Đấu giá biển số xe: Cần hành lang pháp lý rõ ràng

VOV.VN - Biển số xe không nên coi là một loại hàng hóa để mua bán, trao đổi kiếm lời. Vì vậy cần hành lang pháp lý rõ ràng để hoạt động đấu giá biển sổ xe vừa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, vừa đem lại nguồn thu cho ngân sách.

Bộ Công an đã ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá để lấy ý kiến, đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và giới chuyên gia.

Theo dự thảo, biển số xe được đấu giá ngay cả khi người mua biển số chưa có xe, trong đó tại hai địa phương Hà Nội và TP.HCM với mức giá khởi điểm là 40 triệu đồng cho một biển số.

Tuy nhiên đấu giá biển số xe như nào cho khả thi, không để xảy ra tình trạng “ cò” biển đẹp là điều mà nhiều người quan ngại.

Biển số sau đấu giá phải “đi theo người” chứ không "đi theo xe"

Nếu dự thảo trên được thực hiện thí điểm, một số biển số đẹp sẽ được đưa ra đấu giá trực tuyến công khai. Khi đã đấu giá thành công, chủ phương tiện được quyền giữ lại biển số ngay cả khi bán xe và dùng để đăng ký cho một xe khác mang tên mình. Biển số này sẽ "đi theo người" chứ không phải "đi theo xe", ngay cả khi thay đổi địa chỉ nơi thường trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người trúng đấu giá cũng không phải nộp lại biển số. 

Theo dự thảo, việc xác định giá khởi điểm được chia thành 2 vùng: 
- Vùng 1 (Hà Nội và TP.HCM): Giá khởi điểm = 2 lần mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương. Lệ phí này tại Hà Nội và TP. HCM đang ở mức 20 triệu đồng/biển số.
- Vùng 2 (các địa phương còn lại): Giá khởi điểm = 10 lần mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương.

Trên thực tế, dự thảo về việc đấu giá biển số đẹp không phải là vấn đề mới mà đã nhen nhóm ý tưởng thực hiện từ những năm 1993 tới nay. Mới đây nhất, vào năm 2020, Bộ Công an tiếp tục đưa đề xuất trên vào dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự an toàn giao thông (tách từ Luật Giao thông đường bộ) để trình Quốc hội xem xét nhưng chưa được thông qua. 

Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia hoàn toàn ủng hộ việc Bộ Công an đưa biển số xe đẹp ra đấu giá, việc này vừa thỏa mãn được nhu cầu của người dân và vừa có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tiến sĩ Khương Kim Tạo cho biết: Việc đấu giá biển số xe đẹp hoặc cấp biển số xe theo nguyện vọng thì trên thế giới đã làm tư lâu, nhưng ở nước ta vẫn chưa triển khai được trên thực tế. Nếu như ở nước khác, người dân thích một con số nào người ta sẽ mua số đó, chẳng hạn như ngày sinh tháng đẻ, ngày kỉ niệm còn người Việt Nam đa phần vẫn nặng về những số biển tứ quý chẳng hạn như các số 6666, 8888, 9999. Ở nước ngoài, khi lựa chọn biển số thì cơ quan chức năng thu một khoản phí cao hơn khi cấp biển số bình thường, khi nào có nhiều người cùng đăng ký một biển số thì mới đưa ra đấu giá. Biển số đã được cấp theo cá nhân suốt đời và không được trao đổi, mua bán. 

Theo ông Khương Kim Tạo, Việt Nam nên tính tới việc sau khi cấp biển số, nếu người sở hữu biển số chưa có xe, chưa sử dụng biện số đó sẽ phải trả phí duy trì hàng tháng và cũng nên quy định thời gian được giữ biển là bao lâu khi chưa có xe để tránh tình trạng mua đi bán lại biển số hoặc trục lợi biến tướng thành dịch vụ kinh doanh biển số xe.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông luật cũng hoàn toàn ủng hộ việc đấu giá biển số xe vì nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhiều người. Ở Việt Nam người dân thường có tâm lý thích biển số xe đẹp và sẵn sàng bỏ ra số tiền không nhỏ để sở hữu biển số đó, tượng trưng cho địa vị xã hội, sự may mắn của người Châu Á. Đây là việc làm mang lại lợi ích cho nhà nước và cho cả người dân.

Tuy nhiên, theo luật sư Diệp Năng Bình cần áp dụng các quy định tại luật đấu giá tài sản để áp dụng vào đấu giá biển số xe và có sự điều chỉnh bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với việc đấu giá biển số xe. Hình thức đấu giá cũng cần công khai minh bạch về đặt cọc, giá khởi điểm, mức giá, đồng thời nâng các chế tài cấm tham gia có thời hạn hoặc vô thời hạn đối với những người trúng đấu giá nhưng không thanh toán, chấp nhận bỏ cọc. 

Tiến sĩ Khương Kim Tạo cũng đề xuất: Không nên coi biển số xe là tài sản để mua đi bán lại, điều này sẽ có thể tạo ra bất cập chẳng hạn như phát triển thị trường mua bán trao đổi biển số. Để có thể mang lại nguồn thu ngân sách cho nhà nước thì chúng ta có thể nghiên cứu đến việc cùng một biển số xe có thể có các đầu chữ cái khác nhau. Chẳng hạn biển xe tứ quý 6666 thì có thể có 26 biển số ứng với A,B,C,D,E,F.... Mục đích của việc cấp biển số xe là để cơ quan chức năng quản lý xe chứ không phải để mua bán trao đổi, vì vậy theo ông Tạo có thể gắn biển số đó với mã số định danh của mỗi cá nhân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý nhà nước về phương tiện giao thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên cho phép chuyển nhượng, tặng cho biển số xe trúng đấu giá?
Có nên cho phép chuyển nhượng, tặng cho biển số xe trúng đấu giá?

VOV.VN - "Người trúng đấu giá được giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình”, tuy nhiên liệu chủ sở hữu có được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đối với biển số xe đó?

Có nên cho phép chuyển nhượng, tặng cho biển số xe trúng đấu giá?

Có nên cho phép chuyển nhượng, tặng cho biển số xe trúng đấu giá?

VOV.VN - "Người trúng đấu giá được giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình”, tuy nhiên liệu chủ sở hữu có được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đối với biển số xe đó?

Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe, giá khởi điểm 40 triệu đồng
Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe, giá khởi điểm 40 triệu đồng

VOV.VN - Bộ Công an vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Theo đề xuất, khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu (còn gọi là biển số đi theo người).

Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe, giá khởi điểm 40 triệu đồng

Bộ Công an đề xuất đấu giá biển số xe, giá khởi điểm 40 triệu đồng

VOV.VN - Bộ Công an vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Theo đề xuất, khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu (còn gọi là biển số đi theo người).

Đặc điểm nhận biết một số biến thể xe tăng T-72
Đặc điểm nhận biết một số biến thể xe tăng T-72

VOV.VN - Là phiên bản xe tăng ra đời với giải pháp tình thế, nhằm đáp ứng yêu cầu số lượng lớn của cuộc chạy đua vũ trang Xô-Mỹ trong thời kỳ đỉnh điểm chiến tranh Lạnh. Xe tăng T-72 từ kẻ "đóng thế" trở thành biểu tượng sức mạnh của Lục quân Liên Xô và hiện là xương sống của lực lượng xe tăng Nga.

Đặc điểm nhận biết một số biến thể xe tăng T-72

Đặc điểm nhận biết một số biến thể xe tăng T-72

VOV.VN - Là phiên bản xe tăng ra đời với giải pháp tình thế, nhằm đáp ứng yêu cầu số lượng lớn của cuộc chạy đua vũ trang Xô-Mỹ trong thời kỳ đỉnh điểm chiến tranh Lạnh. Xe tăng T-72 từ kẻ "đóng thế" trở thành biểu tượng sức mạnh của Lục quân Liên Xô và hiện là xương sống của lực lượng xe tăng Nga.