Đặc sắc màn rước “kiệu bay” trong ngày khai hội tại xứ Nghệ

VOV.VN - Màn rước “kiệu bay” là một trong những điểm nhấn đặc sắc tại lễ hội Đền Cờn, ngôi đền được mệnh danh là linh thiêng nhất xứ Nghệ.

Từ sáng sớm 25/2, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã có mặt tại Đền Cờn (phường Quỳnh Phương, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) để cùng tham gia vào màn rước kiệu truyền thống trên bãi biển Quỳnh, đây là một phần đặc sắc trong lễ hội Đền Cờn.

Từ xa xưa người dân xứ Nghệ đã truyền nhau câu nói: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”, ý nói về những ngôi đền linh thiêng trong văn hóa tâm linh tại Nghệ An. Ghi nhận Đền Cờn là một trong bốn di tích nổi tiếng linh thiêng nhất của Xứ Nghệ. Năm 2017, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội đền Cờn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Những chiếc kiệu được các chàng trai khỏe mạnh vùng biển tung lên cao khiến nhiều người khi xem không khỏi thót tim.

Một trong những hoạt động độc đáo nhất được du khách thập phương hào hứng chờ đón là màn rước kiệu “bay” dọc ven bãi biển. Bốn chiếc kiệu, mỗi chiếc kiệu do 18-20 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú ở làng biển Quỳnh Phương khiêng vác đi dọc theo bãi biển đến địa điểm làm lễ cầu ngư.

Sau khi chủ tế dâng hương hoa, các lễ vật như bánh chưng, bánh dày, bánh kẹo, hoa quả…người dân ồ ạt chạy vào mâm lễ cướp “lộc” để lấy may, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, cá mực đầy khoang.

Trong đội rước kiệu, ngoài nhóm người múa sư tử dẫn đường còn có đội diễn trò với những màn diễn hài, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống bình dị, vui tươi của người dân. Những chiếc kiệu nặng từ 250 đến 300kg được sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa rộn rã.

  • Rước kiệu là một điểm nhấn trong hoạt động văn hóa tâm linh tại lễ hội đền Cờn, ngôi đền được mệnh danh là linh thiêng nhất xứ Nghệ.

Mỗi lần chiếc kiệu được nhóm thanh niên tung lên không trung, người dân vây quanh lại hào hứng reo hò vui mừng. Lễ hội Đền Cờn chủ yếu là cầu ngư hướng tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng như tạo điểm nhấn quan trọng để phát triển du lịch, mời gọi du khách về tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các điểm du lịch biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Va chạm với xe tải khi đi lễ hội, 1 người chết, 5 người bị thương
Va chạm với xe tải khi đi lễ hội, 1 người chết, 5 người bị thương

VOV.VN - Khoảng 11h trưa 20/2, trên tuyến đường ĐT 827B (tỉnh Long An) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm 1 người chết và ít nhất 5 người bị thương.

Va chạm với xe tải khi đi lễ hội, 1 người chết, 5 người bị thương

Va chạm với xe tải khi đi lễ hội, 1 người chết, 5 người bị thương

VOV.VN - Khoảng 11h trưa 20/2, trên tuyến đường ĐT 827B (tỉnh Long An) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm 1 người chết và ít nhất 5 người bị thương.

Lễ hội Xuân hồng: Hãy cùng “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống“
Lễ hội Xuân hồng: Hãy cùng “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống“

VOV.VN - Sáng 23/2, tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chính thức khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ 12 - sự kiện hiến máu tình nguyện lớn nhất cả nước.

Lễ hội Xuân hồng: Hãy cùng “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống“

Lễ hội Xuân hồng: Hãy cùng “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống“

VOV.VN - Sáng 23/2, tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chính thức khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ 12 - sự kiện hiến máu tình nguyện lớn nhất cả nước.

Khôi phục lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh
Khôi phục lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

VOV.VN - Việc phục dựng Lễ hội Thái Miếu nhà Trần trong dịp đầu xuân Kỷ Hợi đã diễn ra sáng nay, 23/2 tại Đông Triều. 

Khôi phục lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

Khôi phục lễ hội Thái Miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

VOV.VN - Việc phục dựng Lễ hội Thái Miếu nhà Trần trong dịp đầu xuân Kỷ Hợi đã diễn ra sáng nay, 23/2 tại Đông Triều. 

Vì sao hành vi phản cảm tại lễ hội vẫn còn “đất sống”?
Vì sao hành vi phản cảm tại lễ hội vẫn còn “đất sống”?

VOV.VN - Tốt nhất là nên trả lễ hội về đúng không gian truyền thống của nó, với cộng đồng làng xã nơi sản sinh ra lễ hội.

Vì sao hành vi phản cảm tại lễ hội vẫn còn “đất sống”?

Vì sao hành vi phản cảm tại lễ hội vẫn còn “đất sống”?

VOV.VN - Tốt nhất là nên trả lễ hội về đúng không gian truyền thống của nó, với cộng đồng làng xã nơi sản sinh ra lễ hội.

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào
Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

VOV.VN -Lễ hội Thạt Luổng năm 2018 là Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất xứ sở Triệu Voi. Lễ hội bắt đầu từ chiều 21/11 đến hết đêm 22/11.

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

VOV.VN -Lễ hội Thạt Luổng năm 2018 là Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất xứ sở Triệu Voi. Lễ hội bắt đầu từ chiều 21/11 đến hết đêm 22/11.