Đại biểu tâm tư khi y tế, giáo dục chưa được giải quyết dứt điểm

VOV.VN - ĐBQH đoàn Hà Nam Phạm Hùng Thắng đánh giá lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn những “gam màu tối” chưa được xử lý giải quyết dứt điểm. Đây cũng chính là những vấn đề mà cử tri và nhân dân tâm tư.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Y tế, giáo dục chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm

Nêu ý kiến về tình hình kinh tế- xã hội tại phiên họp, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế trình trước Quốc hội. Đại biểu nhấn mạnh, nhìn tổng quát, kinh tế-xã hội Việt Nam có xu hướng tích cực so với thế giới, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được củng cố tăng cường; uy tín, vị thế của chúng ta ở thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao…

Trong thời gian tới, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị Chính phủ chủ động có kịch bản ứng phó và những chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời với những vấn đề phát sinh; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là các điều kiện thủ tục hành chính cho vay để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận tiện hơn. 

Đại biểu Phạm Hùng Thắng cũng đánh giá lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn những “gam màu tối” chưa được xử lý giải quyết dứt điểm. Đây cũng chính là những vấn đề tâm tư của cử tri và nhân dân.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ ngành, các cơ quan địa phương có liên quan đẩy nhanh tiến độ xử lý các vấn đề được đại đa số cử tri và nhân dân Hà Nam rất quan tâm và đã có kiến nghị lâu nay về đổi mới chương trình giáo dục, việc sử dụng sách giáo khoa; tình trạng thiếu thuốc, chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; và vấn đề ô nhiễm môi trường. 

“Trong đó, tập trung giải quyết những tồn đọng, vướng mắc của hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 để sớm đưa 2 bệnh viện này đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân”, đại biểu đoàn Hà Nam nhấn mạnh.

“Không cung ứng được thuốc là lỗi của chúng ta”

Cũng nêu ý kiến liên quan đến lĩnh vực y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP.HCM) cho rằng, dù nội dung về y tế đã được đề ra trong Báo cáo của Chính phủ nhưng vẫn còn sơ sài. Đặc biệt là những vấn đề đã đề cập từ các kỳ họp trước. Theo đó, đại biểu Phong Lan đề nghị Chính phủ bổ sung, cập nhật tình hình cung ứng thuốc, vật tư y tế đã được giải quyết như thế nào, cập nhật danh mục thuốc được BHYT chi trả. 

Theo đại biểu đoàn TP.HCM, bên cạnh những loại thuốc, vật tư y tế trong một số thời điểm đã không được cung ứng đủ cho người dân, thì việc cập nhật danh mục thuốc của Việt Nam để người bệnh kịp thời được sử dụng thành quả mới nhất của nhân loại vẫn còn rất chậm so với các nước. 

“Với Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng, Pháp là 15 tháng, Hàn Quốc là 18 tháng. Nhưng Việt Nam phải trung bình từ 2-4 năm để cho một thuốc mới có thể được cập nhật vào danh mục thuốc BHYT. Như vậy là mất quyền lợi của người dân”, bà Phong Lan nói.

Đại biểu đoàn TP.HCM cũng nhắc đến tình trạng bệnh nhân phải tự mua thuốc vẫn xảy ra, đồng thời, đặt câu hỏi về trách nhiệm của BHYT trong vấn đề này. Bà Phong Lan khẳng định: “Đây là quyền lợi của người dân và không cung ứng được thì là lỗi của chúng ta”.

Đại biểu đề nghị có bổ sung về chính sách dự trữ quốc gia đối với một số thuốc hiếm để giải quyết một số bệnh và một số trường hợp đặc biệt. Đặc biệt, giải quyết nguy cơ thiếu vaccine cho tiêm chủng mở rộng tại nhiều địa phương. Đồng thời, bổ sung, làm rõ chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế có gì khác biệt, để có thể thể hiện đúng nhất sự quan tâm tới ngành y tế, đồng nghĩa là quan tâm tới an sinh xã hội, tới sức khoẻ, quyền lợi và tính mạng của bệnh nhân. 

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề nghị Chính phủ bổ sung báo cáo, phát huy những kết quả đạt được và giải quyết những vấn đề mang tính gốc rễ: “Hiện nay, có thể thấy các khó khăn không chỉ đến từ yếu tố khách quan như thiếu tiền, thiếu nhân lực mà đôi khi do quy định, thủ tục quá phức tạp, còn “đá” nhau, chậm sửa đổi. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của ngành y tế mà còn rất cần sự quan tâm của Chính phủ và sự chỉ đạo đồng bộ để tất cả các ngành cùng vào cuộc”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT
Tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT

VOV.VN - Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với người dân.

Tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT

Tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT

VOV.VN - Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với người dân.

Thiếu thuốc do chậm có kết quả đấu thầu tập trung, đàm phán giá?
Thiếu thuốc do chậm có kết quả đấu thầu tập trung, đàm phán giá?

VOV.VN - Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã thông tin với báo chí trước câu hỏi: Các cơ sở y tế trên toàn quốc hiện nay thiếu thuốc một phần do nguyên nhân chậm có kết quả đấu thầu tập trung và đàm phán giá?

Thiếu thuốc do chậm có kết quả đấu thầu tập trung, đàm phán giá?

Thiếu thuốc do chậm có kết quả đấu thầu tập trung, đàm phán giá?

VOV.VN - Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã thông tin với báo chí trước câu hỏi: Các cơ sở y tế trên toàn quốc hiện nay thiếu thuốc một phần do nguyên nhân chậm có kết quả đấu thầu tập trung và đàm phán giá?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài: Trách nhiệm thuộc về ai?
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, cần phải tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ bằng được tình trạng này. Tuyệt đối không để cho nhân dân thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế khi đi khám chữa bệnh.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài: Trách nhiệm thuộc về ai?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, cần phải tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ bằng được tình trạng này. Tuyệt đối không để cho nhân dân thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế khi đi khám chữa bệnh.