Dân bản lập tổ tuần tra hàng chục năm bảo vệ “báu vật” giữa đại ngàn

VOV.VN - Vượt hàng trăm km đường trường, với những con dốc cua tay áo trên quốc lộ 7, quốc lộ 16 chúng tôi tìm về bản Na Hang, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An để tận mắt được chứng kiến “báu vật của rừng” mà bà con dân bản nơi đây đã bảo vệ suốt hàng chục năm qua.

Hàng chục năm qua, bà con dân bản đã thành lập các đội tuần tra, cần mẫn bảo vệ những “báu vật” giữa đại ngàn. Đó là những cây đinh hương cổ thụ với kích thước khủng đang sừng sững giữa núi rừng. Nói là “báu vật” bởi đinh hương là một loại gỗ cực phẩm có giá thành rất cao. Trước khi cấm cửa rừng, bà con bản Na Hang đã đưa những cây đinh hương trên diện tích rừng của bản vào “danh sách đỏ” thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, cũng nhờ thế đến bây giờ chúng mới còn đó, sừng sững giữa đại ngàn. 

Anh Lương Văn Nam (SN 1980, trú tại bản Na Hang) người đã tham gia tổ bảo vệ “báu vật” từ năm 1997 chia sẻ: “Hiện giờ trên diện tích rừng của bản còn khoảng gần 100 gốc đinh hương loại to, còn cây nhỏ hơn thì đếm không xuể. Gỗ đinh hương đắt, nên nhiều người nhòm ngó lắm, nhưng dân bản tôi quyết phải bảo vệ. Hàng tháng phải đi kiểm tra một vòng xem có bị chặt trộm không”.

Vừa nói anh Nam cầm con dao phát đi phía trước dẫn đường cho chúng tôi tiến vào lãnh địa được bảo vệ nghiêm ngặt của bản. Những lối mòn trong khu rừng anh đều thuộc hết, đến đâu có gốc nào lớn bé anh cũng nắm như lòng bàn tay, bởi đây là khu rừng của bản anh, anh cũng tham gia đội bảo vệ từ khi còn là một chàng trai 17 tuổi đến giờ đã sắp có cháu rồi.

Khu rừng của bản Na Hang với diện tích trên 100 ha, các lối đi chằng chịt những loài cây leo đan chéo. Hai bên các lối mòn đã có thể bắt gặp những cây đinh hương nhỏ thế hệ “cháu chắt” to khoảng bằng bắp chân, xen lẫn những cây săng lẻ và các loài cây gỗ khác. Đi được một quãng chúng tôi sững người trước một gốc đinh hương lớn mà thân nó một người ôm không xuể. 

Thân cây thẳng tắp, nó cao vút vượt ra khỏi tán rừng. Mùa rụng lá nên tán không còn được sum suê, thay vào đó là những cành khẳng khiu. Trên lớp thân cây nhuốm màu của thời gian với vẻ nâu mốc. Những bộ rễ chắc cắm sâu vào lòng đất bám lấy những mạch nguồn.

“Cây này mà hạ (chặt xuống) cũng bán được nhiều tiền, nhưng không ai dám vì làm như thế là phạm vào điều cấm của cả bản bị phạt nặng lắm”, vừa nói đùa anh Nam vừa đưa tay phát những thân cây leo đang bám quanh gốc đinh hương đại thụ với nụ cười hiền lành.  

Từ năm 1994, dân bản Na Hang đã lập quy ước riêng để bảo vệ những cây đinh hương quý trước các cuộc “thảm sát”. Khi đó, rừng đổ máu, các loài cây quý bị đốn hạ trơ gốc. Nhưng với bà con, dù chặt ở đâu nhưng vào rừng của bản mà đốn đinh hương là sẽ bị phạt rất nặng. Hàng tháng, bản tổ chức một đội tuần tra kiểm đếm các gốc đinh hương trong rừng, cây nào tự gãy đổ thì mới cho người dân tận thu để làm nhà, còn nếu phát hiện chặt sẽ “truy” và xử phạt vì thế những gốc đinh hương mới sống sót và có điều kiện phát triển đến bây giờ.

Theo chân anh Nam chúng tôi tiếp tục “thăm” một gốc đinh hương có 3 thân lớn, mỗi mỗi thân một người ôm cũng không xuể. Xung quanh cây không còn những dây leo bám chằng chịt như cây trước, mà nó được phát quang sạch sẽ có lẽ bởi nó nằm ngay trên lối mòn mà bà con dân bản hay đi rừng.

Phần rễ, gốc phía dưới đã phủ một lớp rêu xanh, thân đã mối, xù xì. Ước tính cây này cũng đã có tuổi đời 70-80 năm vì thế lõi rất lớn không có quá nhiều giác.

Anh Kha Văn Ba, Bí thư chi bộ bản Nan Hang chia sẻ: “Trước đây nhiều người ở nơi khác cũng muốn phát rẫy ở đây nhưng bà con không cho. Mọi người cùng đồng lòng bảo vệ, với dân bản đây là những tài sản vô giá”.
Tiếp đến những khoảng rừng với 3 – 5 cây đinh hương đứng cách nhau chỉ từ 7-10 m, xung quanh là những cây nhỏ hơn đang phát triển đó là thế hệ được nuôi dưỡng để vươn qua tán rừng “kiêu hãnh” giữa đại ngàn. Nơi đây chúng tôi đếm không xuể, ôm không hết những gốc đinh hương quý, đây thực sự là những “báu vật của rừng” mà bà con dân bản đã giữ được cho thế hệ mai sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trong mùa khô 
Bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trong mùa khô 

VOV.VN - Để bảo vệ an toàn cho những cánh “rừng khộp” dễ cháy trong mùa khô, Vườn quốc gia Yok Đôn và các lực lượng địa phương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trong mùa khô 

Bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp tại Vườn quốc gia Yok Đôn trong mùa khô 

VOV.VN - Để bảo vệ an toàn cho những cánh “rừng khộp” dễ cháy trong mùa khô, Vườn quốc gia Yok Đôn và các lực lượng địa phương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc
Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

VOV.VN -   Tối 5/1, ông Nguyễn Đình Đức, Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy vừa gặp nạn, chấn thương nặng trong lúc truy quét lâm tặc giữa rừng sâu.

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

Cán bộ bảo vệ rừng bị chấn thương khi rượt đuổi lâm tặc

VOV.VN -   Tối 5/1, ông Nguyễn Đình Đức, Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy vừa gặp nạn, chấn thương nặng trong lúc truy quét lâm tặc giữa rừng sâu.

Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch
Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch

VOV.VN - Cây ươi rừng được ví như “yến mạch vùng cao” ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, các địa phương miền núi của tỉnh này đang tăng cường, giám sát việc khai thác quả ươi; thí điểm nhân giống trồng, bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch.

Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch

Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch

VOV.VN - Cây ươi rừng được ví như “yến mạch vùng cao” ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, các địa phương miền núi của tỉnh này đang tăng cường, giám sát việc khai thác quả ươi; thí điểm nhân giống trồng, bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch.