiện nay các huyện đang làm tích cực, nhiều huyện làm tốt như Nam Trà My là địa phương tiêu biểu trong việc sắp xếp lại dân cư gắn với bảo tồn văn hóa khu vực miền núi. Ngoài ra chúng tôi cũng huy động các tổ chức từ thiện tham gia đóng góp, ủng hộ vào quá trình này. Nguồn kinh phí của tỉnh dự kiến tối đa mỗi hộ khoảng 80 triệu đồng cho tất cả các hạng mục dời”- ông Lê Trí Thanh cho biết./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh khảo sát di dời người dân vùng sạt lở núi Nam Trà My
Hình ảnh khảo sát di dời người dân vùng sạt lở núi Nam Trà My

VOV.VN -Đoàn công tác Quân khu 5 làm việc với lãnh đạo huyện Nam Trà My, Quảng Nam thống nhất các nội dung, lên phương án giúp di dời nhân dân đến nơi ở mới.

Hình ảnh khảo sát di dời người dân vùng sạt lở núi Nam Trà My

Hình ảnh khảo sát di dời người dân vùng sạt lở núi Nam Trà My

VOV.VN -Đoàn công tác Quân khu 5 làm việc với lãnh đạo huyện Nam Trà My, Quảng Nam thống nhất các nội dung, lên phương án giúp di dời nhân dân đến nơi ở mới.

Hàng hóa Tết đã đến tận khu dân cư của người Nam Trà My
Hàng hóa Tết đã đến tận khu dân cư của người Nam Trà My

VOV.VN - Mấy năm nay, đường sá thông thoáng, phương tiện giao thông đi lại thuận lợi, mang theo nhiều hàng Tết phục vụ người dân Nam Trà My (Quảng Nam).

Hàng hóa Tết đã đến tận khu dân cư của người Nam Trà My

Hàng hóa Tết đã đến tận khu dân cư của người Nam Trà My

VOV.VN - Mấy năm nay, đường sá thông thoáng, phương tiện giao thông đi lại thuận lợi, mang theo nhiều hàng Tết phục vụ người dân Nam Trà My (Quảng Nam).

Đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi tại TP Nha Trang vẫn nỗi lo an cư
Đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi tại TP Nha Trang vẫn nỗi lo an cư

VOV.VN -Tết này, đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi (TP Nha Trang) đã vượt qua khó khăn trước mắt nhưng vẫn còn chông chênh nỗi lo an cư, lạc nghiệp. 

Đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi tại TP Nha Trang vẫn nỗi lo an cư

Đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi tại TP Nha Trang vẫn nỗi lo an cư

VOV.VN -Tết này, đồng bào vùng sạt lở ở xóm Núi (TP Nha Trang) đã vượt qua khó khăn trước mắt nhưng vẫn còn chông chênh nỗi lo an cư, lạc nghiệp.