Trung Quốc, Nga, Iran và Pakistan tiến tới lập mặt trận thống nhất về Afghanistan

VOV.VN - Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và các nước láng giềng của Afghanistan đã có sự thống nhất trong việc đối mặt với cuộc khủng hoảng về mọi mặt đang bao trùm khắp đất nước Afghanistan sau khi Mỹ rút quân khỏi đây.

Các nhà ngoại giao cấp cao từ 6 quốc gia láng giềng của Afghanistan và Nga đã có cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến tại thủ đô Tehran của Iran hôm 27/10 nhằm nỗ lực thống nhất quan điểm trong vấn đề Afghanistan.

Đại diện đến từ Trung Quốc, Iran, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan ngồi lại với nhau vào thời điểm Afghanistan đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo, kinh tế và an ninh tiềm ẩn.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các quốc gia nêu trên là sự gia tăng của các nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng – nhóm đã đưa ra những lời đe dọa vượt ra ngoài biên giới của Afghanistan.

“Chúng ta nên nhìn nhận một cách tích cực về việc tổ chức kịp thời các cuộc đối thoại thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương với Afghanistan về chống khủng bố”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi các nước hành động thông qua hai cơ chế là Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – liên minh mà 6 nước tham gia cuộc họp hôm 27/10 đều là thành viên.

“Cần phải tạo ra một mặt trận thống nhất chống khủng bố thông qua các cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc và SCO”, ông Vương Nghị nói.

Nhắc lại ý này của ông Vương Nghị trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đồng thời đề nghị sự hỗ trợ của Tổ chức An ninh Hiệp ước Tập thể (SCTO) – một liên minh do Nga dẫn đầu với sự góp mặt của Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có Mỹ, cần gánh vác trách nhiệm chính trong việc khôi phục kinh tế-xã hội của Afghanistan. Theo ông Lavrov, cần phải tăng cường nỗ lực cung cấp hỗ trợ tài chính, kinh tế và nhân đạo cho người dân Afghanistan, và Liên Hợp Quốc nên đóng vai trò điều phối.

Không muốn Mỹ và đồng minh tái can dự vào khu vực

Theo ông Lavrov, Nga đang chuẩn bị gửi hàng viện trợ đến Afghanistan, đồng thời kêu gọi ngăn chặn Mỹ và đồng minh tái triển khai lực lượng ở những nơi khác trong khu vực sau khi họ đã rút khỏi cuộc xung đột kéo dài hai thập kỷ ở Afghanistan.

“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các nước láng giềng của Afghanistan ngăn cản Mỹ và NATO thiết lập sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của họ sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan”, ông Lavrov nói.

Trung Quốc và Nga vẫn luôn tìm cách để bảo đảm rằng các nước trong khu vực là những nước đi đầu trong việc xử lý tình hình đang phát sinh ở Afghanistan – nơi Taliban nhanh chóng giành được chính quyền từ một chính phủ do Mỹ hậu thuẫn sau khi Tổng thống Biden quyết định rút toàn bộ lực lượng khỏi đây.

Chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới công nhận Tiểu vương quốc Hồi giáo mới được Taliban thành lập ở Afghanistan. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và những nước khác đã bắt đầu có động thái can dự với chính quyền non trẻ ở Afghanistan với hy vọng tránh thêm bất ổn.

Khi hỗn loạn nảy sinh sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian đã nêu bật kinh nghiệm của đất nước ông trong cả việc chiến đấu với các chiến binh thánh chiến ở Iraq và Syria cũng như chịu đựng sức ép từ Mỹ khi đương đầu với thách thức mới ở Afghanistan.

“Là một quốc gia nòng cốt trong cuộc chiến chống IS và khủng bố, đồng thời là quốc gia đã phải gánh chịu tổn thất to lớn khi mất đi Tướng Qassem Soleimani cũng như những chiến binh tử vì đạo khác trên còn đường này, Cộng hòa Hồi giáo cùng với các nước láng giềng khác nhấn mạnh sâu sắc mong muốn chống khủng bố”, ông Amir-Abdollahian nói

Bộ trưởng Ngoại giao Iran cũng kêu gọi chính quyền Taliban áp dụng cách tiếp cận thân thiện với các quốc gia láng giềng của Afghanistan và thực hiện những bước đi cần thiết nhằm bảo đảm rằng không có mối đe dọa nào từ Afghanistan đối với những nước láng giềng này.

Ông Amir-Abdollahian bày tỏ hy vọng các bên có thể đưa ra một "bức phác thảo rõ ràng hơn" về thực tế hiện nay ở Afghanistan, những mong muốn của các nước láng giềng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ diễn biến xảy ra ở quốc gia này, đồng thời xây dựng một "lộ trình" cho Afghanistan.

Bộ trưởng Amir-Abdollahian khẳng định Iran ủng hộ việc thành lập một chính phủ toàn diện, trong đó có sự tham gia của của tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo tại Afghanistan, dựa trên đối thoại giữa các nhóm này mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Theo ông, Taliban cần phải đóng vai trò "không thể phủ nhận" trong việc bảo đảm an ninh, chống khủng bố và tôn trọng quyền của các nhóm sắc tộc cũng như tôn giáo, trong đó có phụ nữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ rút khỏi Afghanistan, Iran chưa kịp mừng đã vội lo
Mỹ rút khỏi Afghanistan, Iran chưa kịp mừng đã vội lo

VOV.VN - Iran vui mừng khi người Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan, nhưng việc Taliban tiếp quản Afghanistan ngay lập tức đã tạo ra một loạt vấn đề không dễ giải quyết cho Tehran.

Mỹ rút khỏi Afghanistan, Iran chưa kịp mừng đã vội lo

Mỹ rút khỏi Afghanistan, Iran chưa kịp mừng đã vội lo

VOV.VN - Iran vui mừng khi người Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan, nhưng việc Taliban tiếp quản Afghanistan ngay lập tức đã tạo ra một loạt vấn đề không dễ giải quyết cho Tehran.

Liệu Ấn Độ và Pakistan có thể hợp tác với chế độ Taliban ở Afghanistan?
Liệu Ấn Độ và Pakistan có thể hợp tác với chế độ Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Nếu khéo xử lý về ngoại giao, Ấn Độ và Pakistan có thể đạt được tương tác mang tính xây dựng với chế độ Taliban ở Afghanistan, từ đó góp phần tạo ra ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, có một số trở ngại, nhất là với Ấn Độ.

Liệu Ấn Độ và Pakistan có thể hợp tác với chế độ Taliban ở Afghanistan?

Liệu Ấn Độ và Pakistan có thể hợp tác với chế độ Taliban ở Afghanistan?

VOV.VN - Nếu khéo xử lý về ngoại giao, Ấn Độ và Pakistan có thể đạt được tương tác mang tính xây dựng với chế độ Taliban ở Afghanistan, từ đó góp phần tạo ra ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, có một số trở ngại, nhất là với Ấn Độ.

“Vì sao em không được đi học?”: Giấc mơ nữ sinh Afghanistan bị chôn vùi dưới thời Taliban
“Vì sao em không được đi học?”: Giấc mơ nữ sinh Afghanistan bị chôn vùi dưới thời Taliban

VOV.VN - Giấc mơ và tương lai của nhiều nữ sinh Afghanistan đã bị dập tắt kể từ khi Taliban lên cầm quyền, với việc lực lượng này cấm nữ sinh trung học đến trường.

“Vì sao em không được đi học?”: Giấc mơ nữ sinh Afghanistan bị chôn vùi dưới thời Taliban

“Vì sao em không được đi học?”: Giấc mơ nữ sinh Afghanistan bị chôn vùi dưới thời Taliban

VOV.VN - Giấc mơ và tương lai của nhiều nữ sinh Afghanistan đã bị dập tắt kể từ khi Taliban lên cầm quyền, với việc lực lượng này cấm nữ sinh trung học đến trường.

Rơi vào cảnh khốn cùng, nhiều gia đình tại Afghanistan phải bán con trả nợ
Rơi vào cảnh khốn cùng, nhiều gia đình tại Afghanistan phải bán con trả nợ

VOV.VN - Nhiều gia đình tại Afghanistan đang buộc phải bán con cái để trả nợ khi nền kinh tế nước này gần như đứng trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn, báo Wall Street Journal đưa tin.

Rơi vào cảnh khốn cùng, nhiều gia đình tại Afghanistan phải bán con trả nợ

Rơi vào cảnh khốn cùng, nhiều gia đình tại Afghanistan phải bán con trả nợ

VOV.VN - Nhiều gia đình tại Afghanistan đang buộc phải bán con cái để trả nợ khi nền kinh tế nước này gần như đứng trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn, báo Wall Street Journal đưa tin.

Những thay đổi chiến lược ở Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan
Những thay đổi chiến lược ở Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng ở Afghanistan đã làm chấn động nhiều đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới, khiến họ nghi ngờ về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là đối tác.

Những thay đổi chiến lược ở Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan

Những thay đổi chiến lược ở Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng ở Afghanistan đã làm chấn động nhiều đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới, khiến họ nghi ngờ về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là đối tác.

Các nước láng giềng của Afghanistan sẵn sàng hợp tác với Taliban ở mức độ nào?
Các nước láng giềng của Afghanistan sẵn sàng hợp tác với Taliban ở mức độ nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Pakistan, Trung Quốc và Iran vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan, nhưng cả 3 nước đều có lợi ích nếu làm như vậy.

Các nước láng giềng của Afghanistan sẵn sàng hợp tác với Taliban ở mức độ nào?

Các nước láng giềng của Afghanistan sẵn sàng hợp tác với Taliban ở mức độ nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Pakistan, Trung Quốc và Iran vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan, nhưng cả 3 nước đều có lợi ích nếu làm như vậy.

Ác mộng phụ nữ Afghanistan bị ép kết hôn dưới thời Taliban
Ác mộng phụ nữ Afghanistan bị ép kết hôn dưới thời Taliban

VOV.VN - Phụ nữ Afghanistan hiện đang phải trả giá cho sự lên nắm quyền của Taliban. Nhiều người trong số họ bị ép phải kết hôn với các chiến binh Taliban và chịu cảnh bạo hành trong gia đình, kể cả cưỡng hiếp.

Ác mộng phụ nữ Afghanistan bị ép kết hôn dưới thời Taliban

Ác mộng phụ nữ Afghanistan bị ép kết hôn dưới thời Taliban

VOV.VN - Phụ nữ Afghanistan hiện đang phải trả giá cho sự lên nắm quyền của Taliban. Nhiều người trong số họ bị ép phải kết hôn với các chiến binh Taliban và chịu cảnh bạo hành trong gia đình, kể cả cưỡng hiếp.