Đào tạo nhà báo ở Đan Mạch và Thụy Điển

VOV.VN - Việc đào tạo được“quy định hóa” và trở thành “quyền lợi và trách nhiệm” của tất cả các nhà báo.

Ở Đan Mạch và Thụy Điển, hằng năm mỗi nhà báo được quyền tham gia ít nhất một khóa học (ngắn nhất là 7 ngày/khóa) tại một trong các trung tâm đào tạo của Hội nhà báo hoặc của một trường đại học báo chí, truyền thông nào đó. Điều này được quy định trong hiến chương của Liên đoàn các nhà báo. Chính vì vậy, dù nhà báo có thâm niên 20 năm hay nhà báo mới được tuyển dụng đều có quyền và nhiệm vụ được đào tạo như nhau.

Và nói cách khác thì dù muốn hay không, hằng năm các nhà báo bắt buộc phải dành ít nhất 7 ngày để tham gia các khóa đào tạo tại chức tại các trung tâm đào tạo báo chí của Hội nhà báo hoặc các trường đào tạo báo chí.

Lớp đào tạo kỹ năng làm tin bằng smartphone tại Trung tâm đào tạo báo chí tại chức ở Đan Mạch

Để bảo đảm thực hiện được điều này, các ông chủ báo phải đóng tiền thường niên cho Quỹ Giáo dục báo chí (Media Industry Educational Fund). Các trường báo chí nhận được tiền đào tạo từ quỹ này và một phần từ nguồn hỗ trợ của chính phủ. Nếu chủ báo không đóng tiền cho quỹ thì khi nhà báo tham gia khóa học, tòa báo sẽ phải đóng học phí cao hơn những báo đóng tiền cho quỹ đào tạo này. Tất nhiên, hiệp hội, liên đoàn báo chí luôn tranh đấu để các ông chủ báo phải đóng tiền cho quỹ hằng năm. Và trách nhiệm của các trung tâm đào tạo là gửi đầy đủ catalog giới thiệu các khóa học trong năm tới các cơ quan báo chí và e-mail của tất cả các nhà báo, giới thiệu rộng rãi trên các website.

Việc công khai thông tin này giúp các nhà báo chủ động đòi hỏi quyền được đi học và lựa chọn khóa học phù hợp, tất nhiên trong nhiều trường hợp, các cơ quan báo chí sẽ chỉ định các nhà báo phải học những khóa học theo yêu cầu phát triển của cơ quan mà không theo sự lựa chọn chủ quan của nhà báo. Ví dụ, để đáp ứng nhu cầu phát triển tòa soạn “4 trong 1”, nhiều phóng viên báo in phải theo học các khóa phát thanh, truyền hình, báo mạng và ngược lại. 

Sự phối hợp đào tạo giữa các trường báo chí, các cơ quan báo chí và các hội đoàn báo chí rất chặt chẽ từ việc giới thiệu chương trình các khóa học, tổ chức các lớp đào tạo cho đến đóng góp kinh phí đào tạo. Việc giới thiệu chương trình đào tạo có thể bằng catalog gửi đến các cơ quan báo chí, gửi email thẳng đến các nhà báo, thông báo qua Liên đoàn báo chí… Mục đích của họ là nhằm giới thiệu chi tiết các khóa học để các nhà báo biết mà đòi quyền được đi học. Chẳng hạn, lớp học sử dụng Iphone như một công cụ làm báo đang thu hút rất nhiều nhà báo, kể cả các nhà báo lớn tuổi tham dự.

Ở Đan Mạch, các nhà báo tự do được tham dự các khóa đào tạo do Liên đoàn Báo chí Đan Mạch chịu trách nhiệm tổ chức miễn phí. Kinh phí đào tạo của họ có được từ nguồn cam kết của chính phủ và phí bản quyền xuất bản báo chí.

 Không chỉ đào tạo cho nhà báo, các cơ sở đào tạo báo chí ở Đan Mạch và Thụy Điển còn tổ chức đào tạo cho hai đối tượng không phải là nhà báo. Một là những người đang thất nghiệp muốn tìm cơ hội việc làm trong nghề báo. Họ được chính phủ hỗ trợ kinh phí học nghề trong 6 tuần để tìm việc làm. Hai là những người đang làm những công việc liên quan đến nghề báo như cán bộ truyền thông, nhân viên PR hoặc bất kỳ ai muốn biết hoặc muốn khám phá nghề báo, thậm chí họ dạy cho người nông dân viết báo về nông nghiệp.

Các đài phát thanh, truyền hình, và các cơ quan báo chí ở Đan Mạch và Thụy Điển có đào tạo tại chỗ, nhưng chủ yếu là để thống nhất quan điểm và phổ biến những kỹ năng mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh
VOV trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh

VOV.VN- Sáng 26/11, Hệ Thời sự- Chính trị- Tổng hợp (VOV1) trang trọng tổ chức Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh quân đội.

VOV trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh

VOV trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh

VOV.VN- Sáng 26/11, Hệ Thời sự- Chính trị- Tổng hợp (VOV1) trang trọng tổ chức Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát thanh” cho các tướng lĩnh quân đội.

Chào ông “Chủ nhiệm”
Chào ông “Chủ nhiệm”

VOV.VN -Câu đầu miệng “vừa thực vừa hóm” này thường được các phóng viên Uỷ ban Phát thanh -  Truyền hình Việt Nam dành cho ông Nguyễn Văn Kế.

Chào ông “Chủ nhiệm”

Chào ông “Chủ nhiệm”

VOV.VN -Câu đầu miệng “vừa thực vừa hóm” này thường được các phóng viên Uỷ ban Phát thanh -  Truyền hình Việt Nam dành cho ông Nguyễn Văn Kế.

Thính giả VOV5 biết nhiều về Việt Nam
Thính giả VOV5 biết nhiều về Việt Nam

VOV.VN - Một thính giả VOV5 tâm sự: “Mỗi khi viết thư cho VOV, tôi như đang viết cho một người bạn. Cảm ơn VOV vì 70 năm tận tụy cống hiến...”.

Thính giả VOV5 biết nhiều về Việt Nam

Thính giả VOV5 biết nhiều về Việt Nam

VOV.VN - Một thính giả VOV5 tâm sự: “Mỗi khi viết thư cho VOV, tôi như đang viết cho một người bạn. Cảm ơn VOV vì 70 năm tận tụy cống hiến...”.

VOV2 trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát thanh cho cộng tác viên
VOV2 trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát thanh cho cộng tác viên

VOV.VN - Thành lập từ năm 2008, VOV2 là một trong những Hệ phát thanh trọng yếu với 50 chương trình có nội dung bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội

VOV2 trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát thanh cho cộng tác viên

VOV2 trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát thanh cho cộng tác viên

VOV.VN - Thành lập từ năm 2008, VOV2 là một trong những Hệ phát thanh trọng yếu với 50 chương trình có nội dung bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhà báo Lê Quý - cây cổ thụ của phát thanh đối ngoại
Nhà báo Lê Quý - cây cổ thụ của phát thanh đối ngoại

VOV.VN -Nhà báo Lê Quý là một trong những nhà báo đầu tiên làm công tác tuyên truyền đối ngoại.

Nhà báo Lê Quý - cây cổ thụ của phát thanh đối ngoại

Nhà báo Lê Quý - cây cổ thụ của phát thanh đối ngoại

VOV.VN -Nhà báo Lê Quý là một trong những nhà báo đầu tiên làm công tác tuyên truyền đối ngoại.