Đất rừng chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng ảnh hưởng thi công các dự án cao tốc

VOV.VN - Các dự án cao tốc Bắc- Nam, đoạn qua địa bàn từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Khánh Hòa đang vướng mắc vì có đến gần 190 héc ta rừng trồng và rừng tự nhiên chưa được chuyển mục đích sử dụng.

 

Tại tỉnh Phú Yên, diện tích rừng cần chuyển đổi để thực hiện 2 dự án cao tốc Bắc- Nam là Quy Nhơn- Chí Thạnh và Chí Thạnh- Vân Phong tăng thêm gần 90 héc ta, nâng tổng diện tích cần chuyển đổi của tỉnh này lên hơn 176 héc ta. Trong số diện tích rừng phát sinh có cả rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất. Phần diện tích tăng chủ yếu bổ sung phần diện tích đất rừng của 2 mỏ vật liệu đất đắp và 5 bãi đổ thải.

"Mỏ vật liệu xây dựng, bãi thải, khu tái định cư... lúc đầu mình chưa xác định được chính xác, đặc biệt là khi tổng hợp số liệu giới thiệu cho Ban  Quản lý dự án 85 và Ban quản lý dự án 7 có 20 mỏ vật liệu chẳng hạn. Thực tế trong việc làm mỏ vật liệu xây, rất là khó khăn. Đi thỏa thuận đất với người dân rất  khó, sau này,  con số đó, sẽ giảm lại so với số trước đây mình đề xuất", bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết.

Nghị quyết số 273/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng phục vụ 12 dự án cao tốc thành phần, diện tích rừng cần chuyển đổi khoảng 1.050 héc ta; diện tích đất rừng là hơn 1.800 héc ta. Đến nay, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng theo Nghị quyết 273 để bàn giao cho các ban quản lý dự án triển khai thi công. Phần diện tích phát sinh tại 3 tỉnh lên đến gần 190 héc ta cần tiếp tục phải chuyển đổi. Phần phát sinh tăng thêm là rừng tự nhiên, rừng trồng có tuyến chính đi qua hoặc khu vực làm mỏ vật liệu, bãi đổ thải.

Tại tỉnh Bình Định, phát sinh diện tích rừng tự nhiên hơn 12,6 héc ta, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án Hoài Nhơn- Quy Nhơn. Đoạn tuyến này có khối lượng đào đắp rất lớn lên đến hơn 2,6 triệu mét khối, phải tận dụng điều phối đào đắp để tiết giảm chi phí. Tại dự án Vân Phong- Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có hơn 4,2 héc ta rừng nằm trong phạm vi dự án như lại ngoài ranh được chuyển đổi của Nghị quyết 273, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà thầu.

"Ngoài ranh giới, chỉ tăng thêm 4,27 héc ta, số này, có tăng trong tương lai không? Không có gì thay đổi hết. Đồng thời, chúng tôi đã kiểm đếm rồi, làm hồ sơ phương án khai thác rồi, chỉ chờ Nghị quyết của Quốc hội cho phép chung. Ở góc độ địa phương, không nghĩ việc này lâu như thế này. Cuối năm 2023, cứ tưởng kỳ họp đó đã xong rồi. Chúng tôi  mong muốn làm sao sớm được chuyển đổi", ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị.

Dự án cao tốc Bắc- Nam giai đoạn 2 trải dài hơn 720 km qua 12 tỉnh, thành phố, đi qua khu vực điều kiện địa hình khó khăn, địa chất phức tạp. Vì vậy, chỉ đến khi triển khai công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật mới có đầy đủ số liệu địa hình, địa chất, thủy văn. Từ đó, mới tính toán, tối ưu hóa phương án tuyến, giải pháp thiết kế, xác định chính xác phạm vi cần giải phóng mặt bằng, xác định nhu cầu vật liệu, số lượng, vị trí các mỏ vật liệu, bãi đổ thải, quy mô xây dựng tái định cư. Do đó, khi thực hiện dự án đã phát sinh chênh lệch diện tích rừng, đất rừng so với số liệu đã được thông qua tại Nghị quyết số 273.

Vì vậy, vừa qua, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa theo Nghị quyết 273. Trong đó, diện tích rừng các loại 1.492 héc ta, tăng gần 440 héc ta, tại 7 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa. Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải cho biết, đã tính toán đưa ra phương án tốt nhất về kỹ thuật, lợi về kinh tế, đảm bảo mọi điều kiện khi đưa vào khai thác và giảm thiểu việc chiếm dụng diện tích rừng.

"Đoạn Vân Phong Nha Trang còn khoảng 600m đất rừng tự nhiên, cứ để thế thôi. Nếu không vướng mắc đoạn đấy cũng đã  được thảm nhựa giống như các đoạn khác. Đoạn ở tỉnh Bình Định liên quan đến điều phối đào xong đắp, không dám lấy đất ở mỏ để đưa vào đắp mà phải chờ đất đào bên này ra thì mới đưa vào được, chứ không là không kinh tế. Mặc dù diện tích nhỏ nhưng tất cả những diện tích chưa chuyển đổi ảnh hưởng đến cái triển khai thi công dự án. Bộ Giao thông - Vận tải và các điạ phương đều phải làm theo đúng các quy định pháp luật", ông Lâm cho hay.

Tại buổi làm việc với đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong việc chuyển đổi sử dụng rừng, đất rừng cho Dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn Nam Trung bộ. Ông Nguyễn Minh Sơn đề nghị các tỉnh khẩn trương báo cáo cụ thể diện tích đất rừng phát sinh tăng do bố trí làm mỏ, làm bãi thải... Từ đó, Ủy ban Kinh tế Quốc hội kịp thời tham mưu trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết điều chỉnh chủ trương để thực hiện đảm bảo tiến độ các dự án.

"Để điều chỉnh Nghị quyết 273, chúng tôi phải thực hiện khảo sát. Tuy nhiên,  chúng tôi sẽ thẩm tra theo con số chính thức của Tờ trình Chính phủ. Đi khảo sát để cùng bàn cùng với địa phương bàn cách làm, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung đi ngay vào cuộc sống để đảm bảo tiến độ, chất lượng. Xác định sau khi nghị quyết ban hành nếu mà có phát sinh đất thì đề nghị thẩm quyền địa phương pháp lý thì chúng tôi sẽ nghiên cứu hết sức cẩn thận", ông Nguyễn Minh Sơn kiến nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cục Đường bộ VN có "phớt lờ" kiến nghị xem xét phân luồng vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn?
Cục Đường bộ VN có "phớt lờ" kiến nghị xem xét phân luồng vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn?

VOV.VN - Những bất hợp lý, thiếu tính khoa học, không sát thực tiễn khi áp dụng cấm xe trọng tải lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn của Cục Đường bộ Việt Nam đã được 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ ra trước khi ban hành lệnh cấm.

Cục Đường bộ VN có "phớt lờ" kiến nghị xem xét phân luồng vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn?

Cục Đường bộ VN có "phớt lờ" kiến nghị xem xét phân luồng vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn?

VOV.VN - Những bất hợp lý, thiếu tính khoa học, không sát thực tiễn khi áp dụng cấm xe trọng tải lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn của Cục Đường bộ Việt Nam đã được 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ ra trước khi ban hành lệnh cấm.

Chính thức thu phí tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 28/5
Chính thức thu phí tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 28/5

VOV.VN - Kể từ 0h00 ngày 28/5/2024, dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chính thức thu phí sử dụng dịch vụ.

Chính thức thu phí tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 28/5

Chính thức thu phí tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ ngày 28/5

VOV.VN - Kể từ 0h00 ngày 28/5/2024, dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo chính thức thu phí sử dụng dịch vụ.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và Đồng Đăng-Trà Lĩnh
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và Đồng Đăng-Trà Lĩnh

VOV.VN - Ngày 22/5, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và Đồng Đăng-Trà Lĩnh

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và Đồng Đăng-Trà Lĩnh

VOV.VN - Ngày 22/5, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.