Đảm bảo quyền an sinh cho nhóm yếu thế là mục tiêu quan trọng

VOV.VN - Hiện vẫn còn một bộ phận dân cư, đặc biệt là phụ nữ và nhóm yếu thế chưa được hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện kế hoạch của Dự án mục tiêu xã hội trong tăng trưởng xanh bền vững tại Việt Nam, sáng nay (20/3), tại Hà Nội, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức diễn đàn chuyên gia về đánh giá tác động xã hội, trong đó tập trung bàn về khoảng trống của chính sách đối với người dân và nhóm yếu thế.

Trong những năm gần đây, các chỉ số xã hội cải thiện đáng kể như giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, số người tham gia BHYT tăng lên hơn 86%…Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo tại một số nơi, đặc biệt là khu vực miền núi vẫn còn cao, (có nơi chiếm gần 70%). Mặc dù có nhiều tiến bộ trong giảm nghèo đa chiều ở cấp quốc gia song vẫn còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền và các nhóm dân cư. Tỷ lệ cần sự trợ giúp xã hội cao, chiếm 28% dân số gồm người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, hộ nghèo và cận nghèo…

Ông Trần Văn Lợi, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật-Bộ Tư pháp cho rằng, các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường còn thiếu sự liên kết và chưa được xem xét một cách hài hòa trong các chiến lược, chính sách dẫn tới một bộ phận dân cư, đặc biệt là phụ nữ và nhóm yếu thế chưa được hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thảm họa thiên tai tác động mạnh đến hàng triệu người dân, đến đời sống xã hội của hàng triệu gia đình.

“Trách nhiệm về đánh giá tác động xã hội nằm chung trong đánh giá tác động chính sách, tức là Bộ, ngành nào, ai đề xuất chính sách thì người đó phải đánh giá tác động. Nhưng cái khó hiện nay là lực lượng làm trong các cơ quan nhà nước để đánh giá được tác động chính sách còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề huy động chuyên gia. Có nhiều giải pháp chính sách chúng ta thấy có lợi ích, không đạt lợi ích về kinh tế nhưng có lợi ích về xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó gián tiếp quay lại thúc đẩy phát triển kinh tế. Đó là cái mà chúng ta phải lựa chọn”, ông Lợi cho biết.

Ông Jasper Abramoski, Giám đốc quốc gia-Tổ chức Hợp tác phát triển Quốc tế (GIZ) khẳng định: Đánh giá tác động xã hội sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn phương án tối ưu giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản lý, dự báo những tác động xã hội tiêu cực và đề xuất điều chỉnh phương án, chính sách hoặc các biện pháp, chính sách bổ sung làm giảm thiểu tác động tiêu cực.  GIZ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong Dự án tăng trưởng xanh bền vững gồm 4 khía cạnh: bao trùm xã hội, cân bằng sinh thái, sự tham gia về mặt chính trị và tăng trưởng kinh tế.

"Dự án tăng trưởng xanh phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội từ năm 2016 và tiếp tục thực hiện đến năm 2021. Chúng tôi nhấn mạnh những hỗ trợ của mình cũng như triển khai thực hiện đánh giá tác động xã hội và tác động chính sách cũng như đánh giá môi trường chiến lược. Dự án hỗ trợ xây dựng năng lực nhân viên chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương. Các đánh giá tác động thành công sẽ giúp chúng ta giảm tác động tiêu cực đối với xã hội  cũng như đối với môi trường có thể xảy ra như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế”, ông Jasper Abramoski cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến bao giờ nhóm yếu thế mới tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản?
Đến bao giờ nhóm yếu thế mới tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản?

VOV.VN -Theo các chuyên gia, cần nhanh chóng loại bỏ những rào cản liên quan đến các thủ tục hành chính để các nhóm yếu thế có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Đến bao giờ nhóm yếu thế mới tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản?

Đến bao giờ nhóm yếu thế mới tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản?

VOV.VN -Theo các chuyên gia, cần nhanh chóng loại bỏ những rào cản liên quan đến các thủ tục hành chính để các nhóm yếu thế có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Tăng lương cơ bản: Cần có sự hỗ trợ, bù đắp với nhóm yếu thế
Tăng lương cơ bản: Cần có sự hỗ trợ, bù đắp với nhóm yếu thế

VOV.VN - Không bố trí được nguồn cho tăng lương nhưng dứt khoát phải có sự hỗ trợ, bù đắp cho một số đối tượng khó khăn như người về hưu lâu năm…

Tăng lương cơ bản: Cần có sự hỗ trợ, bù đắp với nhóm yếu thế

Tăng lương cơ bản: Cần có sự hỗ trợ, bù đắp với nhóm yếu thế

VOV.VN - Không bố trí được nguồn cho tăng lương nhưng dứt khoát phải có sự hỗ trợ, bù đắp cho một số đối tượng khó khăn như người về hưu lâu năm…