Dân kêu sinh bệnh chết vì ô nhiễm môi trường ở phía Tây sông Đáy

VOV.VN - Không chịu được ô nhiễm nặng nề do rác thải gây ra, hàng trăm người dân 2 thôn Đồng Ao và Đồng Tho đã nhiều lần tập trung phản đối.

Khu vực phía Tây sông Đáy thuộc địa bàn 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng là vùng khai thác, sản xuất chế biến vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng của tỉnh Hà Nam.

Nhà máy rác Ba An.

Hàng chục năm nay, các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản không tuân thủ các quy trình, các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường. Cùng với mật độ xe chở vật liệu quá dầy, trong khi việc tưới phun bụi đường không thường xuyên và việc xây dựng cầu cảng, máng tự rót ven sông khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi khói bụi. Đặc biệt, khu vực phía Tây sông Đáy gồm 5 xã, thị trấn của huyện Thanh Liêm là: Thanh Hải, Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê hàng chục năm nay người dân chịu ảnh hưởng suy thoái nặng nề của ô nhiễm nước, không khí từ các nhà máy xử lý rác thải Ba An, nhà máy bê tông Apphan, sản xuất cát nhân tạo, các mỏ khai thác đá gây bức xúc cho nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự.

Theo số liệu quan trắc của Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nam), môi trường nước mặt tại sông Đáy vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08-MT 2015/BTNMT) như BOD5 vượt từ 1,67 đến 3 lần, COD vượt từ 1,13 đến 2,13 lần, NH4+ vượt từ 4,12 đến 12 lần. Chất lượng nước sông Đáy đang bị suy giảm do hoạt động của các phương tiện giao thông, cầu cảng và xả thải trực tiếp của một số doanh nghiệp vào sông. Nước rỉ tại các nhà máy xử lý rác thải và bãi rác cũ tại xã Thanh Thủy chưa được thu gom, xử lý, xả thải trực tiếp ra môi trường và thẩm thấu vào các hàng carter khu vực Thung Đam Gai gây ô nhiễm cả nước mặt, nước ngầm.

Đỉnh điểm của tình trạng ô nhiễm rác, người dân Đồng Ao, xã Thanh Thủy bức xúc kéo nhau vào khu vực nhà máy xử lý rác thải Ba An để ngăn chặn. Tại khu vực này còn tồn đọng hơn 63 nghìn tấn rác lộ thiên từ thời Công ty CP môi trường & CTĐT Hà Nam sau đó chuyển sang cho Công ty CP Môi trường Ba An tiếp quản. Bãi rác cũ do ở trên núi cao rác bốc mùi hôi thối theo gió bay xuống khu vực dân cư. Do lượng rác lớn bãi chôn không đúng quy định (không lót đát, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, không lấp đúng quy trình) nên gây ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống người dân.

Hơn 60 nghìn tấn rác tại bãi thải không được chôn lấp đúng quy trình gây ô nhiễm khu dân cư. 

Có những hố rác lưu cữu từ 3 năm nay không hề được đụng chạm xử lý khi trời có mưa phùn còn đỡ lúc trời hanh bốc mùi khủng khiếp. Bãi thải lại nằm trên núi đá vôi, do cấu tạo đá vôi nên nước rỉ ra từ rác luồn lách chảy xuống dòng sông Đáy. Thêm vào đó, bãi rác do lấp ủ từ lâu nên ngày nắng nóng dễ gây ra tự cháy (khí mê tan CH4). Trong khi đó, hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác chưa hoàn thành, việc phun chế phẩm xử lý mùi của Công ty Ba An chưa thường xuyên gây phát tán mùi trong ngày nắng.

Để giải quyết ô nhiễm, tỉnh Hà Nam đã cho bốc chở một số rác tồn vào khu vực thôn Cổ Chày nhưng lại gây ô nhiễm khi chưa có mưa gió nước bẩn đã ngấm xuống nguồn nước sinh hoạt khiến người dân phẫn nộ phản đối.

Ông Nguyễn Duy Thiêm - Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Ba An cho biết, từ 23/6/2016 nhà máy xử lý rác đã tạm dừng hoạt động vì lý do nhân dân không đồng thuận việc xử lý rác gây ô nhiễm. “Chúng tôi đã cho dừng hoạt động của nhà máy, toàn bộ công nghệ cũ phá đi. Với trách nhiệm của doanh nghiệp, hiện nay chúng tôi đầu tư xây dựng nhà máy công nghệ mới và bắt đầu tiến hành đốt thử thí nghiệm. Theo công nghệ mới, nhà máy xây dựng một lò đốt 100 tấn/ngày xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần giải quyết bức xúc của nhân dân cũng như giải quyết tình trạng rác trên địa bàn. Khi đủ điều kiện kiểm định của các cơ quan chức năng về khói thải ra môi trường, năng lực hoạt động và quan trọng là sự đồng thuận của người dân nhà máy mới chính thức trở lại hoạt động”- Ông Thiêm nói.

Trao đổi về tình hình xử lý rác thải của Công ty CP Môi trường Ba An gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc, ông Vũ Hữu Song, Giám đốc Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường khẳng định: Công ty Ba An tiếp nhận dự án nhà máy xử lý rác thải ra thành phẩm phân vi sinh theo công nghệ của Bỉ. Theo đó, rác xử lý 80% và chôn lấp 20%  nhưng ngược lại nhà máy chỉ xử lý được 20%, còn lại 80% là chôn lấp. Tổng số lượng tồn lại hơn 80 nghìn tấn rác lộ thiên. Sở TN-MT lập dự án xây dựng nhà máy lò đốt để xử lý số rác này nhưng khó đốt và số rác này gặp nắng tự cháy âm ỉ không dập được gây ô nhiễm và cũng có một phần rác mới chưa qua xử lý đã đốt. Dân phản ánh là đúng. Đến nay còn hơn 63 nghìn tấn rác cũ chưa xử lý. “Lò đốt xử lý rác trước đây làm kém ô nhiễm môi trường, đến nay phải đầu tư làm lò đốt mới, quá trình lắp đặt gặp nhiều sự cố chập điện, cháy  máy và nhiều yếu tố khách quan nên chậm hoạt động”.

Ông Song cho biết: “Chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp phải cho đốt thử để kiểm tra. Tuy nhiên, rác mang về đốt thử nhưng trục trặc không đốt được gây ô nhiễm nên người dân phản đối quây không cho mang rác ra mang rác vào vì thế tiến độ bị chậm lại”.

Dân kêu sinh bệnh chết hết vì ô nhiễm

Thấy chiếc xe ô tô có logo VOV.VN tiến vào ngã ba giữa làng hỏi đường, ông Lương Quang Vận (67 tuổi), thôn Đồng Ao mừng như bắt được vàng, vẫy tay ra hiệu cho xe dừng lại. Vừa ra khỏi xe chưa kịp chào hỏi, ông Vận đã nói: “Chúng tôi sắp chết hết rồi. Chết vì ô nhiễm. Chúng tôi sinh bệnh chết vì ô nhiễm nhà máy xi măng thải ra, nhà máy rác thải xả, giờ lại thêm rác thải ở thung Cổ Chày. Nước từ thung Cổ Chày chảy xuống khe suối tất cả lại chảy xuống dòng sông Đáy này.

Người dân bức xúc vì bệnh tật do ô nhiễm môi trường.

Không chịu được ô nhiễm cũng như những tác hại nặng nề do rác thải gây ra, hàng trăm người dân 2 thôn Đồng Ao và Đồng Tho đã nhiều lần tập trung phản đối yêu cầu các cơ quan chức năng phải có biện pháp cụ thể.

Bà Chiến một người cao tuổi thôn Đồng Ao bức xúc chia sẻ, nhà máy rác Ba An suốt một thời gian dài gây ô nhiễm. Nhân dân phải vào ăn ở trong đó 3 tháng để phản đối, ngăn chặn không cho đổ rác vào và chở từ nhà máy ra. Vào thời điểm này họ đã ngừng không đốt rác, họ hứa hẹn sớm hoàn thành nhà máy mới và sẽ thông báo cho dân giám sát. Còn trước đây mỗi lần đêm đến họ đốt rác mùi khói khét lẹt, tiếng là nhà máy nhưng họ xử lý rất thủ công chỉ đổ dầu đốt rác. Rác to như quả núi tầng tầng lớp lớp họ đổ dầu lên đốt, rồi ép xuống khói khét suốt ngày đêm dập cũng không dập được. Đến khi người dân kéo lên phản đối họ mới xử lý dập tắt.

Theo bà Chiến, khi dân kêu nhiều thì họ lại mang rác vào trong Cổ Chày để đổ, rác vừa đổ ngày hôm trước đến hôm sau nước chảy xuống đen kịt đến mức các doanh nghiệp gần đây phải kiến nghị thì họ mới ngừng đổ.

“Vừa rồi họp dân chúng tôi phản đối không đồng ý đặt nhà máy rác thải ở Cổ Chày. Vì vị trí nhà máy ở độ cao dốc nước rác chảy xuống dân làng. Mới đây chúng tôi tập thể thôn Đồng Ao có đơn đề nghị dừng việc tiếp tục đưa trở lại rác thải vào thôn Cổ Chày”.

Ô nhiễm bệnh tật người dân ở đây thường mắc phải nhiễm khuẩn do tắm, đa số ca chết liên quan đến bệnh phổi, bệnh gan và đột tử. “Làng tôi đây mỗi năm chết cứ phải vài ba người. Bệnh ủ trong người thì miên man” - ông Vận chia sẻ./.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu Giang: Nhà máy giấy vận hành thử nghiệm, dân kêu cứu vì ô nhiễm
Hậu Giang: Nhà máy giấy vận hành thử nghiệm, dân kêu cứu vì ô nhiễm

VOV.VN -  Nhiều hộ dân ở khu vực gần nhà máy giấy Lee&Man (Hậu Giang) phản ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống.

Hậu Giang: Nhà máy giấy vận hành thử nghiệm, dân kêu cứu vì ô nhiễm

Hậu Giang: Nhà máy giấy vận hành thử nghiệm, dân kêu cứu vì ô nhiễm

VOV.VN -  Nhiều hộ dân ở khu vực gần nhà máy giấy Lee&Man (Hậu Giang) phản ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống.

Dân Hà Nội bức bối với chợ tạm, chợ cóc gây ô nhiễm môi trường
Dân Hà Nội bức bối với chợ tạm, chợ cóc gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Việc xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc là công việc khó khăn, nhưng cần triển khai ngay và cần có sự phân cấp rõ ràng.

Dân Hà Nội bức bối với chợ tạm, chợ cóc gây ô nhiễm môi trường

Dân Hà Nội bức bối với chợ tạm, chợ cóc gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Việc xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc là công việc khó khăn, nhưng cần triển khai ngay và cần có sự phân cấp rõ ràng.

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất đóng cửa các doanh nghiệp xả thải ô nhiễm
Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất đóng cửa các doanh nghiệp xả thải ô nhiễm

VOV.VN - Nguồn nước ở khu vực này chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối là do tảo độc phát triển mạnh vào mùa nắng

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất đóng cửa các doanh nghiệp xả thải ô nhiễm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất đóng cửa các doanh nghiệp xả thải ô nhiễm

VOV.VN - Nguồn nước ở khu vực này chuyển màu đỏ và có mùi hôi thối là do tảo độc phát triển mạnh vào mùa nắng

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép
Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

VOV.VN - Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt.

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

Khánh Hòa: Nước thải Nhà máy ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép

VOV.VN - Nước thải xả ra môi trường của nhà máy đường Khánh Hòa bị ô nhiễm vi sinh gấp 6-7 lần cho phép, đã làm thủy sản của người dân bị chết hàng loạt.

Tiền Giang:Học sinh “kêu cứu” vì bãi rác trước cổng trường gây ô nhiễm
Tiền Giang:Học sinh “kêu cứu” vì bãi rác trước cổng trường gây ô nhiễm

VOV.VN - Cán bộ, giáo viên và gần 300 học sinh của Trường tiểu học Bình Đức, ấp Tân Thuận A, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang  bức xúc vì ô nhiễm

Tiền Giang:Học sinh “kêu cứu” vì bãi rác trước cổng trường gây ô nhiễm

Tiền Giang:Học sinh “kêu cứu” vì bãi rác trước cổng trường gây ô nhiễm

VOV.VN - Cán bộ, giáo viên và gần 300 học sinh của Trường tiểu học Bình Đức, ấp Tân Thuận A, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang  bức xúc vì ô nhiễm