Đại biểu Quốc hội phân tích những bất thường trong các vụ thảm án

VOV.VN -Theo đại biểu Lê Thị Nga, đối tượng gây thảm án trẻ, vị thành niên, là những người bình thường, không phải băng nhóm xã hội đen.

Chiều 28/10, thảo luận tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đại biểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh, dư luận xã hội hết sức lo ngại trước sự việc gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ giết người dã man, tàn ác, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc chỉ ra nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tận gốc là việc Quốc hội và Chính phủ phải vào cuộc mạnh mẽ.

Đâu là nguyên nhân sâu xa?

Đại biểu Lê Thị Nga nhận định, các vụ giết người vừa qua có những đặc điểm không bình thường so với trước đây. Đó là thủ phạm trẻ, nhiều đối tượng vị thành niên, là những người bình thường, không phải băng nhóm xã hội đen. Nếu trước đây giết người thường do ẩu đả, thanh toán giang hồ, hận thù cao độ thì nay nhiều vụ lại do những mâu thuẫn vụn vặt như cái nhìn, va chạm giao thông, thậm chí vài quả chanh. Các vụ này không có dự mưu nhưng cực kỳ dã man, tàn ác, giết cả những người vô can như trẻ em, người già.

Đại biểu Lê Thị Nga: "Các vụ thảm án có tính chất không bình thường"

Theo bà Nga, có những nguyên nhân do sự thiếu sót về quản lý xã hội ở tầm vĩ mô, đó là giáo dục nhân cách, gia đình, cách thức thông tin, rượu bia, ma túy. “Khi những thanh niên chưa có tiền án, tiền sự gây án với phương thức dã man, tàn ác là thể hiện sự không bình thường trong phát triển nhân cách. Chúng ta chưa thành công trong giáo dục nhân cách đối với một bộ phận thanh thiếu niên dưới cả 3 góc độ: giáo dục xã hội, nhà trường và gia đình” – đại biểu Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Theo đại biểu, mặt trái của xã hội rất phức tạp và chịu nhiều áp lực. Xã hội có những giá trị sống thay đổi chóng vánh mà công tác quản lý không theo kịp. Cùng với việc giáo dục kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn chưa được quan tâm đúng mức đã dẫn đến một bộ phận giới trẻ bế tắc, mất phương hướng hoặc có xu hướng hành động bản năng, thiếu kiềm chế, dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn.

Đối với giáo dục gia đình, nhiều người chỉ chú trọng đến nuôi mà không nghĩ đến giáo dục con, phó mặc cho nhà trường, người giúp việc, xã hội. Do đó tâm lý, hành vi của con phát triển theo hướng nào cha mẹ cũng không hay. Khi con phạm tội, cha mẹ mới bất ngờ.

Bên cạnh đó, giáo dục trong nhà trường còn nặng về kiến thức và thi cử. Nhiều khi, mục đích của các em và phụ huynh là học để đối phó với các kỳ thi mà chưa quan tâm đúng mức đến việc trang bị vốn sống; học tương tác, dung hòa với các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp.

Đại biểu Lê Thị Nga dẫn chứng: “Giáo dục đạo đức, giáo dục công dân có cải tiến nhưng vẫn còn công thức và xơ cứng, lại không phải là môn học quyết định, thi chuyển cấp nên bị ngay cả nhà trường, phụ huynh đều coi nhẹ. Đặc biệt, trang bị kỹ năng sống hầu như không được dạy tại các bậc phổ thông, đại học. Hậu quả là trình độ học vấn của các em nhiều khi không tương xứng với nhận thức văn hóa, pháp luật, đạo đức. Các đối tượng phạm tội như Nguyễn Hải Dương, Nguyễn Đức Nghĩa đều có trình độ đại học”.

Bà Lê Thị Nga cũng chỉ rõ nguyên một nguyên nhân xuất phát từ cách thức thông tin của báo chí về các vụ án. Nhiều bài báo miêu tả quá tỉ mỉ diễn biến phạm tội; khai thác những chi tiết rùng rợn, dẫn đến hệ quả không mong muốn là những kẻ có ý định phạm tội học được các phương thức, thủ đoạn giết người, che giấu tội phạm; áp lực quá lớn từ truyền thông cũng có thể khiến cho điều tra viên nôn nóng phá án, dẫn đến bức cung, dùng nhục hình dẫn đến oan sai.

Nếu tiếp tục đưa nhiều tin về các vụ con giết cha, vợ giết chồng, vì tình ái… thì dần dần lớp trẻ mất niềm tin ở tình người và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ứng xử. Do đó trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cần được đề cao.

Bà Lê Thị Nga cũng cho rằng: “Việc mất kiểm soát tình trạng lạm dụng rượu bia khá phổ biến, là nguyên nhân gián tiếp gây ra các vụ giết người. Số liệu cho thấy trong 8 ngày tết 2015, có hơn 6.200 người phải nhập viện vì đánh nhau, chết 15 người, trong đó chủ yếu là do lạm dụng rượu bia. Việc phát hiện, quản lý các số lượng lớn người bị rối loạn tâm thần, người loạn thần do sử dụng ma túy đá chưa kịp thời. Vụ một người tâm thần dùng dao đâm xuyên đầu cháu bé sơ sinh vừa qua là một ví dụ. Bên cạnh đó, các đối tượng rất dễ dàng tiếp cận vũ khí nóng, “mua vũ khí nóng dễ như mua rau”.

Nhiều Bộ, ngành cần vào cuộc

Đại biểu Lê Thị Nga kiến nghị: Quốc hội cần coi thực trạng liên tiếp xảy ra các vụ giết người dã man là hết sức quan trọng. Đây là vấn đề cần đưa vào nội dung nghị quyết, giao nhiệm vụ cho các cơ quan để có giải pháp phòng ngừa. Đây cũng là thông điệp để cho người dân biết là nhà nước có những giải pháp mạnh mẽ, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của người dân. Quốc hội cũng cần sớm ban hành luật về phòng chống lạm dụng rượu bia; luật về sức khỏe tâm thần.

Chính phủ cần chỉ đạo ngay các cơ quan chức năng nghiên cứu tội phạm, nhất là các trung tâm tội phạm học của ngành công an, sớm nghiên cứu thực trạng trên để có giải pháp. Khắc phục các nguyên nhân trên thuộc rất nhiều Bộ, ngành như: Bộ Thông tin truyền thông, Giáo dục – đào tạo, Công an, Công thương, LĐ-TB-XH…

Bà Lê Thị Nga đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành sớm có giải pháp. Trung ương Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên cần phối hợp với cơ quan chăm sóc và bảo vệ trẻ em cần xây dựng chiến lược và hành động nhằm nâng cao kỹ năng sống cho thanh thiếu niên ứng phó với các vấn đề xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ thảm án ở Nghệ An: Ớn lạnh khi đối diện với hung thủ
Vụ thảm án ở Nghệ An: Ớn lạnh khi đối diện với hung thủ

Ngồi trước các điều tra viên, Vi Văn Hai - hung thủ thảm sát 4 người ở Nghệ An vẫn bình tĩnh, lạnh lùng một cách kỳ lạ.

Vụ thảm án ở Nghệ An: Ớn lạnh khi đối diện với hung thủ

Vụ thảm án ở Nghệ An: Ớn lạnh khi đối diện với hung thủ

Ngồi trước các điều tra viên, Vi Văn Hai - hung thủ thảm sát 4 người ở Nghệ An vẫn bình tĩnh, lạnh lùng một cách kỳ lạ.

Dựng phim về thảm án ở Bình Phước: 'Phim rác' thiếu nhân văn
Dựng phim về thảm án ở Bình Phước: 'Phim rác' thiếu nhân văn

VOV.VN - Trong lúc những những nỗi đau sau vụ thảm sát Bình Phước chưa vơi, một nhóm người trẻ đã dựng lại vụ án dạng “phim” mô phỏng hành động gây án rất phản cảm, nếu không muốn nói là vô nhân tính.

Dựng phim về thảm án ở Bình Phước: 'Phim rác' thiếu nhân văn

Dựng phim về thảm án ở Bình Phước: 'Phim rác' thiếu nhân văn

VOV.VN - Trong lúc những những nỗi đau sau vụ thảm sát Bình Phước chưa vơi, một nhóm người trẻ đã dựng lại vụ án dạng “phim” mô phỏng hành động gây án rất phản cảm, nếu không muốn nói là vô nhân tính.

Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng phá vụ thảm án ở Yên Bái
Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng phá vụ thảm án ở Yên Bái

Ngày 15/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và Công an tỉnh Yên Bái.

Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng phá vụ thảm án ở Yên Bái

Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng phá vụ thảm án ở Yên Bái

Ngày 15/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và Công an tỉnh Yên Bái.

Liên tiếp xảy ra thảm án: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề”?
Liên tiếp xảy ra thảm án: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề”?

VOV.VN - Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đạo đức xã hội đang có “vấn đề” là từ gia đình.

Liên tiếp xảy ra thảm án: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề”?

Liên tiếp xảy ra thảm án: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề”?

VOV.VN - Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đạo đức xã hội đang có “vấn đề” là từ gia đình.

Nổi cơn ghen gây thảm án rồi tự tử chỉ vì một tin nhắn điện thoại
Nổi cơn ghen gây thảm án rồi tự tử chỉ vì một tin nhắn điện thoại

Chỉ vì một tin nhắn trong điện thoại mà Quang đã nổi cơn ghen tức, giết chết cô nhân tình trẻ, rồi tự dùng dao đâm vào ngực mình nhiều nhát để tự tử, nhưng không chết.

Nổi cơn ghen gây thảm án rồi tự tử chỉ vì một tin nhắn điện thoại

Nổi cơn ghen gây thảm án rồi tự tử chỉ vì một tin nhắn điện thoại

Chỉ vì một tin nhắn trong điện thoại mà Quang đã nổi cơn ghen tức, giết chết cô nhân tình trẻ, rồi tự dùng dao đâm vào ngực mình nhiều nhát để tự tử, nhưng không chết.

Đề nghị truy tố hung thủ gây thảm án ở Yên Bái tội giết người
Đề nghị truy tố hung thủ gây thảm án ở Yên Bái tội giết người

PC45 Công an tỉnh Yên Bái ngày 21/9 đã hoàn thành kết luận điều tra vụ giết người ở Yên Bái, đề nghị truy tố hung thủ tội giết người.

Đề nghị truy tố hung thủ gây thảm án ở Yên Bái tội giết người

Đề nghị truy tố hung thủ gây thảm án ở Yên Bái tội giết người

PC45 Công an tỉnh Yên Bái ngày 21/9 đã hoàn thành kết luận điều tra vụ giết người ở Yên Bái, đề nghị truy tố hung thủ tội giết người.