Đa số vụ xâm hại trẻ em là xâm hại tình dục

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 5000 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%.

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Đoàn giám sát Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong trong gia đình”.

Bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới trong gia đình có diễn biến phức tạp và là tác nhân chính phá vỡ hạnh phúc gia đình. Theo tổng hợp của Toà án nhân dân tối cao, từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018. Toà án nhân dân các cấp đã giải quyết cho  ly hôn 1.384.660 vụ, trong đó, có 1.060.767 vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn). Các vụ bạo lực gia đình tuy có xu hướng giảm dần về số vụ nhưng ngày càng có nhiều vụ bạo lực nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận như: Vụ anh trai truy sát gia đình em làm 4 người chết, 1 người bị thương nặng; chồng giết vợ và dâm chết 3 người ở Thái Nguyên; con trai giết mẹ ở Thanh Hoá…

Sự xuống cấp về đạo đức xã hội

Thống kê cho thấy, tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt bạo lực trong gia đình vẫn ở mức cao. Năm 2014 có 68,4% trẻ em từ 1-14 tuổi phải chịu ít nhất 1 hình phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình trong vòng 1 tháng, trong đó hình thức xử phạt thể xác nghiêm trọng tuy không phổ biến nhưng cũng có 2,1% trẻ từng bị.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 5000 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Thủ phạm vẫn đa số là người thân, quen, hàng xóm, các vụ do chính người ruột thịt (ông, bố đẻ, bố dượng…) gây ra không nhiều nhưng thực sự đáng báo động cho thấy sự xuống cấp về đạo đức xã hội, về ảnh hưởng của phim, ảnh đồi truỵ, chất gây nghiện,… nạn nhân bị xâm hại tình dục phần lớn là trẻ em gái, gần đây xuất hiện xâm hại tình dục trẻ em trai.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Nguyên nhân của tình trạng này là do sự hiểu biết về pháp luật, về xâm hại trẻ em, những kỹ năng bảo vệ trẻ em của các bậc cha mẹ, tự bảo vệ của trẻ em còn rất thiếu. “Trong thực tế, một bộ phận gia đình chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm quan trọng của gia đình. Cha mẹ lo làm ăn kiếm tiền nuôi con ăn học nên thường chỉ quan tâm đến kết quả học tập, ít dành thời gian trò chuyện, lắng nghe con, hướng dẫn con về kỹ năng sống, thậm chí không ít gia đình lơ là, mất cảnh giác. Khi con bị xâm hại tình dục thì nhiều gia đình, bản thân trẻ có tâm lý e ngại, xấu hổ, sợ ảnh hưởng đến tương lai nên không tố cáo, giữ kín sự việc, chuyển nơi ở… Đau xót hơn là những vụ các cháu bị xâm hại hởi những người thân ruột thịt dù được người mẹ, bà phát hiện nhưng đã không kịp thời ngăn chặn dẫn đến tình trạng các cháu bị xâm hại nhiều lần.”- bà Hòa nêu rõ.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thuỷ, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, hiện nay, công tác tuyên truyền cũng chưa sát vào thực tiễn, chưa có hiệu quả. Bà Thủy cho rằng, trên phạm vi cả nước, có nhiều cuộc tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, được triển khai, nhưng thực tế, đối tượng được tuyên truyền là trẻ em chưa phát huy hiệu quả.

“Khi đi đến tỉnh nào, chúng tôi cũng vào trường học, nhưng có 1 thực trạng, khi chúng tôi đặt câu hỏi các em hiểu như thế nào về xâm hại trẻ em thì cơ bản các em chỉ hiểu “xâm hại trẻ em là xâm hại tình dục trẻ em”. Điều đó cho thấy việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức kỹ năng cho các em chưa đạt”- bà Nguyễn Thị Thủy cho biết.

Xây dựng chương trình, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em

Tại hội thảo, đa số các đại biểu đều cho rằng mỗi thành viên gia đình, nhất là cha mẹ trước hết phải hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân, trang bị cho bản thân và giáo dục, hướng dẫn cho con cháu những kiến thức, những kỹ năng trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em. Trong đó, cần xây dựng các chương trình giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình một cách cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn để tuyên truyền, phổ biến một cách thống nhất trong cộng đồng. 

Bên cạnh đó, rà soát lại những quy định của pháp luật, có sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho hiệu quả, phù hợp nhất trong việc bảo vệ trẻ em như: tạm thời cách ly trẻ em ra khỏi cha, mẹ khi trẻ bị xâm hại; Giám định pháp y trong giám định tư pháp để việc thu thập chứng cứ nhanh chóng kịp thời trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; Nên mở rộng quyền được yêu cầu giám định thêm cho các tổ chức bảo vệ trẻ em, người giám hộ trẻ em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an nổ súng, khống chế đối tượng ngáo đá bạo hành vợ, con
Công an nổ súng, khống chế đối tượng ngáo đá bạo hành vợ, con

VOV.VN - Nhiều người chứng kiến cho hay, gã đàn ông đã khống chế vợ và đánh đập 2 con nhỏ từ rạng sáng cho tới trưa cùng ngày

Công an nổ súng, khống chế đối tượng ngáo đá bạo hành vợ, con

Công an nổ súng, khống chế đối tượng ngáo đá bạo hành vợ, con

VOV.VN - Nhiều người chứng kiến cho hay, gã đàn ông đã khống chế vợ và đánh đập 2 con nhỏ từ rạng sáng cho tới trưa cùng ngày

Việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam còn nhiều thách thức
Việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam còn nhiều thách thức

VOV.VN - Cơ sở pháp lý để thực hiện Luật trẻ em đã được ban hành, tuy nhiên, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam cũng còn nhiều thách thức, hạn chế.

Việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam còn nhiều thách thức

Việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam còn nhiều thách thức

VOV.VN - Cơ sở pháp lý để thực hiện Luật trẻ em đã được ban hành, tuy nhiên, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam cũng còn nhiều thách thức, hạn chế.

Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn ở mức cao
Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn ở mức cao

VOV.VN -Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn còn ở mức cao, mạng lưới hệ thống bảo vệ trẻ em chưa thực sự đồng bộ.

Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn ở mức cao

Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn ở mức cao

VOV.VN -Tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn còn ở mức cao, mạng lưới hệ thống bảo vệ trẻ em chưa thực sự đồng bộ.