Đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng lãng phí hơn trồng mới

VOV.VN - Kinh phí đánh chuyển gần 1.000 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng đem trồng tại các nút giao thông của ngõ Hà Nội tốn kém hơn so với trồng mới.

Để phục vụ việc thi công dự án đầu tư mở rộng Đường vành đai 3 ngày 18/10 vừa qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã cùng Công ty Cổ phần Beepro- nhà thầu đã tiến hành chặt hạ, đánh chuyển 1.289 cây xanh hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long (Hà Nội).

1.000 cây chủ yếu là xà cừ phải đánh chuyển trồng ven đô.

Nhà thầu Beepro sẽ di chuyển gần 1.000 cây xanh chủ yếu là xà cừ, số còn lại cắt tỉa, sửa tán và chặt hạ một số ít cây sâu, cong. Thời gian di chuyển cây là 6 tháng và cây được chăm sóc tại vị trí trồng mới lâu dài. Cây xanh được đào gốc di chuyển bằng phương tiện thiết bị chuyên dụng  di chuyển trồng mới tại cửa ngõ Hà Nội, cụ thể vị trí các nút giao thông lớn của Thủ đô như: nút giao Tả Hồng- đại lộ Võ Nguyên Giáp, nút giao quốc lộ 5 với quốc lộ 1.

Thành phố đề ra tiêu chí cứu được càng nhiều cây xanh càng tốt. Phía nhà thầu không tiết lộ cụ thể về kinh phí đánh chuyển và ươm trồng gần 1.000 cây xanh kể trên. Tuy vậy, ông Trần Khánh Toàn - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Beepro thừa nhận "kinh phí cho việc di chuyển là rất lớn". Theo ông Toàn chi phí đánh chuyển, chăm sóc cây xanh "vẫn đang hoàn thiện" bởi không phải cây nào cũng giống cây nào, quá trình đánh chuyển sẽ có phát sinh.

Hơn 1 tháng trước, ngày 11/9, tại Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – ga Hà Nội, Ban đường sắt đô thị Hà Nội cũng đã tiến hành dịch chuyển 95 cây đưa về nút giao Vĩnh Ngọc trên đường Võ Nguyên Giáp để trồng và chăm sóc. Chặt hạ 35 cây, cong nghiêng, cụt ngọn, mục gốc, mục thân, già cỗi không đúng chủng loại cây đô thị

Nhiều ý kiến cho rằng việc đánh chuyển trồng lại tốn kém, lãng phí hơn trồng mới.

Từ trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã loại xà cừ ra khỏi danh mục quy hoạch cây xanh đô thị. Ở góc độ kinh tế, việc bỏ ra "kinh phí rất lớn" để  nuôi dưỡng chăm sóc những cây xà cừa này rồi đem trồng ở bên ngoài đô thị hay nút giao thông quốc lộ có quá lãng phí?.

Vào cuối tháng 5 vừa qua,  Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học về việc có nên trồng xà cừ trong đô thị hay không. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 4.000 cây xà cừ

Dù là cây to, tỏa bóng mát nhưng lại rất dễ đổ trong mùa mưa bão nên Hà Nội đang cân nhắc tới việc thay thế hàng xà cừ ven đường bằng loại cây khác.

Tuy nhiên, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội thông tin xà cừ không phải là cây khuyến nghị trồng thêm nhưng cũng không phải cây hạn chế phát triển. Rễ cây nổi, ảnh hưởng nhiều đến hạ tầng kỹ thuật, mỹ quan đô thị và không gian vỉa hè. Hà Nội cũng cần xem xét một số vị trí đặc thù để gìn giữ, bảo tồn xà cừ.

Cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng vấn đề liên quan đến cây xà cừ là cách xử lý như thế nào cho hợp lý và nếu bỏ xà cừ thì thay bằng cây gì cho phù hợp.

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm cuối tháng 6/2017, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết, cây xà cừ đã đánh chuyển trên đường Phạm Văn Đồng không thể trồng lại trên phố do đường kính quá lớn. Số tiền đánh chuyển, ươm trồng 1.000 cây trên đường Phạm Văn Đồng có thể dùng để trồng mới hàng chục nghìn cây khác. Lãnh đạo Thành phố khẳng định phải bỏ chục triệu đồng ra đánh chuyển di dời, chăm sóc một cây, nhưng tới đây chưa biết trồng ở đâu và không thể trồng xà cừ ở các tuyến phố.

Mặc dù việc di chuyển cây tại 2 dự án nêu trên, các đơn vị thực hiện đều  khẳng định chi phí rất lớn nhưng giấu con số cụ thể cho việc di chuyển một cây xanh khiến dư luận nghi ngờ về tính công khai, minh bạch của dự án. Dư  luận cho rằng phải chăng phí đánh chuyển cây xanh là con số khủng, chi phí này có vượt đơn giá thành phố quy định!?.

Nếu Thành phố xét thấy việc chặt hạ cây là cần thiết và chi phí cho việc chăm sóc trồng lại những cây này cao hơn với trồng cây mới thì cũng nên cân nhắc để tránh lãng phí./.

Theo công bố đơn giá duy trì công viên, vườn hoa, dải phân cách; cắt tỉa, chặt hạ, đào gốc, đánh chuyển, trồng cây bóng mát trên địa bàn Hà Nội kèm theo Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND Hà Nội  nêu rõ: đơn giá chặt hạ, cắt tỉa cây xanh đô thị đối với cây xà cừ: hệ số điều chỉnh k = 1,43. Định mức đánh chuyển, chăm sóc cây bóng mát để bảo tồn bằng xe cơ giới tùy theo vị trí vùng và đường kính của cây.  Cụ thể, đối với vùng 1 là gần 3 triệu đồng/cây đối với cây đường kính lớn hơn hoặc bằng 50 cm đối; Chi phí chặt hạ đối với cây đường kính từ  50 cm trở lên là hơn 10,4 triệu đồng/cây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng
Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

VOV.VN - Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm để mở rộng đường Phạm Văn Đồng từ 18/10.

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

Ảnh: 1.300 cây xanh sắp bị chặt hạ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng

VOV.VN - Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm để mở rộng đường Phạm Văn Đồng từ 18/10.

Hà Nội: Đếm ngược ngày di dời 130 cây xanh trên đường Kim Mã
Hà Nội: Đếm ngược ngày di dời 130 cây xanh trên đường Kim Mã

VOV.VN - Hà Nội, hôm nay đã làm công tác cắt tỉa để chuẩn bị di dời hàng cây trên đường Kim Mã.

Hà Nội: Đếm ngược ngày di dời 130 cây xanh trên đường Kim Mã

Hà Nội: Đếm ngược ngày di dời 130 cây xanh trên đường Kim Mã

VOV.VN - Hà Nội, hôm nay đã làm công tác cắt tỉa để chuẩn bị di dời hàng cây trên đường Kim Mã.

Hà Nội bắt đầu chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh dọc đường Kim Mã
Hà Nội bắt đầu chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh dọc đường Kim Mã

VOV.VN -Để thi công tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, 130 cây xanh từ hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc - Kim Mã (Hà Nội) phải đánh chuyển, chặt hạ.

Hà Nội bắt đầu chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh dọc đường Kim Mã

Hà Nội bắt đầu chặt hạ, đánh chuyển 130 cây xanh dọc đường Kim Mã

VOV.VN -Để thi công tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, 130 cây xanh từ hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc - Kim Mã (Hà Nội) phải đánh chuyển, chặt hạ.