PCA sẵn sàng cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp cho Việt Nam

VOV.VN - Một lý do đặc biệt là Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải. Vì vậy, Việt Nam là một lựa chọn tốt cho việc mở Văn phòng PCA thứ 5 của Tòa trọng tài thường trực (PCA) trên thế giới.

Ngày 24/11/2022, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Tổng Thư ký Tòa trọng tài thường trực (PCA) Marcin Czepelak đã chính thức khánh thành Văn phòng đại diện PCA tại Hà Nội và gắn biển tên “Ngôi nhà Hòa Bình” cho trụ sở văn phòng, hiện thực hóa cam kết của hai bên tại Nghị định thư năm 2021.

Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, Báo Điện tử VOV đã có cuộc trao đổi với ông Neil Nucup - Trưởng Văn phòng Toà Trọng tài thường trực tại Việt Nam để hiểu sâu hơn về hoạt động của tổ chức này.

Phóng viên: Trước tiên, xin một lần nữa chúc mừng PCA đã mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam! Xin Ngài giới thiệu những nét cơ bản về chức năng hoạt động và sứ mệnh của PCA trong giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế?

Ông Neil Nucup: PCA là tổ chức liên Chính phủ được thành lập vào năm 1899 thông qua Công ước về giải quyết tranh chấp quốc tế ở Thái Bình Dương. Công ước này sau đó được chuyển thành Công ước 1907 về giải quyết tranh chấp quốc tế.

Sứ mệnh của PCA là phục vụ như một tổ chức liên Chính phủ thường trực để giải quyết các tranh chấp quốc tế và theo tranh chấp quốc tế. Điều này sẽ không chỉ bao gồm các tranh chấp giữa các quốc gia mà còn các hình thức tranh chấp khác liên quan đến một quốc gia và thực thể nhà nước và tổ chức quốc tế hoặc thậm chí các bộ phận tư nhân tượng trưng cho lợi ích công, chẳng hạn nếu có liên quan dịch vụ công hoặc các điều khoản của dịch vụ công.

Phóng viên: Ngài có thể cho biết vì sao PCA lại lựa chọn Việt Nam là nơi thiết lập VPĐD thứ 5 của PCA trên thế giới?

Ông Neil Nucup: Như tôi đã nói, PCA được thành lập bởi Công ước Giải quyết tranh chấp quốc tế Thái Bình Dương, được thông qua tại Hội nghị Hòa bình La Hay lần thứ nhất (Hà Lan) năm 1899, và Công ước được điều chỉnh tại Hội nghị Hòa bình La Hay lần thứ hai năm 1907.

Việt Nam đã thừa nhận hiệu lực của Công ước 1899 vào ngày 29 tháng 12 năm 2011 và Công ước 1907 vào ngày 27 tháng 2 năm 2012. Vào thời điểm Việt Nam tham gia công ước này, đã có sự gia tăng trong mối quan tâm của các nước Châu Á đối với PCA. Cụ thể là vào năm 2008, có những bị đơn là người mang quốc tịch Châu Á, và sự gia tăng này diễn ra tiếp theo vào năm 2012.

Tại thời điểm đó, PCA đã quyết định thành lập văn phòng của mình tại Châu Á, bởi có sự gia tăng rõ ràng về sự cần thiết giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và doanh nghiệp tại châu lục.

Với Việt Nam, đây là một nền kinh tế luôn có tăng trưởng tốt trong vài thập kỷ gần đây, bên cạnh đó là sự tăng trưởng trong dịch vụ du lịch. Xét từ góc độ đó, cả PCA và Việt Nam đều nhìn thấy lợi ích của việc mở một văn phòng đại diện của PCA tại Hà Nội.

Lợi ích là hoàn toàn có thể nhìn thấy được từ góc độ giải quyết các vấn đề liên quan tới du lịch khi nhu cầu đi lại gia tăng giữa các quốc gia. Ngoài lợi ích có được từ sự gia tăng các hoạt động du lịch, sự có mặt của văn phòng đại diện PCA sẽ giúp củng cố hồ sơ trọng tài tại nước có văn phòng đại diện như là một điểm đến tốt cho thủ tục tố tụng trọng tài.

Một lý do đặc biệt nữa là Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải. Vì vậy, với tất cả những lý do này, Việt Nam là một lựa chọn tốt cho việc mở Văn phòng PCA tại đây.

Phóng viên: Tại cuộc tiếp Tổng Thư ký PCA Marenin Czepelak trong tháng 11/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hoà bình, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, luôn đề cao chủ nghĩa đa phương, đề cao nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó có nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Xin hỏi, PCA đã được Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp công tác thế nào để hiện thực hoá các phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam?

Ông Neil Nucup: Cả PCA và Việt Nam đều có quan hệ gần gũi trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tham gia vào công ước thành lập PCA. Cụ thể là vào tháng 6/2014, PCA và Chính phủ Việt Nam đã ký kết một Thỏa thuận về Nước chủ nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho PCA trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài trong nước. Tôi nghĩ đó là bước phát triển quan trọng, thể hiện đầy đủ cam kết của Việt Nam khi văn phòng đại diện của PCA được đặt tại đây, sau này cung cấp giải pháp cho các tranh chấp quốc tế.

Tiếp theo đó là hai bên ký nghị định thư về việc thành lập văn phòng của PCA tại Việt Nam vào tháng 10/2021, và Văn phòng đại diện của PCA chính thức được khai trương vào ngày 24/11/2022. Đây có thể được coi là dấu mốc có ý nghĩa trong hợp tác giữa PCA và Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Một điều nữa là việc Việt Nam đề cử bốn người với tư cách là thành viên của Tòa trọng tài. Hiện PCA có bốn thành viên của hội đồng đến từ Việt Nam. Các thành viên đến từ Việt Nam này rất quan trọng không chỉ vì mục đích thực hiện nhiệm vụ tố tụng mà còn theo Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế. Các thành viên thành lập các nhóm Quốc tế được quyền đề cử ứng viên cho Tòa án Công lý.

Một điểm hợp tác quan trọng khác của PCA tại Việt Nam, đó là PCA đào tạo năng lực cho các quan chức Chính phủ. Chúng tôi có kế hoạch tổ chức hội nghị lần đầu tiên giữa PCA và Việt Nam vào cuối năm nay.

Và một điểm hợp tác quan trọng khác giữa PCA và Việt Nam là PCA đã có thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Trọng tài quốc tế của Việt Nam (VIAC) để tiến hành các hội nghị và khóa đào tạo. Kể từ khi tôi chuyển đến đây, tôi đã tham dự 03 sự kiện của VIAC, và trong thời gian tới PCA và VIAC sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt đẹp này. 

Những gì tôi trình bày cho thấy mối quan hệ giữa PCA và Việt Nam rất tốt đẹp, đáp ứng cơ sở nguyện vọng của Thủ tướng liên quan đến cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và trên cơ sở thúc đẩy nguyên tắc pháp quyền.

Phóng viên: Ngài đánh giá thế nào về đội ngũ Trọng tài của Việt Nam nói chung và đặc biệt là đội ngũ trọng tài quốc tế có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế?

Ông Neil Nucup: Lực lượng lao động Việt Nam chắc chắn có đủ năng lực và khả năng để hỗ trợ PCA trong công tác trọng tài quốc tế. Trên thực tế PCA có hai vị trí: Hội đồng lãnh đạo là các luật sư và các quản lý vụ việc không nhất thiết là luật sư. Quản lý vụ việc có thể giúp luật sư tiến hành các bước tố tụng hay tổ chức phiên tòa. 

Đây là hai vị trí mà PCA rất mong muốn được làm việc với các thành viên trong hệ thống tòa án của Việt Nam để trợ giúp chúng tôi.

Trên thực tế, chúng tôi tìm kiếm một quản lý vụ việc người Việt Nam và người này bắt đầu làm vào tháng 7 năm 2023. Chúng tôi tự hào khi có mặt tại Việt Nam và đánh giá cao chất lượng các ứng viên Việt Nam thông qua phỏng vấn tuyển dụng.

Phóng viên: Trong kế hoạch hoạt động sắp tới của PCA, PCA sẽ dành những ưu tiên gì cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài quốc tế (chuyên gia pháp lý quốc tế) của Việt Nam?

Ông Neil Nucup: Trong năm 2023, PCA có kế hoạch tổ chức ít nhất hai hoạt động, một là khóa đào tạo trọng tài quốc tế đã tổ chức vào ngày 29 tháng 6 năm 2023 nhằm hỗ trợ các quan chức Chính phủ làm quen với tố tụng trọng tài. Và sự kiện thứ hai như tôi đã đề cập trước đó là PCA và Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên và chúng tôi chia hội nghị này thành ba phiên tập trung các tranh chấp giữa các quốc gia, giữa quốc gia và nhà đầu tư, và các tranh chấp đầu tư theo hợp đồng ký kết.

Qua hai sự kiện này, chúng tôi hy vọng rằng những người hành nghề trọng tài ở Việt Nam sẽ được chú ý nhiều hơn và có nhiều cơ hội hơn, tiếp xúc nhiều hơn với quốc tế và trong những năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy năng lực cho cả các trọng tài làm việc trong các cơ quan của nhà nước và cả những người hành nghề ở các tổ chức tư nhân

Phóng viên: Theo thống kê của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hiện Việt Nam có gần 17,000 luật sư có thẻ hành nghề, họ là đội ngũ am hiểu và thực hành luật pháp tốt nhất của Việt Nam. Vậy PCA có xem đây là nguồn nhân lực để lựa chọn đào tạo trọng tài quốc tế (chuyên gia pháp lý quốc tế) bổ sung nhân lực cho PCA?

Ông Neil Nucup: Bản thân tôi hoặc người ngoài Việt Nam đều biết đến các luật sư Việt Nam. Tôi đã gặp họ trong nhiều hội nghị và sự kiện khác nhau. Ở Văn phòng PCA tại Hà Nội, chúng tôi có trợ lý là cô Mai Quyên đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam. Cô ấy được đánh giá cao bởi giới luật sư ở Việt Nam và Văn phòng PCA rất mong thuê thêm luật sư Việt Nam để hỗ trợ cho PCA.

Phóng viên: Xin Ngài cho biết, hiện PCA đã và đang có các dịch vụ giải quyết tranh chấp gì để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân của Việt Nam?

Ông Neil Nucup: Cho đến nay, PCA đã tham gia vào các hoạt động tăng cường năng lực cho các quan chức Chính phủ hay những người hành nghề tố tụng tư nhân. PCA sẵn sàng cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp cho các tổ chức và cá nhân người Việt Nam có khả năng xảy ra tranh chấp và mong muốn PCA đứng ra giải quyết tranh chấp. PCA cũng phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức các hội thảo hay hoạt động liên quan tới tố tụng trọng tài. Bản thân tôi cũng nhiều lần được mời giảng bài tại các đại học của Việt Nam

Trên đây là những hoạt động mà PCA đã và đang tham gia tại Việt Nam, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Chính phủ Việt Nam và với cộng đồng nói chung trong thời gian tới.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn phòng đại diện của PCA mang tên “Ngôi nhà Hòa bình” khai trương tại Hà Nội
Văn phòng đại diện của PCA mang tên “Ngôi nhà Hòa bình” khai trương tại Hà Nội

VOV.VN - Tổng Thư ký PCA Marcin Czepelak khẳng định Văn phòng đại diện tại Hà Nội được khai trương là dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác, hợp tác sâu rộng và hiệu quả giữa hai bên nhiều năm qua, là bước tiến quan trọng của quá trình hội nhập của Việt Nam, thể hiện vai trò và vị thế của Việt Nam.

Văn phòng đại diện của PCA mang tên “Ngôi nhà Hòa bình” khai trương tại Hà Nội

Văn phòng đại diện của PCA mang tên “Ngôi nhà Hòa bình” khai trương tại Hà Nội

VOV.VN - Tổng Thư ký PCA Marcin Czepelak khẳng định Văn phòng đại diện tại Hà Nội được khai trương là dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác, hợp tác sâu rộng và hiệu quả giữa hai bên nhiều năm qua, là bước tiến quan trọng của quá trình hội nhập của Việt Nam, thể hiện vai trò và vị thế của Việt Nam.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông
Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

Chuyên gia Đức gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 5 năm phán quyết từ Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (ở đây gọi tắt là tòa PCA), chuyên gia Đức về Biển Đông đã nêu bật vai trò của phán quyết này và gợi ý chiến lược buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết đó.

Nhật Bản ra tuyên bố nhân dịp 5 năm tòa PCA đưa ra phán quyết về Biển Đông
Nhật Bản ra tuyên bố nhân dịp 5 năm tòa PCA đưa ra phán quyết về Biển Đông

VOV.VN - Hôm nay (12/7), Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố nhân sự kiện tròn 5 năm kể từ khi Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Hay ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông (12/7/2016 - 12/7/2021).

Nhật Bản ra tuyên bố nhân dịp 5 năm tòa PCA đưa ra phán quyết về Biển Đông

Nhật Bản ra tuyên bố nhân dịp 5 năm tòa PCA đưa ra phán quyết về Biển Đông

VOV.VN - Hôm nay (12/7), Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố nhân sự kiện tròn 5 năm kể từ khi Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Hay ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông (12/7/2016 - 12/7/2021).