Đảm bảo an toàn công trình trên mặt đất khi robot đào hầm tuyến đường sắt Nhổn-ga Hà Nội

VOV.VN - Robot đào hầm thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn cùng bộ phận khiên đào phía trước có đường kính gần 7m.

Bên cạnh hiệu quả của việc đào hầm, vấn đề an toàn cho các công trình trên mặt đất khi đưa robot vào thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (dài 8,5km) cũng được dư luận quan tâm.

Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, robot đào hầm được thiết kế để đào qua các khu vực đất đá đã được khảo sát. Trong quá trình chuẩn bị thi công đường hầm, nhà thầu đã tính toán, sử dụng các số liệu về độ lún, độ sâu các công trình nhà ở thông qua hồ sơ hoàn công, cấp phép xây dựng công trình của các hộ dân được UBND các quận, huyện cung cấp. Trong quá trình vận hành robot đào hầm, sẽ có các bộ đo cảm biến để cảnh báo về độ rung, lắc. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép, robot sẽ lập tức tạm dừng việc đào hầm. Bởi vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm vì các kịch bản trong quá trình thi công đường hầm đã có phương án xử lý.

Ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng tất cả các công nghệ hiện đại nhất thế giới vào dự án này, có những kỹ sư đã từng đào hàng chục km hầm ở nước ngoài. Chúng tôi tin tưởng rằng, với cách triển khai dự án như bây giờ sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình thi công. Đặc biệt không làm ảnh hưởng, lún, nứt các công trình hiện hữu khi tuyến hầm đi qua”.

Robot đào hầm thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn cùng bộ phận khiên đào phía trước có đường kính gần 7m. Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày robot sẽ đào được khoảng 12m đường hầm. Để có thể đưa máy xuống lòng đất ở ga ngầm S9 Kim Mã, đơn vị thi công đã phải dùng cần cẩu nặng 500 tấn đưa dần từng bộ phận xuống tầng đáy của ga để lắp ráp.

Ông Adriano Martoccia, phụ trách thi công hầm cho biết: “Máy khoan hầm sử dụng công nghệ của Italy, công nghệ cân bằng áp lực đất, giúp giảm được độ rung của các công trình bên trên. Đây là công nghệ được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới. Hiện chúng tôi đang lắp ráp robot số 1. Lắp đặt xong chúng tôi sẽ tiến hành chạy thử. Thời gian khoan hầm sẽ mất khoảng 1 năm nếu tính ở các điều kiện thuận lợi nhất”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội sau 2 năm chậm tiến độ
Cận cảnh đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội sau 2 năm chậm tiến độ

Dự án khởi công tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017, nhưng được điều chỉnh thời gian hoàn thành toàn tuyến đến 2022.

Cận cảnh đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội sau 2 năm chậm tiến độ

Cận cảnh đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội sau 2 năm chậm tiến độ

Dự án khởi công tháng 9/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017, nhưng được điều chỉnh thời gian hoàn thành toàn tuyến đến 2022.

Hậu quả kinh hoàng của tai nạn đường sắt trên cao ở Trung Quốc
Hậu quả kinh hoàng của tai nạn đường sắt trên cao ở Trung Quốc

VOV.VN - Hệ thống đường sắt, bao gồm cả đường sắt trên cao, khá phát triển ở Trung Quốc. Nhưng cũng không hiếm những tai nạn tàu hỏa kinh hoàng tại đây.

Hậu quả kinh hoàng của tai nạn đường sắt trên cao ở Trung Quốc

Hậu quả kinh hoàng của tai nạn đường sắt trên cao ở Trung Quốc

VOV.VN - Hệ thống đường sắt, bao gồm cả đường sắt trên cao, khá phát triển ở Trung Quốc. Nhưng cũng không hiếm những tai nạn tàu hỏa kinh hoàng tại đây.

Giá vé đường sắt trên cao chưa phù hợp?
Giá vé đường sắt trên cao chưa phù hợp?

VOV.VN - Người dân thủ đô cho rằng giá vé tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là chưa phù hợp.

Giá vé đường sắt trên cao chưa phù hợp?

Giá vé đường sắt trên cao chưa phù hợp?

VOV.VN - Người dân thủ đô cho rằng giá vé tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là chưa phù hợp.