Đầu năm, doanh nghiệp điện tử tuyển dụng "khủng" với hơn 42.000 chỉ tiêu

VOV.VN - Tại phiên giao dịch việc làm kết nối 10 tỉnh, thành phố phía Bắc, ngành nghề dẫn đầu bảng về nhu cầu tuyển dụng là sản xuất điện tử, với 42.135 chỉ tiêu, tiếp đến là may mặc, sản xuất nhựa, kinh doanh, công nhân xây dựng, cơ khí-hàn, thợ vận hành máy, bán hành, thu ngân, kế toán kiểm toán, phiên dịch…

Hôm nay (9/2), Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Kạn, Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, chương trình được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhu cầu tuyển dụng lao động phù hợp; cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động, học viên, sinh viên và các đơn vị, doanh nghiệp.

Tại phiên giao dịch việc làm online, tổng số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng là 158 với 55.759 chỉ tiêu. Trong đó Bắc Giang là địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với 44.789 chỉ tiêu, tiếp đến là các địa phương như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình đều có nhu cầu tuyển dụng trên 2.400 lao động.

Đáng chú ý, sau Tết, các doanh nghiệp chủ yếu có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ phổ thông với 54.100 chỉ tiêu, chiếm 97%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ 900 chỉ tiêu, chiếm 2% và 759 lao động có trình độ trung cấp, tương đương với 1% trong số tổng chỉ tiêu tuyển dụng.

Ông Vũ Quang Thành cũng cho biết, hầu hết các vị trí việc làm có mức lương phổ biến từ khoảng 10-15 triệu đồng (27,561 vị trí, tương đương 49%), 19% các vị trí có mức lương từ 15 triệu trở lên, 16% các vị trí có mức lương từ 7-10 triệu, 11% các vị trí có mức lương từ 5-7 triệu và chỉ 5% vị trí tuyển dụng có mức lương thỏa thuận.

Ngành nghề dẫn đầu bảng về nhu cầu tuyển dụng trong phiên giao dịch lần này là sản xuất điện tử, với 42.135 chỉ tiêu, tiếp đến là may mặc, sản xuất nhựa, kinh doanh, công nhân xây dựng, cơ khí-hàn, thợ vận hành máy, bán hành, thu ngân, kế toán kiểm toán, phiên dịch…

Tính riêng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vị việc làm thành phố cho biết, có 38 doanh nghiệp tham gia, với 1.139 chỉ tiêu tuyển dụng. Trong đó, có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3%), còn lại, 52,7% thuộc các lĩnh vực thương mại-dịch vụ, xây dựng, giáo dục…

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ tới 57% với 650 lao động; lao động có trình độ trung cấp-công nhân kỹ thuật có 259 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 22,7%; lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có 230 lao động, chiếm tỷ lệ 20,3%.

Mức thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 22% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng chiếm 42,3%, dành cho các vị trí việc làm ổn định như: Kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, nhân viên kỹ thuật có tay nghề. Mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng chiếm 25%, dành cho lao động chưa có tay nghề, sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ… Còn lại là mức thu nhập do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Tết, những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao?
Sau Tết, những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

VOV.VN - Theo thống kê, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn đầu năm 2023 như: Vận tải - logistics; Dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng; Công nghệ - thông tin...

Sau Tết, những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

Sau Tết, những ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

VOV.VN - Theo thống kê, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn đầu năm 2023 như: Vận tải - logistics; Dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng; Công nghệ - thông tin...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão
Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão

VOV.VN - Năm 2023, do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục, chỉ ít hơn dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2 ngày.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão

Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão

VOV.VN - Năm 2023, do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục, chỉ ít hơn dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2 ngày.

Phát triển thị trường lao động - phòng ngừa tranh chấp phát sinh
Phát triển thị trường lao động - phòng ngừa tranh chấp phát sinh

VOV.VN - Năm 2023 dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn tiếp tục có những khó khăn, thách thức nhất định ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động.

Phát triển thị trường lao động - phòng ngừa tranh chấp phát sinh

Phát triển thị trường lao động - phòng ngừa tranh chấp phát sinh

VOV.VN - Năm 2023 dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn tiếp tục có những khó khăn, thách thức nhất định ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động.

Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ tiền lương vẫn diễn ra
Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ tiền lương vẫn diễn ra

VOV.VN - Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ lớn tiền lương, BHXH của người lao động vẫn diễn ra.

Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ tiền lương vẫn diễn ra

Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ tiền lương vẫn diễn ra

VOV.VN - Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ lớn tiền lương, BHXH của người lao động vẫn diễn ra.