Gắn kết cộng đồng từ lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê

VOV.VN - Trong văn hóa của người Ê Đê, lễ kết nghĩa anh em, chị em là một hoạt động mang tính giáo dục, có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, xây dựng mối đại đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ hay giữa các dân tộc cùng sinh sống tại địa phương.

 

Hơn 5h sáng, ngôi nhà dài của bà H Djuăn Niê, ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, đã nhộn nhịp người. Ông Y Thôn Niê và các anh em trong dòng họ có mặt đông đủ để cùng gia chủ thịt con heo đực thiến nặng chừng 30kg, 2 con gà trống to và cột chục ché rượu cần. Đây là những lễ vật quan trọng được dùng trong nghi lễ kết nghĩa chị em giữa bà H Djuăn và ông Y Thôn.

Ông Y Thôn Niê kể: "Tôi là người buôn Mlăng, lấy vợ ở buôn Drai Sí. Trước kia thì cha tôi và gia đình bên này thân thiết nên muốn tôi kết nghĩa anh em. Tôi kết nghĩa với gia đình này hơn 30 năm rồi, bây giờ mình làm lễ ôn lại truyền thống của mình và để cả làng, cả buôn họ tiếp tục duy trì phong tục của đồng bào dân tộc tại chỗ làm sao cho tốt hơn".

Khi lễ vật đã bày xong, bài chiêng đón khách vang lên như mời gọi mọi người nhanh chân bước vào ngôi nhà dài để nghi lễ kết nghĩa được bắt đầu. Các anh em trai và quan khách ngồi ở gian trước, còn chủ nhà và chị em phụ nữ ngồi ở gian bếp. Bắt đầu buổi lễ, thầy cúng ngồi quay mặt về hướng đông, cúng khấn thông báo các thần linh và mời tổ tiên ông bà về dự lễ. Nghi lễ được thực hiện với 3 lần cúng, đầu tiên là cúng cho ông bà, tổ tiên; tiếp đó là cúng trao vòng giữa 2 người được làm lễ và cuối cùng là cúng tạ ơn, cảm ơn.

Thầy cúng Y Chôich Niê cho biết, trong 3 lần cúng thì lần đầu và lần thứ 3 có lễ vật là một con gà và một ché rượu cần. Riêng lần thứ 2 là quan trọng nhất với lễ vật là con heo đực thiến và 5 ché rượu cần. Nghi thức trao vòng kết nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh dấu sự kết giao giữa 2 người cũng như 2 gia đình dòng họ. Kể từ nay cho đến hết cuộc đời, hai người kết nghĩa mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau: "Làm lễ này để các thần linh, tổ tiên đều biết, cầu cho gia đình 2 bên luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, thành công. Việc đeo vòng đồng vào tay như một sự khẳng định, minh chứng cho sự kết giao 2 bên, với lễ vật là con heo đực thiến và 5 ché rượu cần, mọi việc sau này đều đã được khẳng định và chứng thực về mối kết giao thân tình của 2 gia đình".

Sau mỗi lần cúng, thầy cúng dừng lại để gia chủ và các khách tham dự lần lượt đến uống rượu cần, chúc mừng 2 gia đình, cầu chúc sự yêu thương, gắn bó bền vững cho 2 người kết nghĩa. Bà H Huyên Ayun, Bí thư chi bộ buôn Drai Sí cho biết, đã lâu lắm rồi trong buôn mới lại có nghi lễ như thế này. Việc tổ chức lễ kết nghĩa sẽ góp phần giúp người dân, nhất là người trẻ có cơ hội tìm hiểu và gìn giữ các nghi thức, lễ hội truyền thống của dân tộc mình.

"Với vai trò Bí thư chi bộ, bản thân tiếp tục vận động nhân dân, bà con, chị em, người thân tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa dân tộc để không mai một các nghi lễ truyền thống, nghi lễ kết nghĩa anh em cũng như các nghi lễ khác", bà H Huyên Ayun nói.

Còn theo ông Y Wem HWing, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Mgar, kết nghĩa anh em là một nghi lễ mang tính nhân văn của người Ê Đê, mang tính giáo dục và kết nối cộng đồng. Việc kết nghĩa giúp 2 người xa lạ trở nên thân thiết như ruột thịt, coi nhau như anh em một nhà, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn khó khăn. Do đó, việc phục dựng nghi lễ này cùng với nhiều nghi lễ khác của cộng đồng 24 dân tộc tại địa phương không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo sự đoàn kết, kết nối phát triển kinh tế xã hội.

"Lễ kết nghĩa như ngày hôm nay có một ý nghĩa rất sâu sắc đối với văn hóa truyền thống của người Ê Đê, kết nghĩa không phân biệt dòng họ, dân tộc, tuổi tác, giới tính. Trong cộng đồng các dân tộc đều được kết nghĩa anh em và gắn kết tình nghĩa anh em để xây dựng đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tê xã hội và giữ gìn an ninh quốc phòng. Mục đích sâu sắc là xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng, cấu kết cộng đồng vững chắc", Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Mgar cho biết thêm.

Đối với người Ê Đê, lễ kết nghĩa anh em là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn. Ngày nay, ở nhiều buôn làng vẫn duy trì việc kết nghĩa giữa một cá nhân với một gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, phần nghi lễ được rút gọn, lễ vật cũng tùy vào điều kiện kinh tế, có thể chỉ cần một con gà, một ché rượu hoặc một bữa cơm đơn giản với sự chứng kiến của đông đủ 2 bên gia đình.

Việc kết nghĩa vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp, thực hiện hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi, với mong muốn mọi người cùng sống chan hòa, thân thiết, gắn bó như anh em một nhà, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vùng đồng bào DTTS
Lạng Sơn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vùng đồng bào DTTS

VOV.VN - Hàng nghìn năm lịch sử, các dân tộc đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần xây nên không gian văn hóa xứ Lạng vừa phong phú, đa dạng. Lạng Sơn đã và đang từng bước đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong việc cưới, việc tang.

Lạng Sơn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vùng đồng bào DTTS

Lạng Sơn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vùng đồng bào DTTS

VOV.VN - Hàng nghìn năm lịch sử, các dân tộc đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần xây nên không gian văn hóa xứ Lạng vừa phong phú, đa dạng. Lạng Sơn đã và đang từng bước đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong việc cưới, việc tang.

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông đối với thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số
Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông đối với thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong những tháng đầu năm nay. Đặc biệt, nhiều vụ liên quan đến thanh, thiếu niên người dân tộc thiểu số.

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông đối với thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông đối với thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong những tháng đầu năm nay. Đặc biệt, nhiều vụ liên quan đến thanh, thiếu niên người dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ điều trị F0 tại cộng đồng dân tộc thiểu số - cách làm hiệu quả ở Cư Jut
Hỗ trợ điều trị F0 tại cộng đồng dân tộc thiểu số - cách làm hiệu quả ở Cư Jut

VOV.VN - Từng cụm gia đình sắp xếp dành riêng một nhà cho các F0 ở, sử dụng nhà văn hóa cộng đồng làm nơi tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 - đó là cách mà bà con dân tộc thiểu số ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông khắc phục những khó khăn về điều kiện vật chất để phòng chống dịch Covid-19.

Hỗ trợ điều trị F0 tại cộng đồng dân tộc thiểu số - cách làm hiệu quả ở Cư Jut

Hỗ trợ điều trị F0 tại cộng đồng dân tộc thiểu số - cách làm hiệu quả ở Cư Jut

VOV.VN - Từng cụm gia đình sắp xếp dành riêng một nhà cho các F0 ở, sử dụng nhà văn hóa cộng đồng làm nơi tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 - đó là cách mà bà con dân tộc thiểu số ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông khắc phục những khó khăn về điều kiện vật chất để phòng chống dịch Covid-19.

VOV và Ủy ban Dân tộc tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai
VOV và Ủy ban Dân tộc tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

VOV.VN - Chiều 13/1, Đoàn công tác của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Ủy ban Dân tộc đã tới thăm hỏi, tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhân dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

VOV và Ủy ban Dân tộc tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

VOV và Ủy ban Dân tộc tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai

VOV.VN - Chiều 13/1, Đoàn công tác của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Ủy ban Dân tộc đã tới thăm hỏi, tặng quà cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhân dịp Tết Nguyên đán sắp đến.