Đạo diễn Bỉ kể những chuyện đau lòng về nạn nhân dioxin

(VOV) - Jean- Marc Turine vừa hoàn thành chuyến đi làm phim về các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam

Bộ phim tài liệu mang tên "Chiến tranh và tội ác". Trong suốt 6 tuần, ông và các cộng sự đã đi nhiều nơi ở Hà Nội, Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng để gặp gỡ, phỏng vấn các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin- di chứng do chiến tranh để lại.

“Những câu chuyện không thể chịu nổi…”

Trò chuyện với chúng tôi, ông nhớ lại những câu chuyện, những con người mà ông đã gặp. Rất nhiều hoàn cảnh thương tâm.

Câu chuyện thứ nhất:

“Ở Mê Linh, chúng tôi đến gia đình nọ, gặp một cô gái nhỏ có khuôn mặt xinh đẹp đặc trưng Á Đông, tên là Liên, độ 13-14 tuổi. Mặt thì đẹp, nhưng tay chân cô bé bị biến dạng, không cử động được. Tôi muốn phỏng vấn người thân của cô, một người chị gái cũng rất xinh đẹp, hoàn toàn lành lặn, thông minh. Nhưng người chị gái ấy cứ khóc và không chịu nói gì. Rồi sau đó, ông Tuấn Anh (đạo diễn Lê Tuấn Anh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học TW, thành viên trong đoàn làm phim) đã thuyết phục cô chị ấy rằng, em cần nói ra điều này, nói về câu chuyện đau lòng mà em và gia đình đã phải gánh chịu. Cuối cùng cô ấy cũng chịu trả lời phỏng vấn…

Cô kể về nỗi khổ của gia đình, về sự đau khổ của riêng cô khi mình lành lặn và từ nhỏ lớn lên bên cạnh người em tàn tật. Còn bi kịch hơn nữa khi đứa con 7 tuổi của chính cô lại cũng bị di chứng của dioxin, là trẻ thiểu năng trí tuệ…
Và đó là đoạn phỏng vấn mạnh nhất trong phim này, rất xúc động. Người phụ nữ vừa kể vừa khóc. Vấn đề là, nếu không có những cảnh như thế thì người ta không hình dung được rằng chất độc da cam có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ra sao. Thế hệ thứ hai lành lặn ư? Chớ vội mừng, không có gì đảm bảo là thế hệ thứ 3 lại không bị phát bệnh. Và vì thế, có thể đến thế hệ thứ tư, năm, sáu... di chứng của chất độc da cam/dioxin cũng vẫn còn.

Hậu quả sẽ còn kéo lâu dài. Đến bao giờ? Người ta chưa thể biết !

Đạo diễn Jean-Marc Turine thăm một gia đình nạn nhân

Câu chuyện thứ hai:

“Tôi gặp một nạn nhân 17 tuổi ở Đà Nẵng. Cậu ấy bị bại liệt, chỉ ngồi trên xe lăn, tuy cử động được 2 tay nhưng thân hình méo mó và đôi chân thì bất lực hoàn toàn. Thế mà cậu ấy rất ham học, đã học hết phổ thông trung học. Bằng chiếc máy tính mà một người hảo tâm tặng, cậu học sử dụng thành thạo máy vi tính, với dự định sau này học thêm tin học và sẽ có nghề nghiệp. Cậu ấy đã nuôi bao hy vọng!

Thế nhưng, gần đây, sức khoẻ của cậu ấy không tốt, càng ngày cơ thể càng yếu dần, không thể tiếp tục học, trí não cũng yếu đi. Quá thất vọng, cậu thanh niên viết lên cánh tủ hai chữ "Hận đời"!”

Chúng tôi cảm nhận được nỗi buồn sâu sắc trong giọng nói của Jean Marc Turine. Thông điệp ở đây là: Thế đấy, cậu ấy là một nạn nhân dũng cảm, đã không khuất phục, tìm mọi cách vượt lên hoàn cảnh và tưởng chừng đã làm được điều đó. Rồi thì số phận nghiệt ngã, mà đúng hơn là chất độc dioxin với đầy đủ tính chất giết người của nó, lại giáng cho cậu thêm một đòn chí mạng. E rằng lần này, dù dũng cảm đến đâu, cậu cũng sẽ không còn cơ hội nữa.

Câu chuyện thứ ba:

“Có những chuyện cực kỳ buồn, cực kỳ ấn tượng, mà trước đó tôi không hình dung nổi và tôi chắc không có ở nơi đâu trên thế giới này. Ở A Lưới, tôi gặp một thanh niên người dân tộc Tà Ôi có khuôn mặt đẹp như thiên thần. Bố anh ta từng đi bộ đội và bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.

Trước đây anh ta khỏe mạnh, sống như những người bình thường, còn chạy xe máy đi đó đi đây, rồi bỗng nhiên một ngày kia anh phát bệnh. Anh không còn nhận thức được nữa. Người nhà đưa anh vào một cái cũi làm bằng những thân cây khá to. Anh sống trong đó, ăn ở và vệ sinh trong đó, bà mẹ lau rửa và chăm sóc cho con. Chỉ một thời gian ngắn sau khi phát bệnh, đến nay anh gần như mất trí, chỉ còn biết đến 3 từ: bố, mẹ, thuốc lá…

Người thanh niên đó không phải là nạn nhân duy nhất trong gia đình. Chị gái của anh cũng tàn phế, chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lê.

Thoạt đầu tôi nghĩ: Nếu theo tiêu chí của nền văn minh, không thể cư xử với con người bằng cách nhốt vào cũi như thế! Nhưng sau đó, tôi hiểu rằng gia đình anh chẳng còn lựa chọn nào khác để chăm sóc con mình.

Thật day dứt khi chứng kiến tình thương của những người cha mẹ đau khổ đó, dành cho đứa con dứt ruột đẻ ra của họ. Cũng giống như tình cảnh của bà Thể, một phụ nữ đã hơn 70 tuổi ở Đà Nẵng, hiện phải chăm 2 con, một người bị mất trí, một người bị liệt, do di chứng của chất da cam/dioxin. Nay họ cũng 30-40 tuổi rồi. Bà Thể luôn lo lắng rằng nếu bà chết đi thì cuộc sống của các con sẽ ra sao…


Jean-Marc Turine tại lớp học của các trẻ em- nạn nhân dioxin

“Làm sao để nói lên được thực tế, mà người xem lại không thấy ghê rợn”

Cuộc trò truyện giữa chúng tôi trở nên buồn lặng sau những câu chuyện mà Jean Marc Turine kể. "Thôi, nhiều chuyện buồn quá, để tôi kể một kỷ niệm vui nhé!”- ông chuyển giọng. “Hôm ấy, đoàn làm phim thuê một chiếc thuyền đi dọc sông Hàn, đưa 20 em bé tàn tật, nạn nhân của chất độc da cam/dioxin lên chơi. Mọi người mua hoa quả, bánh trái liên hoan, vui như ngày hội. Mặc dù chuyến đi chơi chỉ kéo dài 2 giờ đồng hồ, nhưng mọi người hát múa cười nói rất vui vẻ. Người Giám đốc Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Đà Nẵng nói rằng, một vài người có thể quên nhưng nhiều người sẽ nhớ mãi chuyến đi chơi ấy như một món quà dành cho họ”.

Khoảng năm 2006, 2007, khi có dịp tận mắt nhìn thấy một số nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, ông đã thực sự quan tâm tới cuộc sống của họ, những người phải chịu quá nhiều đau khổ. Tháng 5/2009, khi phiên toà lương tâm nhân dân diễn ra tại Paris để đòi công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam, ông đã thực hiện một chương trình phát sóng trên radio Bỉ, gây tiếng vang lớn trong xã hội.

Cũng chính vì vậy, khi ông đưa ra đề án về bộ phim tài liệu "Chiến tranh và tội ác" này, Bộ Ngoại giao Bỉ đã ủng hộ và tài trợ kinh phí.

Lần này sang Việt Nam, ông tổ chức một đoàn làm phim 4 người, gồm có ông và 3 người Việt Nam, đó là đạo diễn Tuấn Anh (Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương), người đồng thời sẽ quay phim, một kỹ sư âm thanh tên là Hoà và phiên dịch là thày Công, giảng viên tiếng Pháp của trường ĐH Hà Nội. Sở dĩ chọn toàn cộng sự người Việt, vì ông cho rằng khi vào những ngôi làng ở nông thôn, người bản địa sẽ dễ tiếp cận hơn. Và thực tế đã chứng minh suy luận của ông là đúng. “Có khi tôi đưa ra câu hỏi, ban đầu người ta không trả lời. Nhưng khi đạo diễn Tuấn Anh thuyết phục, họ đã đồng ý trả lời…”

Làm việc ăn ý cùng đạo diễn/quay phim Lê Tuấn Anh

Bản thân ông nhiều lúc rất băn khoăn với việc xử lý những tư liệu đã quay, như hình ảnh anh thanh niên bị nhốt ở trong cũi là một ví dụ. Đạo diễn Lê Tuấn Anh giải thích: “Thông qua câu chuyện này, ta cũng có thể hiểu được sự nhân bản của Jean Marc Turine trong vai trò đạo diễn. Ông muốn tố cáo chiến tranh, nhưng cũng rất thận trọng, không muốn ai đó hiểu sai lệch thực tế”.

Đạo diễn Jean Marc Turine bàn bạc và đề nghị đạo diễn Lê Tuấn Anh quay cận cảnh, đặc tả các nạn nhân, nhưng ông không muốn những cảnh ấy trông ghê rợn, vì nếu thế người xem có thể không chịu nổi, không xem nữa. Đạo diễn Lê Tuấn Anh cho biết: “Khi trao đổi với tôi về việc thể hiện, ông muốn nó khác với các phim đã từng làm trước đây. Ông muốn cách tư duy, biểu đạt thông qua hình ảnh, theo một cách khác. Chúng tôi thống nhất với nhau là chỉ có những phỏng vấn thì đặt chân máy quay, còn toàn bộ các cảnh quay khác, tôi cầm máy quay, sử dụng ánh sáng tự nhiên…”

Jean Marc Turine nói: “Chỉ có ông Tuấn Anh mới đủ cảm xúc, và cái nhìn thẩm mỹ, sự chia sẻ nhiều như thế với nhân vật. Thật dịu dàng, âu yếm các nạn nhân. Quay đặc tả họ, đầu gối, tay, những mảng da sần sùi tróc lở, những đôi mắt kỳ dị… nhưng không gây cho người ta cảm giác ghê sợ. Máy quay chậm rãi vòng từ chân, lên thân hình, cánh tay, da, lên khuôn mặt cực kỳ buồn của họ... Có những cú lia máy chậm rãi dài 2-3 phút. Người xem có lương tâm sẽ thắt lòng vì thương xót đồng loại…”

Đạo diễn Lê Tuấn Anh tiếp lời Jean Marc Turine: “Đây là "bài toán"

Theo lời mời của Làng hữu nghị Việt Nam (Vân Canh- Hà Nội), ông sẽ mang bộ phim sang chiếu ở đây vào ngày 18/3/2013- kỷ niệm 5 năm ngày thành lập làng. Làng Hữu Nghị Việt Nam được thành lập theo nguyện vọng của những người trước đây đã từng có những suy nghĩ và việc làm sai trái đối với Việt Nam, đã thức tỉnh lương tâm, ân hận và muốn được hợp tác góp phần xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân trong chiến tranh trước đây...

khó đối với cả tôi, người lâu năm trong nghề. Nếu không tập trung vào những chi tiết đó thì ấn tượng không đủ mạnh. Nhưng chỉ ra quá nhiều thì khiến khán giả sợ. Vậy đâu là ngưỡng?”

Nỗi đau chiến tranh còn dai dẳng đến bao giờ?

Ông đã bỏ công nghiên cứu nhiều tư liệu về chất dioxin và tác hại của nó. Trò chuyện với chúng tôi, ông đưa ra những số liệu phân tích về tỷ lệ an toàn đối với con người và rằng dioxin trong chất diệt cỏ mà Mỹ rải xuống Việt Nam cao gấp hàng chục lần so với tiêu chuẩn an toàn…

“Hiện người Mỹ đã bỏ ra 54 triệu USD để "trợ giúp" các nạn nhân, nhưng thực ra như vậy làm sao đủ. Những nạn nhân đau khổ, cuộc sống khó khăn, ngay cả vật dụng của họ cũng méo mó, bong tróc, thiếu thốn... Là thế đấy, gia đình có người bệnh tật, phải chăm sóc, còn thời gian đâu để lo làm kinh tế, nên đời sống của họ rất khó khăn. Tất cả những điều đó, thực lòng mà nói, là không thể chấp nhận được!

Nếu thảm hoạ này mà do thiên nhiên gây ra thì đành chịu, nhưng nó do con người gây ra (tôi thật xấu hổ thay cho họ), vậy những con người đó phải làm gì để bù đắp phần nào cho các nạn nhân chứ!. Mà thật ra, dù có chi hàng tỷ hàng tỷ đô la, nhưng chẳng cái gì có thể bồi thường được cho cuộc đời của  các nạn nhân. Chiến tranh, nếu dùng bom đạn thì người ta có thể chết ngay hoặc tàn phế, đã vô cùng đau xót. Nhưng dùng hoá học thì hủy hoại đến biết bao thế hệ!”.

Ông kể, trong một số lần phỏng vấn, đặc biệt với những người nông dân nghèo, trình độ hiểu biết hạn chế, đoàn làm phim hỏi suy nghĩ của họ về tội ác chiến tranh, thì họ chỉ bày tỏ mong muốn được giúp đỡ. “Tôi rất buồn! Những người như thế, họ phải có tiếng nói để tố cáo tội ác và đòi hỏi những kẻ gây ra tội ác phải có trách nhiệm, phải “đòi hỏi” chứ không “cầu xin”. Đó là điều cần thiết tôi muốn nói lên qua bộ phim này. Hiện ở Mỹ, ở Pháp, có những tổ chức có nhiều hoạt động để bảo vệ nạn nhân chất da cam/dioxin, đòi các công ty hoá chất Mỹ phải bồi thường. Những bộ phim như thế này sẽ giúp công chúng nhìn nhận sự việc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh thành Trung tâm khử độc cho nạn nhân dioxin
Khánh thành Trung tâm khử độc cho nạn nhân dioxin

(VOV) -Trung tâm sẽ áp dụng phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý giải độc thông qua đường tiết mồ hôi, tiêu hóa, tiết niệu.

Khánh thành Trung tâm khử độc cho nạn nhân dioxin

Khánh thành Trung tâm khử độc cho nạn nhân dioxin

(VOV) -Trung tâm sẽ áp dụng phương pháp điều trị dựa trên nguyên lý giải độc thông qua đường tiết mồ hôi, tiêu hóa, tiết niệu.

Mỹ phải có trách nhiệm với các nạn nhân dioxin Việt Nam
Mỹ phải có trách nhiệm với các nạn nhân dioxin Việt Nam

Báo Granma (Cuba) kết luận mặc dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng Chính phủ Mỹ cần phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả mà tội ác của họ đã để lại cho người dân Việt Nam

Mỹ phải có trách nhiệm với các nạn nhân dioxin Việt Nam

Mỹ phải có trách nhiệm với các nạn nhân dioxin Việt Nam

Báo Granma (Cuba) kết luận mặc dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng Chính phủ Mỹ cần phải có trách nhiệm giải quyết hậu quả mà tội ác của họ đã để lại cho người dân Việt Nam

Nơm nớp nỗi lo nhiễm dioxin
Nơm nớp nỗi lo nhiễm dioxin

Thông tin về 62 người dân ở 2 quận Thanh Khê và Hải Châu, thành phố Đà Nẵng bị nhiễm dioxin khiến nhiều người sống quanh vành đai sân bay Đà Nẵng hết sức lo lắng.

Nơm nớp nỗi lo nhiễm dioxin

Nơm nớp nỗi lo nhiễm dioxin

Thông tin về 62 người dân ở 2 quận Thanh Khê và Hải Châu, thành phố Đà Nẵng bị nhiễm dioxin khiến nhiều người sống quanh vành đai sân bay Đà Nẵng hết sức lo lắng.

Đưa người nhiễm dioxin ở Đà Nẵng ra Hà Nội tẩy độc
Đưa người nhiễm dioxin ở Đà Nẵng ra Hà Nội tẩy độc

(VOV) - Trong đợt đầu, 24 người sẽ được điều trị. Đợt 2 sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Đưa người nhiễm dioxin ở Đà Nẵng ra Hà Nội tẩy độc

Đưa người nhiễm dioxin ở Đà Nẵng ra Hà Nội tẩy độc

(VOV) - Trong đợt đầu, 24 người sẽ được điều trị. Đợt 2 sẽ bắt đầu vào tháng 10.

Tẩy rửa dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Tẩy rửa dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Đây là dự án đầu tiên trên thế giới dùng công nghệ ISTD/IPTD (giải hấp nhiệt) để xử lý môi trường nhiễm dioxin.

Tẩy rửa dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Tẩy rửa dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Đây là dự án đầu tiên trên thế giới dùng công nghệ ISTD/IPTD (giải hấp nhiệt) để xử lý môi trường nhiễm dioxin.