Đặt hàng đào tạo giáo viên: Chưa tìm thấy tiếng nói chung

VOV.VN - Nghị định 116 năm 2020 quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2021, với điểm nhấn là cho phép đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. Tuy vậy, khi triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc từ phía địa phương và nhà trường.

 

Thống kê hàng năm của các địa phương và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy, hiện nay việc thừa - thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó phân bổ ở từng cấp học là khác nhau. Đặc biệt, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới có những môn học mới như Âm nhạc, Mỹ thuật, hoặc từ môn học tự chọn trở thành bắt buộc dẫn đến thiếu hụt một số lượng lớn giáo viên, trong khi không phải địa phương nào cũng có sẵn nguồn tuyển.

Chính vì vậy, phương án đặt hàng đào tạo được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu để cung cấp nguồn tuyển phù hợp. Trong khi các trường sư phạm sẵn sàng đón nhận, chờ “đơn đặt hàng” thì nhiều địa phương chưa thực sự mặn mà với việc đặt hàng đào tạo giáo viên.

TS Nguyễn Văn Tuân, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thủ Đô Hà Nội nêu thực tế: "Trường chúng tôi hiện nay là năng lực là 50% là đào tạo về sư phạm, tức là khoảng 2.000 sinh viên sư phạm 1 năm và hàng năm theo chỉ tiêu giao bộ là chúng tôi được giao từ 700 đến 800. Nhu cầu các địa phương, các tỉnh thì tuyển tuyển dụng giáo viên hàng năm thì rất lớn. Ví dụ như Hà Nội là quân bình 1 năm là từ 4 nghìn đến 5 nghìn, thậm chí có những năm đến 8 nghìn tuyển giáo viên. Tuy nhiên thì hàng năm chúng tôi lại không nhận được giao nhiệm vụ, đấu thầu, đặt hàng của thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh".

Dù Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ về đặt hàng đào tạo giáo viên đã triển khai sang năm thứ 3, song đến nay ngay cả những cơ sở đào tạo sư phạm lớn của cả nước cũng vẫn nhận được rất ít đơn đặt hàng từ địa phương. Là một trong những cơ sở có bề dày truyền thống đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có các ngành đào tạo sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật (là những môn học đang thiếu nhiều giáo viên ở các địa phương), nhưng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cũng không được nhiều địa phương đặt hàng.

"Nhà trường cũng làm việc với các địa phương, tuy nhiên về vấn đề đặt hàng thì các địa phương cũng chưa chủ động trong việc đó. Hàng năm nhà trường tuyển sinh thấy các sinh viên địa chỉ các địa phương thì thường lập danh sách để gửi về cho các địa phương để các địa phương xem nhu cầu mình đặt hàng. Hiện nay cũng có một số tỉnh ở miền núi như Điện Biên, Lai Châu thì có đặt hàng với nhà trường, còn một số tỉnh ở khu vực đồng bằng hay thành phố thì chúng tôi đã có sự thông báo nhưng gửi nhưng cũng chưa chủ động trong vấn đề đặt hàng này", PGS Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng nhà trường nói.

Theo lãnh đạo một số trường sư phạm, Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm là rất tiến bộ, có tác dụng thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Nghị định này có nội dung về việc các địa phương hàng năm phải xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên tại địa phương của từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho năm tuyển sinh, đặt hàng đào tạo…

Thế nhưng, việc xác định nhu cầu tuyển dụng giáo viên luôn là điểm nghẽn ở các địa phương từ trước đến nay đã khiến việc triển khai Nghị định này giữa các trường và địa phương chưa tìm được tiếng nói chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thi tốt nghiệp THPT: Từ đề tham khảo, giáo viên lưu ý cách đạt điểm cao bài thi Toán
Thi tốt nghiệp THPT: Từ đề tham khảo, giáo viên lưu ý cách đạt điểm cao bài thi Toán

VOV.VN - Theo nhiều giáo viên, đề thi tham khảo chỉ mang tính chất tham khảo về cấu trúc đề, không phải là các dạng Toán sẽ thi, như vậy học sinh cần tránh học tủ theo từng dạng câu của đề minh họa. Mức độ đề minh họa là khá nhẹ nhàng nhưng thực tế nhiều năm cho thấy đề chính thức thường khó hơn nhiều, vì vậy học sinh không nên chủ quan.

Thi tốt nghiệp THPT: Từ đề tham khảo, giáo viên lưu ý cách đạt điểm cao bài thi Toán

Thi tốt nghiệp THPT: Từ đề tham khảo, giáo viên lưu ý cách đạt điểm cao bài thi Toán

VOV.VN - Theo nhiều giáo viên, đề thi tham khảo chỉ mang tính chất tham khảo về cấu trúc đề, không phải là các dạng Toán sẽ thi, như vậy học sinh cần tránh học tủ theo từng dạng câu của đề minh họa. Mức độ đề minh họa là khá nhẹ nhàng nhưng thực tế nhiều năm cho thấy đề chính thức thường khó hơn nhiều, vì vậy học sinh không nên chủ quan.

Thi tốt nghiệp THPT: Giáo viên chia sẻ bí quyết đạt điểm cao bài thi tiếng Anh
Thi tốt nghiệp THPT: Giáo viên chia sẻ bí quyết đạt điểm cao bài thi tiếng Anh

VOV.VN - Giáo viên lưu ý, với môn Tiếng Anh, học sinh nên ôn tập thêm từ vựng theo các chủ đề của những bài đọc hay xuất hiện trong các kỳ thi tốt nghiệp. Ví dụ, chủ đề về công nghệ, môi trường, sự đa dạng văn hóa, việc làm... 

Thi tốt nghiệp THPT: Giáo viên chia sẻ bí quyết đạt điểm cao bài thi tiếng Anh

Thi tốt nghiệp THPT: Giáo viên chia sẻ bí quyết đạt điểm cao bài thi tiếng Anh

VOV.VN - Giáo viên lưu ý, với môn Tiếng Anh, học sinh nên ôn tập thêm từ vựng theo các chủ đề của những bài đọc hay xuất hiện trong các kỳ thi tốt nghiệp. Ví dụ, chủ đề về công nghệ, môi trường, sự đa dạng văn hóa, việc làm... 

Bảo đảm chất lượng giáo viên theo yêu cầu chương trình giáo dục mới
Bảo đảm chất lượng giáo viên theo yêu cầu chương trình giáo dục mới

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung mà các thành viên Đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” nêu ra trong phiên họp thứ 2 vừa diễn ra mới đây.

Bảo đảm chất lượng giáo viên theo yêu cầu chương trình giáo dục mới

Bảo đảm chất lượng giáo viên theo yêu cầu chương trình giáo dục mới

VOV.VN - Đó là một trong những nội dung mà các thành viên Đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” nêu ra trong phiên họp thứ 2 vừa diễn ra mới đây.