“Đạo đức báo chí nằm ở ngòi bút”

(VOV) -Ngày 6/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Hà Nội tổ chức Hội thảo đạo đức nghề báo trong khai thác vào xử lý thông tin.

Các tham luận, trao đổi của hội thảo nhấn mạnh đến vai trò vị trí của phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là đạo đức của người làm báo ngày nay.

Ông Kiều Thanh Hùng –Phó Tổng giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội cho rằng, đối với cơ quan báo chí để nâng cao uy tín, thương hiệu không có giải pháp nào khác là xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh vững vàng, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đạo đức trong sáng say mê sáng tạo và cống hiến, kết hợp với đổi mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm theo kịp yêu cầu thực tiễn hội nhập của đất nước, của công nghệ mới toàn cầu.

Ông Hùng cho rằng, chính đội ngũ phóng viên, - những Ong thợ của tờ báo sẽ quyết định thương hiệu của cơ quan báo chí trong xu thế cạnh tranh thông tin quyết liệt hiện nay.

Bàn về đạo đức nghề báo, nhà báo Hoàng Lan – Báo Phụ nữ Thủ đô dẫn lời nhà báo Hà Đăng – nguyên Trưởng ban Văn hóa Trung ương – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản ví nhà báo như người viết sử.

Người viết sử phải luôn nói sự thật, không phải sự thật nào cũng có thể nói ra, nhưng đã nói ra điều gì thì không được sai sự thật. Vậy thì nếu thay ba chữ “người viết sử” thành “người viết báo” thì câu nói trên hoàn toàn giá trị. Người viết báo không phải là người viết sử, nhưng dưới góc độ tôn trọng sự thật thì người viết báo và người viết sử không có bất cứ sự khác biệt nào.

Cho nên theo nhà báo Hoàng Lan, người làm báo khi tác nghiệp, luôn phải tuân thủ Luật Báo chí, nhưng cũng với đó họ phải tuân thẻ theo “luật” lương tâm, là ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Không nên vì chủ quan lơ là một các tặc lưỡi mà cẩu thả trong đăng tin bài.

Để có thể trở thành người cầm bút trung thực, nhà báo luôn phải có đạo đức, có cái tâm trong sáng.

Còn ông Khiêu Quang Bảo- Hội Nhà báo TP Hà Nội, nhân cách, đạo đức của người làm báo nằm ở cây bút. Tất nhiên dính cạm bẫy là điều khó tránh khỏi của nhiều nhà báo kém đạo đức và bản lĩnh. Các chính trị gia cũng chưa phải là thần thánh huống hồ các nhà báo. Họ cũng có những nhu cầu của cuộc sống. Xoay xở kiểu “tham bát bỏ mâm” chạy theo cái lợi trước mắt là điều không đúng với đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ông Bảo cho rằng, cạm bẫy của cuộc sống đó rất nhiều người không sập.

Theo đánh giá của ông Bảo hiện có khoảng 10% nhà báo bị sa ngã và họ phải chịu trách nhiệm. “Tôi không loại trừ những trường hợp thuộc về tai nạn nghề nghiệp. Có điều hãy phân rõ ràng tai nạn nghề nghiệp và những suy thoái đạo đức chứ không oan cho nhà báo lắm. Nếu không phải đa phần nhà báo hiện nay rất tốt. thì sao chúng ta lại có được nền báo chí sáng trong như bây giờ”.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận, trao đổi về kinh nghiệm làm báo cũng như vai trò, vị của người làm báo trong sự phát triển của xã hội ngày nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên